Thủ tục gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ cập nhật mới nhất 2023

Văn bằng bảo hộ là một chứng thư của Cơ quan nhà nước về việc một cá nhân tổ chức đã đăng ký nhãn hiệu thành công. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng không kém liên quan về vấn đề này lại thường ít được quan tâm đến: gia hạn hiệu lực văn

1. Một vài điều về văn bằng bảo hộ

Theo quy định của pháp luật hiện hành, văn bằng bảo hộ là một loại văn bản được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp cho cá nhân, tổ chức nhằm xác lập quyền với một số tài sản, bao gồm: nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch bán dẫn, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng. 

Do đó, trong bối cảnh bài viết này, tác giả sẽ nếu các bước gia hạn thủ tục này một cách chung nhất để có thể phù hợp với 6 loại tài sản này. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là với mỗi một loại tài sản cụ thể, cần có một loại giấy tờ nhất định. Nếu Quý Khách cần biết rõ thêm về vấn đề này, hãy liên lạc với Công ty Luật Hòa Nhựt theo số điện thoại và email ở phía dưới.

Ngoài ra, cần lưu ý sáng chế, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng và thiết kế bố trí mạch bán dẫn không thể gia hạn hiện lực Văn bằng bảo hộ do tính chất của các tài sản này. Theo đó, các nhà làm luật cho phép người sáng tạo và chủ sở hữu các tài sản này quyền độc quyền theo một thời hạn luật định để thu hồi lại công sức đã đưa vào để nghiên cứu tài sản này. Sau thời hạn luật định đó, tài sản đó sẽ thuộc về công chúng. Nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp đứng ngoài trường hợp này là vì 2 tài sản này gắn liền với doanh nghiệp, do đó sẽ là động lực để Doanh nghiệp đầu tư và phát triển sản phẩm nên không thể trao lại cho công chúng được.

Do đó, khi nói về gia hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ, tác giả sẽ tập trung vào việc gia hạn của Nhãn hiệu và Kiểu dáng công nghiệp.

2. Thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gia hạn

Hồ sơ gia hạn, theo quy định của pháp luật bao gồm:

- Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ

- Bản gốc của Văn bằng bảo hộ

- Giấy ủy quyền cho công ty Luật Hòa Nhựt

- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (với quy trình hiện nay thì Cục sẽ duyệt hồ sơ trước rồi mới đưa chứng từ nộp phí, lệ phí)

- Các tài liệu khác cho riêng từng loại tài sản được gia hạn

Bước 2: Thực hiện việc nộp đơn xin gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Sau khi Quý Khách hàng đã chuẩn bị đầy đủ tài liệu theo quy định của pháp luật, Quý Khách tiến hành thực hiện việc nộp đơn tại khu vực Một cửa, và nộp tiền tại phòng Tài vụ. 

Bước 3: Nhận kết quả

Nếu hồ sơ của Quý Khách không có sai sót gì, theo thời hạn luật định là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ ra Quyết định ghi nhận hiệu lực Văn bằng bảo hộ, và gửi Văn bằng bảo hộ mới kèm theo Quyết định đến địa chỉ của Khách hàng đã ghi trong tờ khai.

3. Phí, lệ phí cho việc gia hạn văn bằng bảo hộ

Loại tài sảnPhí gia hạn/duy trì hiệu lựcPhí gia hạn/duy trì hiệu lực muộnThẩm định yêu cầu gia hạnSử dụng văn bằng bảo hộCông bố Quyết định ghi nhận gia hạnĐăng bạ Quyết định gia hạn
Nhãn hiệu50.000 đồng5% lệ phí duy trì/tháng nộp muộn160.000 đồng/văn bằng bảo hộ700.000 đồng/phương án/nhóm120.000 đồng/đơn120.000 đồng/văn bằng bảo hộ
Kiểu dáng công nghiệp50.000 đồng/đơn/2 đơn5% lệ phí duy trì/tháng nộp muộn160.000 đồng/văn bằng bảo hộ700.000 đồng/phương án/nhóm120.000 đồng/đơn120.000 đồng/văn bằng bảo hộ

 

4. Những lợi ích nhận được khi gia hạn văn bằng bảo hộ

Mỗi khi thực hiện việc gia hạn văn bằng bảo hộ, hiệu lực của Văn bằng bảo hộ cho loại tài sản sẽ được kéo dài thêm. Với nhãn hiệu thì thời hiệu được gia hạn thêm sẽ là 10 năm, và có thể gia hạn mãi mãi. Do đó, về mặt lý thuyết, một nhãn hiệu có thể được gia hạn vĩnh viễn. Với kiểu dáng công nghiệp, chủ đơn có thể gia hạn tài sản thêm 5 năm, với việc gia hạn được 02 lần. Tổng lại, thời hạn của một Kiểu dáng công nghiệp có thể lên đến tối đa 15 năm.

5. Một số vấn đề khác

a) Tại sao thời hạn của văn bằng bảo hộ của sáng chế là 20 năm?

Có thể nói vấn đề này là do yếu tố lịch sử và yếu tố kinh tế. Về yếu tố kinh tế, thời hạn trên là thời gian nhà làm luật cho rằng là thời gian phù hợp để người sáng chế và chủ sở hữu bằng sáng chế thu hồi lại được vốn và lợi nhuận sau khi đưa sản phẩm đó ra thị trường. Ngoài ra, điều này còn liên quan đến việc cân bằng quyền lợi giữa người sáng chế và xã hội. Nếu thời gian bảo hộ của một sáng chế quá dài, thì sự sáng tạo sẽ bị hạn chế do bất kỳ bước tiến mới nào có thể "dẫm chân" lên những sáng chế đang có. Tuy nhiên, nếu ngắn quá thì các nhà sáng chế tiềm tàng sẽ không có động lực để tạo ra các sáng chế mới. Do đó, sau hàng trăm năm phát triển của hệ thống Luật Sở hữu Trí tuệ, đây là thời gian có vẻ hợp lý. 

Tuy nhiên, về yếu tố lịch sử, sau 4 cuộc cách mạng công nghiệp của loài người, sự phát triển của công nghệ đã và đang lên tới tốc độ chóng mặt. Lấy ví dụ đơn giản, Anh Quốc vào thế kỷ 19 là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới mất hơn 100 năm để phát triển được hệ thống đường sắt, thì chỉ sau 10 năm thì người Việt Nam đã hoàn toàn chuyển mình từ những chiếc điện thoại bàn nặng nề, 01 chức năng sang những chiếc smartphone nhẹ nhàng, đa chức năng. Do đó, việc bằng sáng chế kéo dài 20 năm đang có khả năng làm cản bước khả năng sáng tạo của các nhà sáng chế trong thời đại mới này. Ngoài ra, các ý tưởng thực sự sáng tạo trong thời kỳ này sẽ chắc chắn tạo nên sức hút cực kỳ lớn, do đó khả năng thu hồi vốn cũng sẽ nhanh hơn so với trước. Do đó nhà làm luật hoàn toàn có cơ sở để rút ngắn thời hạn bảo hộ của sáng chế để phù hợp hơn với thời kỳ mới này. 

Để tổng kết lại, thời hạn 20 năm này cho phép nhà sáng chế và các chủ đầu tư thu hồi lại vốn và lợi nhuận trước khi phải trao trả sáng chế này cho công chúng. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện nay, thời hạn bảo hộ của sáng chế hoàn toàn có thể bị rút ngắn.

b) Tại sao nhãn hiệu lại được gia hạn vô hạn số lần?

Nhãn hiệu là một tài sản đặc biệt trong ngành Luật Sở hữu Trí tuệ. Theo đó, lợi ích tài sản này cung cấp cho Chủ sở hữu có thể nói là "cảm giác thân thuộc của Khách hàng với sản phẩm". Thuật ngữ tiếng Anh cho khái niệm này là "badge of origin", dịch nôm na là chứng nhận cho nguồn gốc. 

Khi Khách hàng nghĩ đến một sản phẩm của nhà sản xuất bất kỳ nào, thì hình ảnh đi kèm sẽ là cái tên, hoặc hình ảnh, hoặc cả hai của một nhãn hiệu đó. Đi kèm với hình ảnh về nhãn hiệu này là một sự chứng nhận vô hình của Khách hàng về chất lượng thường đi kèm với hàng hóa, dịch vụ của Nhà sản xuất đó. Do đó, có thể nói sự nổi tiếng của nhãn hiệu chính là thước đo của sự kỳ vọng của Khách hàng với hàng hóa, dịch vụ này. Chính vì vậy, nhãn hiệu sẽ luôn luôn phải gắn liền với các cá nhân, tổ chức cung cấp các hàng hóa, dịch vụ. Và cũng vì thế, chừng nào doanh nghiệp còn thì nhãn hiệu cũng sẽ còn. Pháp luật hiện nay không những không hạn chế thời hạn doanh nghiệp tồn tại, thậm chí còn cố gắng thúc đẩy sự tồn tại của Doanh nghiệp bằng mọi giá như miễn thuế nếu chứng minh được doanh thu lỗ, cho phép chuyển đổi loại hình để trả nợ hiệu quả, hạn chế trách nhiệm cho loại hình doanh nghiệp, v.v.

Do đó, nhãn hiệu cũng được luật pháp tạo điều kiện để đi song hành cùng doanh nghiệp chừng nào mà doanh nghiệp còn cần nó.

c) Văn bằng bảo hộ có giá trị quốc tế không?

Về mặt lý thuyết, văn bằng bảo hộ chỉ có giá trị theo lãnh thổ quốc gia. Điều này giúp thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tập trung đầu tư vào sản phẩm, cũng như giúp hạn chế sự độc quyền từ các doanh nghiệp xuất phát từ nền kinh tế phát triển trước. Tuy nhiên trên thực tế, với việc kinh tế phát triển sang giai đoạn "thị trường phẳng", việc các doanh nghiệp đa quốc gia đổ bộ vào Việt Nam ngày một thì các lợi thế này cũng không còn giá trị là bao.

Quý Khách có nhu cầu muốn tư vấn về việc sử dụng dịch vụ liên quan đến gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ vui lòng liên hệ đến số điện thoại 1900.868644 hoặc qua email [email protected]

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/thu-tuc-gia-han-hieu-luc-van-bang-bao-ho-cap-nhat-moi-nhat-2023-a19119.html