Thủ tục đăng ký thương hiệu cho kẹo lạc mới nhất năm 2023

Kẹo lạc là một món ăn đơn giản nhưng rất ngon, thường là món quà rất phù hợp từ những gia định từ khu vực nông thôn. Tuy nhiên, lại không có nhiều thương hiệu nào nổi bật ở trong lĩnh vực này. Do đó, cơ hội để đăng ký một thương hiệu thành công ở đây là rất cao. Hãy cùng Luật Hòa Nhựt nghiên cứu về vấn đề này.

1. Tại sao phải đăng ký thương hiệu cho kẹo lạc

Dù cho kẹo lạc là một thị trường không có nhiều đối thủ cạnh tranh, điều này không đồng nghĩa với việc không có rủi ro cho việc mua bán sản phẩm mà không đăng ký thương hiệu. Điều này đặc biệt đúng khi bạn đã chi rất nhiều chi phí để thiết kế một logo bắt mắt và một sản phẩm có chất lượng cao. Việc bảo hộ sẽ giúp Doanh nghiệp yên tâm trong việc kinh doanh sản phẩm, cũng như làm gia tăng giá trị vô hình của Doanh nghiệp. Các tài sản vô hình, theo thời gian kinh doanh có hiệu quả sẽ tăng lên theo thời gian, thậm chí có thể lớn hơn cả giá trị công ty. 

Ngoài ra, việc đăng ký thương hiệu kẹo lạc cũng giúp các Doanh nghiệp có nguồn thu bị động từ việc li-xăng nhãn hiệu của mình cho các Doanh nghiệp với lĩnh vực kinh doanh khác nhau do Doanh nghiệp nắm giữ Văn bằng bảo hộ lựa chọn. Dĩ nhiên, cách làm này cũng khá rủi ro, trừ trường hợp hai bên có một cách để đảm bảo chất lượng sản phẩm được bán ra mang thương hiệu này. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất được áp dụng bởi gã khổng lồ trong chuỗi cửa hàng ăn nhanh, McDonald. Theo đó, McDonald thành lập một Công ty bất động sản và mua miếng đất các cá nhân tổ chức dự định thành lập các chi nhánh cửa hàng McDonald, sau đó cho các cá nhân tổ chức đó thuê mảnh đất đó. Theo đó, gã khổng lồ và các chi nhánh của họ có một điều khoản theo đó, nếu chất lượng sản phẩm bán ra không đạt tiêu chuẩn do hai bên thỏa thuận ra trong một thời hạn nhất định, McDonald sẽ thu hồi lại Giấy phép thuê. Điều này cho thấy sự quan tâm của công ty này với chất lượng của những bữa ăn của họ và tiếp nhận của người tiêu dùng. Dĩ nhiên, đây là ví dụ hơi cực đoan nhưng đó là mức độ quan trọng của thương hiệu với các công ty hàng đầu thế giơi

2. Phân nhóm cho sản phẩm kẹo lạc

Kẹo lạc là một sản phẩm thuộc dạng "ngách" của thị trường, do đó so với các sản phẩm khác thì số lượng sản phẩm của kẹo lạc trong bảng phân loại hàng hóa quốc tế Nice ít hơn một cách đáng kể. Theo đó, gợi ý của tác giả trong việc phân nhóm cho sản phẩm kẹo lạc là:

Nhóm 30: Kẹo lạc, Kẹo vừng, Kẹo dồi, Mứt (kẹo), bánh ngọt, bánh quy

Nhóm 35: Mua bán bánh kẹo

Lưu ý: Đây chỉ là gợi ý của Công ty Luật Hòa Nhựt dựa trên các văn bằng đã được bảo hộ trước đó. Đây không phải là một ý kiến pháp lý được phê duyệt bởi một luật sư. Quý Khách hàng có nhu cầu hiểu thêm về việc phân nhóm sản phẩm dịch vụ, hãy liên hệ với số điện thoại và email ở phía dưới bài.

3. Hồ sơ đăng ký thương hiệu kẹo lạc

Sau khi phân nhóm, tra cứu nhãn hiệu thì Luật Hòa Nhựt sẽ tiến hành soạn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho nước ép trái cây gồm những tài liệu sau:

- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu bao gồm các thông tin cơ bản của nhãn hiệu, như tên, màu sắc, mô tả, nhóm sản phẩm, dịch vụ.

- Ít nhất 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo: Các mẫu nhãn hiệu này phải được in màu và có độ phân giải cao, do các mẫu này sẽ vừa là cơ sở của việc so sánh với các nhãn hiệu phần hình, cũng như phục vụ việc scan và đăng lên hệ thống dữ liệu quốc gia về Nhãn hiệu

- Chứng từ nộp phí, lệ phí: Luật Hòa Nhựt sẽ thực hiện những vấn đề liên quan đến phí và lệ phí nhằm đảm bảo Quý Khách không phải bận tâm đến bất kỳ vấn đề gì.

- Giấy uỷ quyền: Tài liệu cho phép Luật Hòa Nhựt được đại diện Khách hàng thực hiện các công việc với Cục Sở hữu Trí tuệ nhân danh Khách hàng. Theo quy định của pháp luật chỉ có các Đại diện Sở hữu Công nghiệp được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp phép mới thực hiện được việc ủy quyền này. Công ty Luật TNHH Minh Khuê tự hào là đại diện công nghiệp só 226, và hoàn toàn có đủ quyền và nghĩa vụ để thực hiện việc nộp đơn với tư cách là đơn vị được khách hàng ủy quyền.

4. Thủ tục đăng ký thương hiệu kẹo lạc

Bước 1: Trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho kẹo lạc

Trước khi tiến hành nộp đơn, Quý Khách nên liên lạc với công ty Luật Hòa Nhựt để được tư vấn về những công việc cần thực hiện trước khi nộp đơn. Tại bước này, sau khi Khách hàng cung cấp nhãn hiệu cho Luật Hòa Nhựt, Quý Khách hàng và Chuyên viên sẽ bàn bạc với nhau để xác định sản phẩm dịch vụ để đưa vào Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Tùy vào nhu cầu mà Chuyên viên có thể mở rộng hoặc thu hẹp số lượng các sản phẩm dịch vụ dự định bảo hộ nhằm đảm bảo phù hợp sát nhất với nhu cầu của Khách hàng. 

Bước 2: Nộp đơn tại Cục Sở hữu Trí tuệ

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ cũng như phạm vi bảo hộ dự kiến, Luật Hòa Nhựt sẽ đại diện Khách hàng thực hiện việc nộp đơn tại Cục Sở hữu Trí tuệ. Sau khi đơn được nộp tại khu vực Một cửa, một đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ trải qua các bước sau:

- Thẩm định hình thức: Như tên gọi, việc thẩm định hình thức sẽ nhằm kiểm tra tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về quyền nộp đơn, về đối tượng loại trừ, về việc nộp phí và lệ phí. Sau đó Chuyên viên sẽ ra quyết định đơn có hợp lệ về mặt hình thức hay không. Nếu không phù hợp, chuyên viên sẽ ra Thông báo dự định từ chối đơn hợp lệ về mặt hình thức và yêu cầu chủ đơn sửa lại cho phù hợp.

- Công bố đơn: Sau khi đã có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ về mặt hình thức, đơn sẽ được công bố trên Công báo Sở hữu Công nghiệp để các bên khác được biết trong thời gian 2 tháng kể từ ngày có Quyết định chấp nhận.

- Thẩm định nội dung đơn: Đây là đoạn quan trọng nhất nên thời hạn luật định cũng dài nhất. Ở giai đoạn này, đơn đăng ký Nhãn hiệu được đánh giá các điều kiện bảo hộ theo quy định pháp luật về nhãn hiệu. Các điều kiện bảo hộ đó bao gồm: đối chứng tiềm tàng, khả năng phân biệt tự thân, khả năng phân biệt với đối chứng, các yếu tố có khả năng phân biệt. Việc tra cứu này được thực hiện ở trên phần mềm của Cục Sở hữu Trí tuệ và nổi tiếng là rất phức tạp, nhằm đảm bảo tỷ lệ sai số rất thấp. Do đó, thời gian thực hiện công đoạn này cũng là dài nhất trong số các giai đoạn ở trong bước này.

Bước 3: Nhận kết quả

- Ra Quyết định: Bất luận đơn đăng ký có vượt qua được bước Thẩm định nội dung đơn hay không, một trong hai Quyết định sẽ được đưa ra, chấp thuận hoặc từ chối. Trong trường hợp chấp thuận và đã nộp đủ phí, lệ phí, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ ra Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ, công bố trên Công báo Sở hữu Công nghiệp và ghi nhận vào Sổ Đăng ký quốc gia về Sơ hữu Công nghiệp

- Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, theo quy định pháp luật thì chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng. Luật Hòa Nhựt sẽ đại diện nhận Văn bằng tại Cục và gửi về cho Khách hàng.

5. Ai có quyền đăng ký thương hiệu kẹo lạc

Theo quy định pháp luật hiện hành, có một số cá nhân tổ chức có thể được coi là chủ sở hữu của nhãn hiệu. Theo đó, một cá nhân tổ chức trực tiếp sản xuất ra sản phẩm kẹo lạc này có quyền đăng ký thương hiệu kẹo lạc. Tuy nhiên, trong trường hợp cá nhân tổ chức không trực tiếp sản xuất mà chỉ cung cấp nguồn vốn thì việc đăng ký phải được sự đồng ý của cá nhân tổ chức sản xuất trực tiếp. Ngoài ra, các cá nhân tổ chức thực hiện việc kinh doanh hợp pháp, ví dụ thành lập công ty để lưu thông sản phẩm kẹo lạc, cũng có thể thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm này, với điều kiện là được cá nhân tổ chức trực tiếp sản xuất đồng ý. Qua đó, có thể thấy nhà làm luật công nhận người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm là người nắm giữ quyền đăng ký thực tế, các thực thể còn lại chỉ có thể đăng ký thông qua sự chấp thuận của người nắm giữ quyền đó. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành chưa có quy định nào để bảo vệ những người nắm giữ quyền thực tế này, vì sau khi có sự chấp thuận chuyển giao thì coi là nhãn hiệu đó thuộc về quyền sở hữu của các chủ thể khác. 

Luật Hòa Nhựt xin tiếp nhận yêu cầu tư vấn của quý khách hàng thông qua số hotline: 1900.868644 hoặc email: luathoanhut.vn@gmail.com. Xin trân trọng cảm ơn!

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/thu-tuc-dang-ky-thuong-hieu-cho-keo-lac-moi-nhat-nam-2023-a19115.html