Cha mẹ đã là người sinh thành và dường dục đối với con cái của mình. Nhằm đền đáp công ơn của cha mẹ đã giành cho mình thì việc mà mỗi người con cần làm đó là chăm sóc, quan tâm cha mẹ khi về già. Theo thuần phong mỹ tục của Việt Nam thì con cái báo hiếu cha mẹ là hợp với lẽ tự nhiên và đúng với quan niệm đạo đức về hiếu thảo. Bên cạnh những quy định về đạo đức trong cuộc sống thường ngày thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng của con đối với cha mẹ tại Khoản 2 Điều 71 như sau:
- Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Theo quy định trên con có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật. Chăm sóc cho cha mẹ có thể được hiểu là chăm lo về thể chất, tinh thần của cha mẹ. Đồng thời, con phải thường xuyên chăm lo sức khỏe, cung cấp thuốc men, dinh dưỡng để bảo vệ và duy trì sức khỏe cho cha mẹ, thường xuyên kiểm tra sức khỏe của cha mẹ để có phương pháp chăm sóc thích hợp. Nếu cha mẹ bị bệnh phải điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, quan tâm về tâm tư, tình cảm cho cha mẹ, động viên, khích lệ để cha mẹ có tinh thần lạc quan, vượt qua khó khăn, bệnh tật.
Luật Hôn nhân và Gia đình đã ràng buộc nghĩa vụ của con đối với cha mẹ và hành vi của con đối với cha mẹ khi cha, mẹ, cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, mất khả năng lao động. nhiệm vụ. Bởi lẽ, tình phụ tử luôn được xác định là mối quan hệ gắn kết gia đình và trách nhiệm, là truyền thống của dân tộc ta. Hơn nữa, mỗi thành viên trong gia đình là công dân của xã hội và các quyền công dân của họ phải được tôn trọng và bảo vệ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những đối tượng không được quyền hưởng di sản thừa kế bao gồm:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Những người quy định nêu trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Theo đó, con vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng với cha mẹ thì thuộc một trong các đối tượng không được quyền hưởng di sản theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, đối tượng này vẫn có thể được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Như vậy, nếu con không chăm sóc cha mẹ thuộc trường hợp vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với cha mẹ (người để lại di sản) thì sẽ không được hưởng di sản thừa kế trừ trường hợp cha mẹ đã biết hành vi này mà vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc thì họ vẫn được hưởng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên người cùng một hàng thừa kế và sẽ được chia phần di sản như nhau khi chia thừa kế theo pháp luật nên con không nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ vẫn được hưởng thừa kế theo pháp luật bằng với những người con khác trừ trường hợp phân chia di sản theo di chúc mà người chết để lại.
Nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ được quy định như sau:
- Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
- Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật. Trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.”
Để bảo vệ những đối tượng yếu thế trong xã hội pháp luật cũng có những chế tài xử phạt nếu con cái có hành vi thiếu tôn trọng, không chăm sóc cho cha mẹ, ông bà, người già yếu trong gia đình mà cụ thể người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình, con cái không chăm sóc cha mẹ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức hình phạt như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
+ Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
- Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi trên.
Trong trường hợp con cái ngược đãi hoặc hành hạ cha mẹ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình theo Điều 185 Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định như sau:
- Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
+ Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
+ Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Không chăm sóc cha mẹ đẻ có được thừa kế đất đai không? mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/khong-cham-soc-cha-me-de-co-duoc-thua-ke-dat-dai-khong-a19541.html