1. Thủ tục đăng ký khai sinh và quyền nuôi con thuộc về ai khi không kết hôn?
Tôi đã tạm thời làm khai sinh cho con và nhập sinh trong khẩu nhà ngoại nên chồng tôi càng thêm khó chịu. Câu chuyện hơi dài dòng và lằng nhằng, nhưng tôi xin phép tóm gọn là mối quan hệ giữa 2 bên gia đình hiện tại không được tốt, chồng tôi cũng thiên về gia đình nên ấn tượng cũng không ra gì với gia đình tôi.
Thậm chí, không tôn trọng và còn có ý nghĩ là gia đình tôi muốn cướp con anh ý. Tôi thì lại có tình cảm và thương chồng, cũng không muốn con tôi đang được hạnh phúc mà lại không có đủ bố và mẹ, lại càng không muốn mất gia đình, hoặc 2 vợ chồng sống với nhau mà nhà nội ngoại không hòa hợp với nhau nên tôi đã nghĩ đủ cách nhằm hóa giải khúc mắc giữa 2 vợ chồng và nếu có thể, hàn gắn lại mối quan hệ thông gia để mọi người đều có thể sống vui vẻ, không phải lo được nọ mất kia.
Chồng tôi cũng hiền lành nhưng một số chuyện lại quá bảo thủ, lại nghe gia đình nhiều hơn là tự bản thân nên dù sai cũng không chịu xin lỗi gia đình tôi, sửa sai và ở giữa làm người hòa giải, lại cứ quan trọng hóa vấn đề, sĩ diện và giữ "cái tôi" quá cao. Tôi có nhiều suy nghĩ không được thoải mái và mong được luật sư giải đáp (những gì tôi thắc mắc chỉ là đề phòng trường hợp không hay xảy ra, vì tôi cho rằng bản thân chồng và gia đình chồng đang có toan tính gì đó không tốt).
1. Tôi chưa có tạm trú hay khẩu trong gia đình anh ý, cũng không đăng ký kết hôn nếu tôi về dưới (nhà tôi ở hà giang, chồng ở sơn tây), gia đình họ làm khó, khăng khăng muốn giữ con tôi lại, không cho tôi ở đó (có thể âm thầm làm giả giấy tờ gì đó của tôi và con nhằm thuận lợi có được cháu bé trên pháp lý, ví dụ như con tôi tên huy nhưng lại đưa ra giấy tờ khác bảo không phải, đấy là con cháu nhà họ, tên khác, thông tin khác, là con nuôi. Đút lót để làm giấy chứng sinh khác, khai sinh của con ở sơn tây) thì tôi phải làm thế nào?
2. Trong giấy chứng sinh của con tôi đặt tên là "Nguyễn Trần Gia Bảo" nhưng mọi người thấy không hay và đi làm khai sinh cho cháu do chưa đăng ký kết hôn, nên phải đặt lại là "Trần Gia Huy". Vậy nếu xảy ra điều không hay như trường hợp "1" thì tôi đưa giấy tờ đó của con tôi ra có hợp lệ không?
3. Chồng tôi cũng có xin ý kiến luật sư, nói không cần giấy tờ gì tôi xin ở địa phương vẫn có thể về dưới đăng ký kết hôn, khẩu của tôi vẫn có thể để tên ở cả nhà nội lẫn ngoại. Vậy có đúng không thưa luật sư?
4. Nếu sau này về ở mà chưa có vấn đề gì, tôi và chồng đăng ký kết hôn, mà họ không nhập khẩu cho tôi thì tôi có ở được không. Chồng muốn bổ sung tên cha và giấy khai sinh cho con tôi thì phải lên hà giang làm hay ở đâu cũng bổ sung được?
Mong được luật sư giải đáp.
Luật sư tư vấn quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn, gọi: 1900.868644
Luật sư trả lời:
1.1. Tranh chấp về việc nuôi con khi cha mẹ không có đăng ký kết hôn
Chị chưa có đăng ký kết hôn, chưa đăng ký hộ khẩu, chưa đăng ký tạm trú ở nhà chồng nên theo quy định của pháp luật thì cha đứa trẻ không phải chồng chị, nên giống như chị nói gia đình nhà chồng có quyền yêu cầu chị đi khỏi nhà họ vì cha đứa trẻ có quyền chứ không có nghĩa vụ sống chung với chị. Còn về việc gia đình nhà nội muốn giữ đứa trẻ thì lúc này xảy ra tranh chấp về việc nuôi con khi cha mẹ không có đăng ký kết hôn. Được thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
"Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn."
"Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con."
Như vậy trường hợp bố mẹ tranh chấp về còn sẽ được xử lý giống như giải quyết trong trường hợp bố mẹ ly hôn. Cụ thể Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:
"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Như vậy lúc này nếu có tranh chấp bạn có thể gửi đơn ra tòa yêu cầu tòa án giải quyết giúp bạn, quyền nuôi con được giải quyết theo nguyên tắc:
Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con để ra quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, trường hợp nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con; con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác.
1.2. Trường hợp gia đình bố bé muốn thay tên cho con thì bắt buộc phải có sự đồng ý của bạn căn cứ theo quy định của Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định:
"Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó."
1.3. Làm thủ tục đăng ký kết hôn, không cần giấy tờ gì của địa phương người vợ đúng sai?
Theo Đièu 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
"Điều 10. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn
Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:
1. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này."
Như vậy trường hợp bạn và chồng bạn khác tỉnh thành phố muốn đăng ký kết hôn ở nơi chồng bạn đang cư trú thì phải nộp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp cho bạn. Chồng bạn nói không cần giấy tờ gì của địa phương bạn là không đúng.
1.4. Hai vợ chồng đã đăng ký kết hôn rồi bạn chưa đăng ký hộ khẩu không vấn đề gì còn chỗ ở của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận được quy định Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được lựa chọn theo nguyên tắc sau:
"Điều 20. Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng
Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính."
Còn bạn muốn làm thủ tục bổ sung thông tin cha trên giấy khai sinh cho con bạn phải làm thủ tục nhận cha con. Căn cứ theo quy định của Luật hộ tịch năm 2014 có quy định:
"Điều 24. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con."
Như vậy bạn có thể lựa chọn nơi cư trú của bố bé, hoặc nơi cư trú của bé để thực hiện thủ tục.
2. Công nhận cam kết không có tranh chấp về quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?
>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi: 1900.868644
Trả lời:
Pháp luật quy định về việc xử lý hậu quả trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tại Điều 14, 15, 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
"Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập."
Theo quy định trên và quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì việc cam kết không có tranh chấp về quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn sẽ phải được Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong hai bên nam, nữ công nhận.
3. Không đăng ký kết hôn giành quyền nuôi con như thế nào?
Sau đó cháu đi học lớp 3 tuổi tại trường mầm non gần nhà tôi. Hơn 1 năm sau vào ngày 21/04/2016 mẹ cháu bé lợi dụng đến thăm con rồi bế con trốn đi khiến tôi không thể chăm lo cho con gái được. Tôi xin hỏi cháu đã nhập khai sinh theo bố là tôi vào tháng 12 năm 2014 thì bây giờ mẹ cháu có làm được làm hộ tịch lại cho con tôi theo hộ tịch của mẹ cháu không? (Cháu được khai sinh theo hộ khẩu của mẹ). Tôi sợ mẹ cháu bé ở quê gia đình mẹ cháu có thể làm lại được hộ tịch cho con gái tôi mà tôi không muốn điều này. Tôi phải làm cách nào để mẹ cháu không thể nhập tịch cho cháu để qua đó phải mang trả lại con gái cho tôi nuôi? Tôi sợ mẹ cháu ở quê ở đó luật pháp nhiều khi không rõ ràng có thể lợi dụng để làm lại hay thay đổi hộ tịch của con gái tôi.
Tôi rất mong sớm nhận được phản hồi giúp đỡ của luật sư để tôi có thể sớm lại được gặp con nuôi con vì điều kiện của tôi lo cho con tốt hơn mẹ của cháu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi:1900.6162
Trả lời:
Để hạn chế tình trạng nhập khẩu 2 nơi, Cơ quan Công an thường xuyên yêu cầu phải có xác nhận cháu bé chưa nhập hộ khẩu vào hộ khẩu của bố( mẹ) hoặc đề nghị mang theo hộ khẩu của bố( mẹ) để xác định chưa nhập hộ khẩu cho con theo hộ khẩu của bố( mẹ). Do bạn đã nhập hộ khẩu cho con theo hộ khẩu của mình và cũng đã được sự xác nhận của mẹ cháu bé. Nên trong trường hợp mẹ cháu bé muốn nhập hộ khẩu cho con theo hộ khẩu của mình thì cơ quan Công an sẽ yêu cầu phải xác nhận cháu bé chưa nhập hộ khẩu theo hộ khẩu của bố, như vậy mẹ cháu bé sẽ không thể nhập hộ khẩu cho con được theo hộ khẩu của mình được. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có những trường hợp đăng ký hộ khẩu thường trú cho con theo hộ khẩu của mẹ mà không cần giấy chứng nhận chưa nhập hộ khẩu theo bố. Bạn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề này. Về việc bạn muốn nuôi con pháp luật quy định vấn đề quyền và nghĩa vụ đối với con trong trường hợp bạn và mẹ của cháu bé không đăng ký kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội như sau:
"Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hônQuyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con."
"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
4. Quyền nuôi con khi cha mẹ không có đăng ký kết hôn?
>> Luật sư tư vấn pháp Luật Hôn nhân và Gia đình, gọi: 1900.868644
Trả lời:
Đối với trường hợp của anh, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
"Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này."
Do đó, về mặt pháp luật, bạn và người cha của con bạn không được coi là vợ chồng.
Dù không phải là vợ chồng nhưng “Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con” (Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Theo đó, Điều 81 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn :
"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".
Theo như thông tin của quý khác hàng cung cấp thì anh và mẹ cháu đang có tranh chấp về quyền nuôi con và không thể đi đến một thỏa thuận thống nhất được. Con gái của anh chị tính đến thời điểm này đã được 32 tháng tuổi (cháu được 20 tháng tuổi thì mẹ cháu bỏ đi và 12 tháng sau tức thời điểm này chị đã trở về). Như vậy căn cứ khoản 3 Điều 81 thì có thể thấy, cháu gái chưa đủ 36 tháng tuổi nên quyền trực tiếp nuôi cháu thuộc về vợ anh, trừ trường người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, tại thời điểm này anh muốn có quyền nuôi, chăm sóc cháu thì buộc phải thỏa thuận được với vợ anh. Nếu khởi kiện ra Tòa án giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con thì quyền này sẽ thuộc về vợ anh, do Tòa án sẽ căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 81 nêu trên trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Anh phải chứng minh được trước Tòa rằng vợ anh không có đủ điều kiện để nuôi cháu thì anh có thể có được quyền nuôi con.
Tuy nhiên, anh có thể đợi đến khi con gái anh đủ 36 tháng tuổi, khi đó anh khởi kiện ra Tòa án để giành quyền nuôi con về mình. Anh chỉ cần chứng minh rằng anh có điều kiện chăm sóc cháu tốt hơn vợ anh thì anh sẽ được Tòa án cho phép trực tiếp nuôi, khả năng anh được Tòa án trao quyền trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con trong trường hợp này là cao hơn.
5. Mẹ có được quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn hay không?
Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân, gọi: 1900.868644
Trả lời:
Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 đã quy định tại khoản 1 Điều 9 như sau:
"1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý."
Như vậy, trường hợp của bạn không đăng ký kết hôn mà chỉ chung sống với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Tòa án sẽ không giải quyết việc ly hôn cho hai bạn. Nếu yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng.
Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ đối với con sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 : "Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con". Theo đó, khoản 2 và khoản 3 Điều 81Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định:
"2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Trước hết Tòa án dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bạn về quyền nuôi con. Trường hợp con của bạn dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp chăm nom, nuôi dưỡng. Nếu bạn không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì có thể tự thỏa thuận với bên kia về việc chăm sóc, nuôi dưỡng , giáo dục con cho phù hợp với lợi ích của con.
Ngoài ra, trường hợp của bạn và người yêu bạn quan hệ tình dục khi chưa đủ tuổi luật định, xét đến độ tuổi của 2 bạn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với "Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi" - theo Điều 145 Bộ luật hình sự 2015.
Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!