Bị người khác hack nick facebook và mạo danh để đi lừa tiền thì chủ sở hữu facebook có bị tội gì không?

Luật Hòa Nhựt tư vấn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hình phạt với tội lừa đảo ... theo quy định của pháp luật và sự khác biệt với tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hình sự:

1. Mạo danh để đi lừa tiền thì chủ sở hữu facebook có bị tội gì không?

Thưa luật sư, em bị người khác hack nick facebook và người hack nick facebook kia mạo danh em đi lừa người khác. Bây giờ những người bị lừa kia tìm theo thông tin nick mà em bị hack gọi điện cho em và đe dọa em bắt em phải trả tiền họ.

Giờ em ra báo công an mong công an tìm ra người hack nick em và trả lại cho những người bị hack số tiền mà người hack nick em đã hack của họ thì liệu em có bị tội gì không ?

Mong Luật sư tư vấn giúp em !

Trả lời:

Theo quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự 2015, công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.

Khi bạn phát hiện ních facebook bị hách và có dấu hiệu lừa đảo, bạn có thể tố cáo hành vi này đến cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận, huyện, nơi người đó cư trú. Nếu không xác định được nơi cư trú của người đó và không biết người đó là ai, bạn có thể làm đơn tố cáo gửi Công an quận, huyện, nơi bạn cư trú. Trong đơn tố cáo, bạn cần trình bày rõ nội dung sự việc và gửi kèm các bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo là có cơ sở nội dung tin nhắn qua facebook, số điện thoại, địa chỉ facebook.

Khi đó tùy tính chất, mức độ, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự hoặc xử lý hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 174 Luật hình sự 2015 quy định, Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại....

Về xử phạt hành chính, Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định, người có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng.

Ngoài ra căn cứ theo Điều 73 Nghị định 174/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về cung cấp, sử dụng trái phép thông tin trên mạng như sau:

"1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a)Trộm cắp, chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa hoặc tiết lộ mật khẩu, mã truy cập máy tính, chương trình máy tính của người khác;

b)Trộm cắp, chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, sử dụng hoặc tiết lộ tài khoản, mật khẩu, quyền truy cập vàoứng dụng, dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Trộm cắp, mua bán, trao đổi, tiết lộ, sử dụng trái phép thông tin thẻ tín dụng của người khá

Truy cập bất hợp pháp vào mạng hoặc thiết bị số của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của thiết bị số; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này."

Hình thức tố cáo theo quy định tại Điều 22 Luật tố cáo 2018 :

1. Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

2. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

3. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố.

2. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Câu hỏi: Tôi có chơi 1 trò chơi trên mạng và quen 1 người trên đó, sau vài ngày tôi có ý hỏi mua đồ của người này giá 2 triệu vnđ và đến buổi trưa người đó gọi điện cho tôi bảo tôi chuyển tiền qua thẻ ATM rồi sẽ chuyển đồ cho tôi.

Nhưng tôi chuyển tiền qua thẻ cho người đó rồi mà người đó vẫn không chuyển đồ qua cho tôi, tôi gọi điện cho người đó nhưng người ta không trả lời? Mong các quý luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn Luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.868644.

Trả lời:

Trường hợp trên người bán hàng qua mạng cho anh đã cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 :

"Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

Theo đó để lấy lại số tiền đã bị chiếm đoạt anh có thể trình báo lên cơ quan công an nơi mà anh bị lừa đảo và cung cấp các chứng cứ chứng minh về hành vi trên, cơ quan công an sẽ giúp anh tim lại số tiền trên.

3. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tội lừa đảo và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì có khác nhau hay không ạ? Cảm ơn!

Trả lời:

3.1 Cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó:

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản

- Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản

- Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối

Như vậy, có thể phân biệt với những trường hợp dùng thủ đoạn gian dối khác, chẳng hạn dùng thủ đoạn cân, đong, đo đếm gian dối nhằm ăn gian, bớt của khách hàng hoặc để bán hàng giả để thu lợi bất chính thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội lừa dối khách hàng hoặc tội buôn bán hàng giả.

+ Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên

Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Thứ hai, khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác

Thứ ba, mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

3.2 Cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Bộ luật hình sự quy định: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định ở Điều 175 BLHS. Theo đó: Người phạm tội nhận được tài sản thông qua hình thức vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng. Sau đó dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

Hoặc người phạm tội nhận được tài sản thông qua vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng. Sau đó sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Lỗi là lỗ cố ý. Người phạm tội mong muốn chiếm đoạt tài sản mặc dù biết đó là hành vi sai trái nhưng vẫn thực hiện.

4. Bị lừa bán đất làm sao để đòi quyền lợi?

Thưa luật sư, xin hỏi: Cách đây mấy hôm gia đình tôi đã bị lừa khoản tiền 145 triệu đồng của tên B quê ở BL hắn nói bán đất cho tôi và tôi đã đưa trước cho hắn hơn trăm triệu để hắn lo giấy tờ nhưng sau khi lấy tiền hắn đã bỏ trốn và không liên lạc được. Vậy giờ mong luật sư giúp tôi cách làm đơn gửi đến cơ quan nào được vì tôi chỉ nhớ tên tuổi và quê BL không nhớ nơi cư trú cụ thể, đồng thời có hình của hắn. Giờ tôi nên làm gì?

Trả lời:

Lúc này bạn có thể làm thủ tục tố cáo người đó với cơ quan công an về hành vi người này lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên bạn cần có nhân chứng, bằng chứng như giấy giao nhận tiền, băng ghi âm, ghi hình về việc người đó xác nhận có lấy tiền của bạn,... và thông tin cá nhân như số tài khoản, tên, địa chỉ,...

Để thực hiện việc tố cáo, cần có trình tự tố cáo được quy định theo Luật tố cáo như sau:

Khi làm đơn, người tố cáo phải làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền qua đường bưu điện hoặc đến trực tiếp cơ quan.

Trong đơn tố cáo cần có nội dung chính gồm:

+ Tên cơ quan nhận đơn;

+ Họ, tên, địa chỉ của người tố cáo;

+ Họ, tên, địa chỉ của người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại (nếu có);

+ Họ, tên, địa chỉ của người bị tố cáo;

+ Họ, tên, địa chỉ của người có quyền và nghĩa vụ liên quan;

+ Nêu rõ hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo; những vấn đề cụ thể yêu cầu cơ quan tiếp nhận Đơn tố cáo giải quyết và các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc tố cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Trân trọng.

5. Tội lừa đảo và lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi có vay tiền của 1 người bạn để làm ăn nhưng do kinh doanh thất bại đến hẹn không trả được. Sau đó anh ấy bắt tôi viết một giấy biên nhận. Do quen biết hãng xe Honda tôi có thể mua giúp anh ta 1 chiếc xe máy hiệu SH giá rẻ nên hứa mua giúp anh ta 1 chiếc xe máy SH 150 triệu đồngvà hẹn 1 tháng sẽ giao đầy đủ giấy tờ và xe nếu không tôi sẽ chịu mọi án phí và trách nhiệm trước pháp luật khi anh ta kiện ra tòa, trong lúc tôi viết giấy có camera ghi hình tôi và anh ta. Do không mang theo CMND nên tôi viết đúng tên tuổi nhưng sai địa chỉ và số CMND.

Vậy tôi xin hỏi luật sư khi anh ta kiện ra tòa nói là tôi lừa đảo anh ta mua hộ xe nhưng không mua tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

>>  Luật sư tư vấn luật hình sự gọi số: 1900.868644

 

Trả lời:

Điều 175 Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó, mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm hữu trái phép tài sản của người khác để tạo cho mình khả năng định đoạt tài sản đó một cách gian dối. Đó là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tin là sự thật nên đã tự nguyện giao tài sản cho người có hành vi gian dối để họ chiếm đoạt. Hai dấu hiệu đặc trưng của tội phạm này là hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt.

- Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản:

- Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

- Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.

Lưu ý: thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa gia tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận.

- Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.

- Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên

- Thủ đoạn gian dối bao giờ cũng có trước khi có việc giao tài sản giữa người phạm tội và bị hại thì mới là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu thủ gian dối lại có sau khi người PT nhận được tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tùy từng trường hợp cụ thể, hành vi gian dối đó có thể cấu thành tội che giấu tội phạm hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

-> Tương tự với trường hợp này của bạn, trước khi có hành vi giao kết giữa 2 người bạn của bạn đã xác lập với bạn một hợp đồng vay, do làm ăn kinh doanh thua lỗ, bạn chưa trả được nợ vay. Hành vi giao tiền đã xảy ra trước khi có giao dịch biên nhận mua hộ xe, hơn nữa bên bị hại chủ động đưa ra giao dịch giao kết mua hộ xe như một hình thức trả nợ vay.( Hành vi ham lợi ích, muốn mua xe giá rẻ, có lợi cho mình).

-> Do đó hành vi của bạn chưa cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của bộ luật hình sự.

+ ) Theo luật hình sự tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản được xác định như sau:

"Điều 140Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản."

-> Căn cứ cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Trước hết thứ nhất, bạn vay tiền bạn mình bằng hợp đồng vay mục đích để làm ăn kinh doanh, nhưng do thua lỗ, rủi ro chưa có khă năng chi trả nợ ngay, đó là sự việc ngoài ý muốn. Thứ hai, sau khi đã thực hiện xong hành vi, bạn có ý định trốn tránh, chạy trốn và không trả nợ hay không. Thứ ba, bạn của bạn nộp đơn khởi kiện thì cần cung cấp được chứng cứ hợp pháp cho việc khởi kiện của mình là có căn cứ. Với những thông tin bạn cung cấp chưa đủ bằng chứng chứng minh bạn lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về nguồn chứng cứ bao gồm:

1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

a)Vật chứng;

b) Lời khai, lời trình bày;

c) Dữ liệu điện tử;

d) Kết luận giám định, định giá tài sản;

đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;

g) Các tài liệu, đồ vật khác.

2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

Do vậy, bạn có thể thu thập thêm chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.868644 để được giải đáp. Trân trọng./.