Chấm dứt hợp đồng lao động là chấm dứt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Khi hợp đồng lao động chấm dứt, quan hệ lao động giữa các bên cũng sẽ không còn tồn tại, các bên không phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động.
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 34 Bộ Luật lao động 2019 trong đó có:
- Hết hạn hợp đồng lao động
- Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng
- Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc
- Người lao động chết; bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự...
Theo quy định trên thì về mặt pháp lý nếu hợp đồng lao động hết hạn thì sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào một số trường hợp nên việc hết hạn có thể dẫn đến hậu quả khác. Theo căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật lao động 2019 thì nếu trong thời gian lao động nữ nghỉ thai sản theo khoản 4 Điều 177 Bộ luật lao động 2019 mà hợp đồng hết hạn thì hợp đồn này sẽ chấm dứt trừ khi lao động nữ đớ là thành viên còn nhiệm kỳ của tổ chức đại diện cho người lao động. Như vậy thì pháp luật Việt Nam chỉ quy định bản chất hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Như vậy, hết hạn hợp đồng là căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp, người sử dụng lao động có quyền không ký tiếp hợp đồng lao động. Do đó, người sử dụng lao động không ký tiếp hợp đồng lao động khi đang mang thai là không trái với quy định.
Nhưng ngoài ra, pháp luật Việt Nam vẫn thể hiện sự ưu tiên cho lao động nữ đang trong thời kỳ thai sản, theo đó trường hợp lao động hết hạn thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới. Mặc dù lao động nữ được ưu tiên nhưng cũng tuỳ thuộc vào phía sử dụng lao động có muốn tiếp tục ký hợp đồng không.
Về chính sách thai sản: Theo như trong quy định về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ có quy định về trường hợp chấm dứt hợp đồng, đây là điều luật thể hiện chính sách nhân văn, bảo vệ quyền lợi của lao động nữ trong quan hệ lao động. Do đó, mà trong khoản 1 Điều 137 Bộ Luật lao động 2019 quy định rằng người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ, công tác xa trong trường hợp mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi trừ trường hợp người lao động đồng ý và cũng không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải. Và nội dung này cũng được quy định chi tiết tại khoản 3 Điều 137 Bộ luật lao động 2019: phía bên người sử dụng lao động sẽ không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kết hôn, thai sản...Nhận định vào điều luật này có thể khẳng định rằng trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt với lý do thai sản.
Khi việc thoả thuận giữa người sử dụng lao động và lao động nữ không tiếp tục tái ký hợp đồng lao động mới thì người sử dụng thông báo chấm dứt hợp đồng lao động bằng văn bản cho người lao động và khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động sẽ phải thanh toán những tiền liên quan đến lợi ích của người lao động như tiền lương, trợ cấp thôi việc, Đồng thời phải thực hiên thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và trả lại các giấy tờ cho người lao động quy định chi tiết tại Điều 48 Bộ luật lao động 2019 như sau:
- Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
+ Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
+ Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
+ Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp. hợp tác xã;
+ Do thiên tai, hoả hoạn, địch hoạ hoặc dịch bệnh nguy hiểm. Trong trường hợp được coi là lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
- Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
Ngoài ra thì người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm sau:
- Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
- Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả."
Theo khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ sinh con được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng:
Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là ̉ tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ dưỡng hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng
Trong thời gian này mà hợp đồng lao động hết hạn, việc đóng và hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định theo điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH: "Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội"
Theo đó, nếu hết hạn hợp đồng trong thời gian đang nghỉ dưỡng chế độ thai sản thì người lao động vẫn được tính hưởng bảo hiểm xã hội từ khi nghỉ thai sản đến khi hợp đồng lao động hết hạn. Còn thời gian hưởng thai sản sau khi hết hạn hợp đồng sẽ không được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
Cùng với đó, khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 cũng quy định: "Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động". Như vậy, ngoài việc được tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế đến cho đến khi hết hạn hợp đồng. Còn sau khi hết hạn hợp đồng mà không ký hợp đồng mới, người lao động chỉ được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế đến hết tháng mà người sử dụng lao động báo giảm lao động.
Trên đây là những thông tin pháp lý trong lĩnh vực lao động cụ thể về vấn đề người lao động nữ đang trong thời kỳ thai sản mà hợp đồng lao động hết hạn thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu chấm dứt hợp đồng lao động không?. Ngoài ra Công ty Luật Hòa Nhựt cũng sẽ giải đáp các câu hỏi của quý khách ở các lĩnh vực đời sống và pháp lý khác. Nếu quý khách có thắc mắc xin lòng liên hệ qua tổng đài 1900.868644 hoặc gửi đến email [email protected].
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/hop-dong-lao-dong-het-han-co-quyen-yeu-cau-nld-mang-thai-cham-dut-hdld-khong-a19264.html