1. Giới thiệu về các sản phẩm OCOP tại tỉnh Tiền Giang
Chương trình OCOP - “Mỗi xã một sản phẩm”, là mô hình được Việt Nam học tập từ phong trào “Mỗi làng một sản phẩm của Nhật Bản” từ thập niên 70 của thế kỷ XX, nhằm gắn kết được các hoạt động sản xuất với chế biến, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm. Tỉnh Tiền Giang nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có ưu thế phát triển kinh tế nông nghiệp. Tiền Giang đã bắt đầu thực hiện Chương trình OCOP từ năm 2019 và dần đạt được thành tựu nhất định. hát triển sản phẩm OCOP tăng dần qua từng năm. Cụ thể, năm 2019 chỉ có 04 sản phẩm được công nhận, năm 2020 công nhận 25 sản phẩm, năm 2021 có 69 sản phẩm được công nhận và nâng hạng 01 sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao. Tính đến tháng 10 năm 2023 toàn tỉnh có 208 sản phẩm đạt chuẩn OCOP: gồm 95 sản phẩm 4 sao và 125 sản phẩm 3 sao; 12 sản phẩm cấp huyện đang hoàn chỉnh hồ sơ để ra quyết định công nhận 3 sao; 8 sản phẩm cấp huyện đề xuất cấp tỉnh đánh giá 4 sao. Nhờ đó Chương trình OCOP đã khẳng định được tính thiết thực, hiệu quả, hướng đi đúng đắn, góp phần phát triển thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân. (Theo tiengiang.gov.vn)
2. Lựa chọn nhãn hiệu đăng ký bảo hộ cho sản phẩm OCOP tại Tiền Giang
Các loại nhãn hiệu đăng ký bảo hộ cho các sản phẩm OCOP bao gồm 02 loại hình chính sau:
+ Nhãn hiệu thông thường: Là những nhãn hiệu phổ biến nhất, gắn với sản phẩm, hàng hóa mà chúng ta thường thấy trên thị trường. Nhãn hiệu thông thường bao gồm nhãn hiệu sản phẩm và nhãn hiệu dịch vụ, được sử dụng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau.
+ Nhãn hiệu tập thể: Là nhãn hiệu được đăng ký và sở hữu bởi một tổ chức tập thể. Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể là tổ chức tập thể thành lập theo quy định, thường là một hiệp hội, hợp tác xã, công ty có nhiều chi nhánh ... Nhãn hiệu tập thể được sở hữu bởi một tổ chức và do các thành viên của tổ chức sử dụng và khai thác thương mại, phải tuân thủ theo quy chế sử dụng nhãn hiệu đã thiết lập.
Một số sản phẩm OCOP tiêu biểu của Tiền Giang gồm:
- Sản phẩm của Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Trí Sơn, hạng 04 sao (06 sản phẩm: Nước yến linh chi, Nước yến sâm, Nước yến đông trùng hạ thảo, Tổ yến ăn liền nguyên vị, Sữa chua yến sấy thăng hoa, Bánh flan sấy thăng hoa);
- Sản phẩm của Cơ sở Sản xuất - Thương mại, dịch vụ Quốc tế Dược Vương Cung, hạng 03 sao (03 sản phẩm: Trà gan bôm bốp, Trà cốt vương, Trà Vương Hùng Thảo HP);
- Sản phẩm của Cơ sở sản xuất Long Tuyền Phụng, hạng 03 sao (02 sản phẩm: Cơm rượu Mỹ Tho - Song Tuyền, Nước cơm rượu Mỹ Tho - Song Tuyền);
- Sản phẩm của Cơ sở Loan Thảo, hạng 03 sao (01 sản phẩm: Nem huế đặc biệt);
- Sản phẩm Điểm du lịch Vườn lan Thảo Nguyên, địa chỉ ấp Thới Thạnh, xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, hạng 03 sao;
- Sản phẩm của Công ty TNHH Một thành viên Nông nghiệp công nghệ cao Phú Quý, hạng 03 sao (01 sản phẩm: Đông trùng hạ thảo Phú Quý);
- Sản phẩm của Cơ sở sản xuất Mắm Bà Hai, hạng 03 sao (02 sản phẩm: Mắm tôm chà, mắm ruốc);
- Sản phẩm của Hợp tác xã Chăn nuôi và thủy sản Gò Công, hạng 03 sao (02 sản phẩm: Khô gà cay, Thịt gà chà bông);
- Sản phẩm của Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Nông Việt - Chi nhánh Tiền Giang, hạng 03 sao (03 sản phẩm: Rượu GANOMA REGAL (Dược tửu) 35 độ, Rượu nếp linh chi GANOMA 26 độ, Rượu trái cây CHERIST 10 độ).
3. Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Tiền Giang
Theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền đăng ký nhãn hiệu sẽ thuộc về các cá nhân, tổ chức sau đây:
- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
4. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Tiền Giang
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần bao gồm các tài liệu sau đây:
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu;
- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
- Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
- Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên)..
Trên đây là bài viết về Đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Tiền Giang của Luật Hòa Nhựt. Trường hợp Quý khách hàng cần tư vấn về nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp luật khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các kênh:
Email: gửi yêu cầu dịch vụ qua email: luathoanhut.vn@gmail.com hoặc qua 1900.868644 để được hỗ trợ các vấn đề pháp luật khác.