Hiện nay người tiêu dùng đang có xu hướng có thiện cảm và ưu chuộng hàng được bày bán trong các siêu thị do siêu thị đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm, chất lượng sản phẩm cũng như được niêm yết giá, đây chính là lợi thế của kinh doanh siêu thị. Việc niêm yết giá giúp cho người tiêu dùng có thể có nhiều lựa chọn tốt hơn về hàng hóa và dễ dàng hơn trong việc thanh toán. Do đó, những loại hình siêu thị ngày càng phát triển tại Việt Nam, sự phát triển này song song việc các chủ doanh nghiệp, chủ siêu thị muốn bảo hộ thương hiệu, logo của mình để đảm bảo cho việc cạnh tranh tránh lành mạnh, tránh bị ăn cắp hay hành vi đạo nhái tên hoặc logo thương hiệu của mình.
Trong chiến lược phát triển kinh doanh, thương hiệu được coi là tài sản trí tuệ quan trọng của một cá nhân, tổ chức vì để xây dựng được thương hiệu riêng của cá nhân, tổ chức cần tốn rất nhiều thời gian và công sức. Thương hiệu giúp nhận diện cá nhân, tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ và nhờ vào đó mọi người có thể biết được rộng rãi đến sản phẩm, dịch vụ của chủ sở hữu thương hiệu. Với ý nghĩa vô cùng quan trọng, thương hiệu của siêu thị là tài sản của siêu thị, giúp người tiêu dùng có thể nhận biết dễ dàng đến các sản phẩm, dịch vụ của siêu thị. Nó cũng tạo nên độ uy tín của siêu thị cho người tiêu dùng. Ngoài ra, nó còn thu hút các khách hàng tiềm năng, người tiêu dùng sẽ có những sự ưu tiên và giới thiệu những khách hàng mới, như vậy siêu thị sẽ có tệp khách hàng riêng, khách hàng trung thành, những đối tác lâu dài và những khách hàng tiềm năng.
Do sự phát triển ngày càng nhiều của siêu thị do đó việc bảo hộ thương hiệu, logo là hoàn toàn cần thiết. Để được bảo hộ, chủ sở hữu cần thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho siêu thị tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Việc bảo hộ sẽ giúp chủ siêu thị tránh những rủi ro, cụ thể:
- Tránh mất quyền sở hữu thương hiệu: Do theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cụ thể là nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, người nộp đơn hợp lệ và có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất sẽ được ưu tiên chấp nhận bảo hộ.
- Ngăn chặn những hành vi sử dụng thương hiệu của mình: Căn cứ tại Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu của thương hiệu được nhà nước bảo hộ hoàn toàn có quyền ngăn cấm các cá nhân, tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu của mình.
- Ngăn chặn những nguy cơ tranh chấp vì sử dụng nhãn hiệu trái phép. Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
- Tránh hành vi sử dụng trái phép ảnh hưởng đến uy tín của siêu thị: cá nhân, tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu để kinh doanh các mặt hàng sản phẩm, dịch vụ khác không rõ nguồn gốc hoặc không đảm bảo vệ chất lượng hàng hóa, dịch vụ khiến cho khách hàng nhầm lẫn về thương hiệu siêu thị.
- Tránh các thiệt hại về kinh tế do thương hiệu bị người khác sử dụng trái phép thu lợi.
Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022 thì các loại nhãn hiệu có thể nộp đơn đăng ký cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam bao gồm:
- Các nhãn hiệu dưới dạng chữ cái, từ ngữ
- Các nhãn hiệu dưới dạng hình ảnh như logo
- Các nhãn hiệu hình ảnh ba chiều
- Các nhãn hiệu thể hiện dưới dạng âm thanh
- Các nhãn hiệu được kết hợp các yếu tố trên
Theo quy tắc phân loại tại Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Nice phiên bản 12-2023 thì siêu thị cung cấp chủ yếu, đầy đủ các nhóm dịch vụ về bán buôn, bán lẻ sẽ thuộc nhóm 35.
Nhóm 35 là nhóm về dịch vụ bán buôn, bán lẻ các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, rau củ quả, trái cây, đồ gia dụng (dụng cụ làm bếp, dụng cụ nấu ăn, tủ lạnh, chế phẩm vệ sinh, móc treo quần áo,...); sản phẩm về quẩn áo, giày dép, mũ nón thời trang, đồ điện tử, văn phòng. Ngoài những sản phẩm được bán buôn, bán lẻ thì còn các dược phẩm, vật tư y tế, dịch vụ tư vấn, quảng cáo,...
Tuy nhiên, một số siêu thị lớn sẽ cung cấp thêm một số dịch vụ khác như dịch cụ cung cấp thực phẩm và đồ uống do nhà hàng thực hiện; nhà hàng ăn uống, dịch vụ cung cấp thực phẩm và đồ uống phục vụ ngành ăn uống công cộng và dịch vụ quán bar; dịch vụ quầy rượu,... Những dịch vụ này sẽ được đăng ký theo Nhóm 43. Tùy theo khả năng cung cấp các dịch vụ của nhà hàng thì sẽ đăng ký theo các nhóm về dịch vụ, cung cấp các dịch vụ nhà hàng, vui chơi, phòng trọ,... hay chỉ cung cấp các dịch vụ về bán buôn, bán lẻ các sản phẩm, hàng hóa. Nhưng để đảm bảo có thể cung cấp đủ các dịch vụ để phục vụ như cầu của người tiêu dùng, các siêu thị có thể đăng ký các nhóm khác phục vụ mục đích kinh doanh, cũng như để đảm bảo khả năng bảo hộ được rộng rãi, tránh các rủi ro về tranh chấp thương hiệu.
Để thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, logo cho siêu thị, người nộp đơn cần chuẩn bị và hoàn thiện các loại giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu tờ khai tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP. Người nộp hồ sơ cần hoàn thiện các nội dung trong tờ khai với số lượng 02 bản (01 bản nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ và 01 bản được Cục đóng dấu tiếp nhận và số đơn đăng ký nhãn hiệu để theo dõi). Lưu ý khi điền các thông tin tại tờ khai đăng ký nhãn hiệu để tránh tình trạng bị ra thông báo về hình thức và nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu:
+ Về mô tả: thực hiện việc mô tả đúng như nhãn hiệu, cần làm rõ đầu đủ các thành phần, yếu tổ tạo nên nhãn và nếu nhãn có tiếng nước ngoài phải nêu thêm nghĩa của nhãn bằng Tiếng Việt;
+ Phân loại nhóm theo đúng quy tắc tại Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Nice phiên bản 12-2023;
+ Một đơn có thể được đăng ký nhiều nhóm hàng hóa/dịch vụ. Tuy nhiên, mỗi đơn thì chỉ được cấp 01 văn bằng bảo hộ cho 01 nhãn và số nhóm đã đăng ký trong đơn.
- Nhãn hiệu được in màu hoặc đen trắng tùy vào màu sắc của nhãn hiệu mà chủ sở hữu muốn thể hiện để đăng ký bao gồm 02 nhãn được dán vào 02 bản tờ khai và từ 05 nhãn dời để nộp kèm theo hồ sơ. Lưu ý về kích thước của nhãn hiệu không nhỏ hơn 2cm x 2cm và không to hơn 8cm x 8cm. Đối với nhãn hiệu âm thanh thì mẫu nhãn hiệu được thể hiện bằng tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó;
- Nếu người nộp hồ sơ không phải chủ đơn hoặc người đại diện của chủ đơn thì cần phải bổ sung thêm Giấy ủy quyền.
- Đối với nhãn hiệu tập thể thì cần có các tài liệu chứng minh như quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; bản thuyết minh về tính chất, chất lương đặc trưng của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý). Ngoài ra cần bổ sung thêm bản đồ xác định lãnh thổ (đối với nhãn hiệu đăng ký bảo hộ và nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
Cá nhân, tổ chức có thể chọn nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho siêu thị qua một trong các hình thức sau:
- Nộp hồ sơ thông qua các tổ chức đại diện Sở hữu trí tuệ: Hiện nay một số công ty được đăng ký dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Người nộp đơn có thể thông qua tổ chức đại diện hợp pháp của mình để đăng ký nhãn hiệu, nhằm được đảm bảo và hỗ trợ tra cứu nhãn hiệu tránh các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn. Đồng thời tránh tình trạng thất lạc công văn, không theo dõi sát sao được đơn đăng ký trong suốt quá trình xác lập quyền.
Trong số các tổ chức đại diện đang hoạt động, Luật Hòa Nhựt là đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp có nhiều kinh nghiệm và có uy tín cao trong triển khai dịch vụ đại diện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế và giải pháp hữu ích tại Việt Nam.
- Nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng dịch vụ công của Cục Sở hữu trí tuệ (Tuy nhiên hiện tại tính năng này vẫn đang phát triển và chưa hoàn thiện).
- Hoặc sau khi chuẩn bị đầy đủ các tài liệu trên, người nộp đơn có thể nộp hồ sơ trực tiếp đến một trong các địa điểm tiếp nhận hồ sơ sau đây:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ có địa chỉ tại: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
+ Nộp hồ sơ tại Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh có địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17-19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1. thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Đây là đơn vị trực thuộc Cục Sở hữu trí tuệ và tiếp nhận các đơn đăng ký bảo hộ tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam sau đó chuyển tất cả các đơn ra Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội để thực hiện các thủ tục khác.
+ Nộp hồ sơ tại văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Đà Nẵng có địa chỉ: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam
Chức năng của các văn phòng đại diện là giống nhau. Tại đơn vị này tiếp nhận các đơn bảo hộ tại khu vực Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Trên đây là toàn bộ bài viết có nội dung liên quan đến thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, logo độc quyền cho siêu thị tại Việt Nam. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký thương hiệu độc quyền hay cần giải đáp thêm các vấn đề thắc mắc, xin vui lòng liên hệ tới 1900.868644 hoặc gửi thư đến địa chỉ email: [email protected] để được hỗ trợ tư vấn và gải đáp.
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/thu-tuc-dang-ky-thuong-hieu-logo-doc-quyen-cho-sieu-thi-moi-nhat-a19167.html