Điện áp định mức đầu ra cung cấp cho mạng điện phương tiện thủy nội địa?

Điện áp định mức đầu ra cung cấp cho mạng điện phương tiện thuỷ nội địa cần đúng theo quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn và chất lượng hoạt động của phương tiên, Cùng Luật Hòa Nhựt tìm hiểu rõ hơn nhé

1. Điện áp định mức đầu ra cung cấp cho mạng điện phương tiện thuỷ nội địa là gì?

Điện áp định mức đầu ra được cung cấp cho mạng điện phương tiện thuỷ nội địa thường được thiết kế dựa trên các yếu tố như loại hệ thống điện, kích thước và loại tàu, cũng như các tiêu chuẩn an toàn và quy định cụ thể của từng quốc gia hoặc khu vực. Thông thường, điện áp này thường ở mức khá thấp, thích hợp để sử dụng trong môi trường nước và an toàn cho các thiết bị và người sử dụng.

Ở nhiều nơi trên thế giới, điện áp điện phương tiện thuỷ nội địa thường dao động từ khoảng 110V đến 240V, tuỳ thuộc vào quy định cụ thể của từng quốc gia. Điện áp này thường được tạo ra từ các nguồn điện địa phương hoặc được chuyển đổi từ các nguồn điện lớn hơn thông qua các bộ biến áp.

Việc áp dụng điện áp định mức đầu ra phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của hệ thống điện trên các phương tiện thuỷ nội địa. Điều này cũng giúp đảm bảo rằng các thiết bị điện về hệ thống trên tàu hoạt động ổn định và bền bỉ trong điều kiện môi trường khắc nghiệt trên nước

2. Trị số điện áp định mức đầu ra cung cấp cho mạng điện phương tiện thuỷ nội địa 

Điện áp định mức đầu ra cung cấp cho mạng điện phương tiện thuỷ nội địa được quy địn tại tiết 2.1.2.1 tiểu mục 2.1.2 Mục 2.1 Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 5801-4:2005 như sau:

Điện áp định mức đầu ra cung cấp cho mạng điện phương tiện thuỷ nội địa không được lớn hơn các trị số sau:

- 400V đối với dòng điện xoay chiều 3 pha tần số 50Hz hoặc 440V đối với dòng điện xoay chiều 3 pha tần số 60Hz

- 230 V đối với dòng điện xoay chiều 1 pha tần số 50Hz hoặc 270V đối với dòng điện xoay chiều 1 pha tần số 60Hz

- 230V đối với dòng điện 1 chiều.

Lưu ý: Cho phép dùng điện xoay chiều 3 pha có điện áp cao hơn giá trị nêu trên nhưng không quá 11.000V và chỉ áp dụng đối với tàu công trình, ụ nôi, thiết bị điện chân vịt và các tàu đặc biệt.

3. Các hệ thống phân phối điện cho phương tiện thuỷ nội địa

Hệ thống phân phối điện cho phương tiện thuỷ nội địa được sử dụng là các hệ thông được quy định tại tiết 2.2.1.1 tiểu mục 2.2.1 Mục 2.2 Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 5801-4:2005 cụ thể như sau:

- Hệ thống điện một chiều hai dây

- Hệ thống điện xoay chiều ba pha ba dây

- Hệ thống điện xoay chiều ba pha ba dây

- Hệ thống điện xoay chiều ba pha bốn dây

Ngoài ra chỉ cho phép sử dụng thân tàu làm dây dẫn trong các trường hợp sau:

- Các hệ thống báo vệ dòng catot dùng để bảo vệ phía ngoài thân tàu

- Các hệ thống nối đất giới hạn và cục bộ, với điều kiện bất kỳ dòng điện có thể xuất hiện không được chạy trực tiếp qua vùng nguy hiểm

- Hệ thống kiểm tra cách điện, với điều kiện trong trường hợp nào dòng điện khép kín không được vượt quá 30 mA

- Mạch ắc quy khởi động điện động cơ Diesel

- Mạch điện 1 chiều hoặc xoay chiều có điện áp không quá 30V với điều kiện:

+ Thiết bị đặt trong các buồng ắc quy, buồng để đèn dầu, kho, hầm hàng phải được cấp điện bằng hệ thống hai dây

+ Dây âm hoặc "0" của phụ tải này phải được nối với thân tàu ở ngay vị trí đặt chúng (ở cực âm hoặc "0" của thanh dẫn của bảng điện đã được nối với thân tàu)

+ Trực tiếp trên mặt tôn vỏ sau

+ Của nhóm phụ tải phải được nối bằng dây dẫn riêng, tiết diện của dây dẫn này phải được lựa chọn phù hợp với tổng dòng điện tiêu thụ của các phụ tải.

4. Yêu cầu đối với các thiết bị điện trên phương tiện thuỷ nội địa

Thiết bị điện trên phương tiện thuỷ nội địa phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại mục 3.1.2 mục 3.1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5801-4:2005 được quy định như sau:

4.1. Thiết kế và sáng tạo

- Tất cả các thiết bị điện phụ cần thiết để duy trì tàu ở trạng thái hoạt động và sinh hoạt bình thường và các hệ thống điện khác mà Đăng kiểm thấy cần thiết phải được đảm bảo hoạt động bình thường mà không cần đến nguồn điện sự cố/dự phòng

- Những thiết bị điện có công dụng thiết yếu để đảm bảo an toàn cho con người và tàu phải đảm bảo hoạt động tốt trong mọi tình huống sự cố

- Chúng phải đảm bảo cho hành khách, thuyền viên và tàu tránh khỏi các nguy hiểm di điện.

4.2. Nguồn điện chính

- Yêu cầu về nguồn điện chính:

+ Mỗi tàu tự hành phải được trang bị một nguồn điện chính. Trên các tàu khách mang cấp SI mà các máy phụ quan trong phục vụ máy chính hoạt động nhờ năng lượng điện thì nguồn điện chính phải bao gồm tối thiểu hai cụm phát điện, nếu là máy phát điện thì phải có ít nhát một máy được truyền động độc lập

+ Nguồn điện chính có thể là máy phát điện Diesel, bộ ắc quy hoặc máy phát trích lực từ máy chính với điều kiện máy chính không đảo chiều

+ Nguồn điện chính của tàu phải cung cấp đủ năng lượng cho các thiết bị điện mà không quan tâm đến tốc độ và chiều qua của máy tính hoặc dường trục chính

+ Tổng công suất và khả năng quá tải tức thời của máy phát điện xoay chiều cung cấp cho lưới điện tàu phải đủ để khởi động động cơ có công suất lớn nhất khi khởi động nặng nề nhất trong trường hợp một mấy phát bị hỏng, đồng thời cấp đủ điện cho các phụ tải. Trong trường hợp này, cũng không cho phép làm giảm tần số và điện áp tới mức có thể gây mất đồng bộ làm dừng động cơ lai máy phát hoặc gây ra hiện tượng ngắt các động cơ điện đang làm việc

+ Nếu nguồn điện chính là ắc quy thì dung lượng phải đủ để đảm bảo cung cấp điện cho các thiết bị điện đủ điều kiện trong thời gian 12 giờ không cần nạp thêm. Thời gian này không áp dung cho tổ ắc quy thường xuyên được nạp điện bằng nguồn điện có sẵn trên tàu.

- Số lượng và công suất của các biến áp: Nếu các biến áp là một bộ phận cần thiết trong hệ thống cung cấp điện năng thì hệ thống phải được thiết kế sao cho đảm bảo cung cấp năng lượng một cách liên tục.

- Vị trí đặt bảng điện chính: Bảng điện chính và trạm phát chính phải được đặt ở trong cùng một không gian. Nhưng cũng có thể bố trí bảng điện chính cách các trạm phát bằng hàng rào bảo vệ, trường hợp này có thể trang bị buồng điều kiển máy đặt trong không gian buồng máy chính

4.3. Hệ thống chiếu sáng

- Phải có một hệ thống chiếu sáng chính được cung cấp từ nguồn điện chính, chiếu sáng các không gian hoặc các phòng để thuyền viên và mọi người trên tàu làm việc và sinh hoạt bình thường

- Hệ thống chiếu sáng chính phải được bố trí sao cho không có nguy cư bị hưu hỏng do cháy hoặc sự cố khác trong các không gian đặt nguồn sự cố, thiết bị biến đổi đi kèm, bảng điện sự cố và bảng chiếu sáng sự cố

- Hệ thống chiếu sáng phải cung cấp đủ ánh sáng cần thiết để đảm bảo an toàn cho:

+ Tất cả các nơi cất giữ phương tiện cứu sinh

+ Tất cả các hành lang công tác và sinh hoạt, cầu thang, lối thoát

+ Các không gian đặt máy chính, đặt trạm phát điện chính và các vị trí điều khiển chúng

+ Tất cả các trậm điều kiển, buồng điều khiển máy chính và ở các bảng điện sự cố và bảng điện chính

+ Tất cả nhứng vị trí để trang bị dùng cho người chữa cháy

+ Vị trí máy lái

- Việc chiếu sáng phải đảm bảo bảo:

+ Đèn chiếu sáng đặt trong các buồng và không gian có khả năng bị vỡ nắp chụp thuỷ tinh phải có lưới bảo vệ

+ Đèn chiếu sáng phải được bố trí sao cho không gây nung nóng dây cáp điện và các vật liệu lân cận đến nhiệt độ lớn hơn giới hạn cho phép

+ Buồng ắc quy phải được chiếu sáng bằng các đèn đặt ở buồng lân cận không có nguy cơ nổ và cháy, chiếu sáng qua các cửa thông sáng kín khí có nắp kính. Hoặc có thể chiếu sáng bằng đèn phòng nổ đặt trng buồng ắc quy

+ Trong các buồng chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang mà đặt các mày có phần chuyển động quay thì phải có biện pháp để khắc phục hiệu ứng hoạt nghiệm quang điện

+ Nút ấn báo cháy phải được chiếu sáng đầy đủ lúc bình thường cũng như khi có sự cố

+ Các đèn chiếu sáng cố định ở hầm hàng phải được cấp điện từ bảng điện riêng biệt hoặc bằng đường dây riêng biệt của bảng điện chiếu sáng chung

+ Các thang đo của dụng cụ đo phải được chiếu sáng sao cho các tia sáng phản xạ không làm ảnh hưởng đến việc quan sát

Ngoài ra pháp luật còn quy định các điều kiện về thiết bị như: Thiết bị ngắt mạch, Ổ cắm điện, Cường độ chiếu sáng,....

Trên đây là bài viết của Luật Hòa Nhựt về điện áp định mức đầu ra cung cấp cho mạng điện phương tiện thuỷ nội địa. Hy vọng bài viết trên đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bài viết hay có nhu cầu được tư vấn pháp luật, xin vui lòng liên hệ hotline 1900.868644 hoặc email [email protected]

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/dien-ap-dinh-muc-dau-ra-cung-cap-cho-mang-dien-phuong-tien-thuy-noi-dia-a19427.html