Trả lời:
Căn cứ quy định của Luật phá sản 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành có thể phân tích như sau:
+) Đối với thủ tục đòi nợ khi doanh nghiệp phá sản:
Đối với trường hợp này, khi chủ nợ muốn đòi nợ doanh nghiệp thì chủ nợ sẽ cần phải có tên trong danh sách chủ nợ thì sẽ được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu tài sản của doanh nghiệp mà chủ nợ muốn đòi không đủ để thanh toán cho tất cả các chủ nợ thì chủ nợ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng cũng như các chủ nợ sẽ chỉ được thanh toán các khoản nợ này sau khi công ty chi trả đầy đủ các khoản như phí phá sản, các khoản nợlương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết vì bản chất của việc phá sản bạn như sau:
Đây là thủ tục được áp dụng khi Doanh nghiệp (hoặc Hợp tác xã) lâm vào tình trạng phá sản. Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có đơn yêu cầu của Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản; chủ nợ; người lao động; chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước; cổ đông công ty cổ phần; hoặc thành viên hợp danh công ty hợp danh và có căn cứ chứng minh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của Toà án mở thủ tục phá sản, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho Toà án, trong đó nêu cụ thể các khoản nợ, số nợ đến hạn và chưa đến hạn, số nợ có bảo đảm và không có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải trả. Kèm theo giấy đòi nợ là các tài liệu chứng minh về các khoản nợ đó. Hết thời hạn này các chủ nợ không gửi giấy đòi nợ đến Toà án thì được coi là từ bỏ quyền đòi nợ. (Điều 51 Luật Phá sản).
- Phí phá sản;
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
- Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.
+) Đối với việc đòi nợ thông thường khi doanh nghiệp không ở trong tình trạng phá sản thì bạn không cần quan tâm đến thứ tự được thanh toán tiền như đối với trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản như ở trên.
Những điều cần lưu ý: đối với trường hợp công ty đang trong tình trạng phá sản thì các chủ nợ sẽ cần phải có tên trong danh sách chủ nợ, cũng như sẽ được thanh toán nợ sau khi công ty chi trả các khoản phí phá sản, các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 hoặc gửi qua email: [email protected] Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/su-khac-nhau-giua-thu-tuc-doi-no-khi-doanh-nghiep-pha-san-va-thong-thuong-a19130.html