Chia di sản thừa kế khi có di chúc hoặc không có di chúc?

Cách chia di sản thừa kế theo di chúc ? Phân chia di sản thừa kế không có di chúc? Chia di sản thừa kế theo pháp luật như thế nào cho đúng ? ... Luật Hòa Nhựt giải đáp các thắc mắc về việc chia di sản thừa kế và các vấn đề liên quan:

1. Chia di sản thừa kế theo di chúc?

Xin chào Luật Hòa Nhựt, em có câu hỏi sau xin được giải đáp: Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp có tài sản chung là 600 triệu, bà B có tài sản riêng là 180 triệu, 2 người có con chung là C 17 tuổi, D 15 tuổi.

Bà B có con riêng là E 20 tuổi. Hãy chia tài sản của bà B trong trường hợp sau:

TH 1: Trước khi chết bà B lập di chúc hợp pháp cho M (em họ) 50 triệu, từ thiện 50 triệu.

TH 2: cho M (em họ) 100 triệu, quỹ từ thiện 200 triệu.

Mong luật sư giải đáp giúp em!

Người gửi: Hao

Trả lời:

Theo như bạn trình bày thì ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp có tài sản chung là 600 triệu, bà B có tài sản riêng là 180 triệu, Sau khi bà B chết về nguyên tắc tài sản chung giữa ông A và bà B sẽ được chia đôi, như vậy tổng di sản mà bà B để lại chia thừa kế sẽ là 480 triệu.

* Trường hợp 1: trước khi chết bà B lập di chúc hợp pháp cho M (em họ) 50 triệu, từ thiện 50 triệu:

Theo như bạn trình bày thì bà B khi chết chỉ để lại di chúc cho M và cho từ thiện như vậy phần di sản còn lại của bà B sẽ được chia theo pháp luật theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Bà B lập di chúc hợp pháp cho M (em họ) 50 triệu, từ thiện 50 triệu, di sản thừa kế của bà B để lại chia cho A, C, D, E sẽ là: 480 - 100 = 380 triệu.

Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại....."

Như vậy, di sản chia cho A, C, D, E là: A = C = D = E = 380 : 4 = 95 triệu.

Theo như bạn trình bày thì ông A là chồng hợp pháp của bà B và ông bà có hai người con chưa thành niên là C 17 tuổi, D 15 tuổi, điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

"Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động....."

Trong trường hợp này 95 triệu đã lớn hơn 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật như vậy, Tòa sẽ thực hiện chia thừa kế theo di chúc của bà B, những di sản còn lại sẽ được chia theo pháp luật như trên.

* Trường hợp 2: cho M (em họ) 100 triệu, quỹ từ thiện 200 triệu.

Theo như bạn trình bày thì bà B khi chết chỉ để lại di chúc cho M và cho từ thiện như vậy phần di sản còn lại của bà B sẽ được chia theo pháp luật theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 650, Bộ luật Dân sự năm 2015.

Bà B lập di chúc cho M 100 triệu, quỹ từ thiện 200 triệu, di sản thừa kế bà để lại cho A, C, D, E sẽ là: 480 - 300 = 100 triệu.

Căn cứ điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật.

Như vậy, di sản chia cho A, C, D, E là: A = C = D = E = 100 : 4 = 25 triệu.

Theo như bạn trình bày thì ông A là chồng hợp pháp của bà B và ông bà có hai người con chưa thành niên là C 17 tuổi, D 15 tuổi, điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Trong trường hợp này, 25 triệu chưa bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật: (480 : 4) x 2/3 = 80 triệu. Vì vậy, Tòa sẽ chia thừa kế như sau:

A = C = D = 80 (tổng di sản cả ba người nhận là 240 triệu)

di sản còn lại là: 480 - 240 = 240 triệu Tòa sẽ ra quyết định chia cho E, M và quỹ từ thiện sao cho phù hợp nhất có thể là chia đều thành ba phần hoặc cũng có thể chia theo tỷ lệ.

2. Xử lý khi người để di chúc truất quyền thừa kế của vợ?

Xin chào luật sư. Tôi có một câu hỏi về chia di sản thừa kế xin được giải đáp: Ông A và bà B kết hôn năm 1980 có tài sản chung vợ chồng là 1 tỷ đồng. Ngoài ra, ông A có tài sản riêng là 200 triệu đồng. Ông A và bà B có hai người con là C và D. Trước khi chết, ông A có lập di chúc để lại cho C và D mối người 100 triệu đồng, và truất quyền hưởng di sản thừa kế của bà B.

Trong trường hợp này, di sản thừa kế được phân chia như thế nào?

Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

- Vì 200 triệu là tài sản riêng của ông A, do đó, ông có quyề định đoạt toàn bộ số tài sản đó bằng cách chia theo di chúc cho 2 con là C và D.

- Tuy nhiên. 1 tỷ đồng là tài sản chung của 2 vợ chồng ông A và bà B, sau khi ông A mất sẽ phải chia theo pháp luật.

+ Theo khoản 1, điều 66, Luật hôn nhân và gia đình 2014:

"Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản".

Với những thông tin mà bạn cung cấp, có thể hiểu rằng, phần di sản chung của ông A trong khối tài sản chung vợ chồng chưa chỉ định ai là người thừa kế, tức là trong di chúc không đề cập đến phần di sản này, và ông B đã truất quyền hưởng di sản của vợ mình là bà B.

+ Theo điểm a, khoản 2, điều 650, Bộ luật dân sự năm 2015, phần di sản không được định đoạt trong di chúc sẽ chia thừa kế theo pháp luật.

+ Căn cứ khoản 2, điều 66, Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

"Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế".

Do đó, bà B theo nguyên tắc sẽ hưởng 1/2 giá trị tài sản trong khối tài sản chung vợ chồng, tức 500 triệu đồng.

Phần di sản còn lại của ông A sẽ chia theo pháp luật, tức chia đều cho 3 người ở hàng thừa kế thứ nhất là B,C,D (theo điểm a, khoản 1, điều 676, Bộ luật dân sự 2005). Tuy nhiên, bà B bị truất quyền hưởng di sản (nếu có đầy đủ giấy tờ hoặc chứng cứ chứng minh) do đó, phần di sản 500 triệu còn lại của ông A sẽ chỉ chia đôi cho C và D mỗi người 250 triệu đồng.

Vậy sau khi chia toàn bộ di sản, C và D mỗi người có 350 triệu, và bà B giữ phần tài sản của mình trong khối tài sản chung vợ chồng là 500 triệu.

3. Thủ tục, cách chia di sản thừa kế hợp pháp ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Thủ tục phân chia tài sản thừa kế thực hiện như thế nào cho đúng ạ ?

Cảm ơn!

Luật sư phân tích:

Căn cứ điều 651, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật và điều 669 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc như sau:

"Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động."

Thưa luật sư, Nhà tôi có 10 anh em, 05 trai và 05 gái, nhà tôi có được 36 công đất, trước đây khi cha tôi còn sống có chia 05 công đất cho anh thứ 2 và anh thứ 5 làm chùng nhưng không có làm giấy tờ. Đến năm 2005 cha tôi qua đời mà không để lại di chúc nên anh em tôi có làm giấy ký xác nhận chuyển tên sang cho mẹ tôi đứng tên. Mẹ tôi ở chung nhà với a trai thứ 7, vì nhà nghèo nên tôi đi làm công nhân ở xứ xa, đến năm nay tháng 8/2016 vợ chồng anh 7 nói gạt me sang tên toàn bộ đất cho vợ chồng anh ấy (kể cả phần đất của anh 2 và anh 5 tôi), anh ấy hứa sẽ xây nhà lại và phụng dưỡng cho mẹ tôi. Mẹ tôi vì tin vợ chồng a ấy nên đã đồng ý sang tên. Trong khi tôi đi làm xa không hề hay biết gì, đến khi vợ chồng a không lo cho mẹ, đối xử tệ bạc với mẹ thì mẹ mới nói cho anh chị tôi và tôi biết (anh 7 tôi không biết chữ bị vợ xúi dục và lo mọi giấy tờ), sau khi lấy được đất thì vợ chồng anh ấy đã chuyển hộ khẩu về bên vợ hết, về bên vợ làm ăn. (Trong sổ hộ khẩu hiện tại chỉ còn tên của mẹ tôi và tôi, đất thì anh ấy đã đứng tên và anh ấy đã chuyển khẩu đi thì tôi sẽ ở phải ở hộ khẩu nào? và ở đâu?) Vậy mong luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp này mẹ tôi tự ý sang tên toàn bộ đất cho anh 7 tôi là đúng hay sai? Mẹ tôi có lấy đất lại được không? Tôi cũng không biết mẹ tôi đã ký hợp đồng gì với vợ chồng anh 7 , tôi chỉ thấy anh 7 tôi đem sổ đỏ ra cho tôi xem thôi.

=> Vào thời điểm năm 2005 anh em bạn đã làm giấy ký xác nhận cho mẹ bạn đứng tên toàn bộ mảnh đất thì mẹ bạn tự ý sang tên toàn bộ đất cho anh 7 là phù hợp với quy định pháp luật, không cần có ý kiến của những người anh em còn lại.

Nếu tại thời điểm mẹ bạn sang tên mảnh đất cho vợ chồng anh 7, bạn có lý do chứng minh lúc đó mẹ bạn bị lừa gạt, đe dọa, tinh thần không minh mẫn,... thì mẹ bạn có thể khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì có thể đòi lại đất. Nếu không có bằng chứng thì không thể đòi lại được.

Thưa luật sư, Ông Bà em sinh được 3 người con 1 trai và 2 gái nhưng không may Ông và Bác em đã hi sinh trong chiến tranh chống Pháp và Mỹ.Một thời gian sau 2 người con gái của Ông Bà lập gia đình và đều ở gần nhà Ông Bà ,Mẹ em là con thứ nên sau khi lấy chồng thì đã chuyển về ở cùng với Bà để tiện chăm no sức khỏe cho Bà. Đến năm 2004 bà em có cắt 1 xuất đất và chia cho người con lớn của chị gái Mẹ em và đã làm sổ đỏ đứng tên . - Hiện tại Bà em đã mất một thời gian và đến bây giờ đang có những tranh chấp đất đai ,và chị gái của Mẹ em đang có những tranh chấp muốn chia đôi giá trị mảnh đất mà Bà để lại ro không có di chúc. Và không tính 1 suất đất mà Bà đã cắt cho người con lớn của Chị gái Mẹ em. Vậy luật sư có thể tư vấn giúp em được không ak

=> Trường hợp này phần đất còn lại của bà mà chưa có di chúc thì theo pháp luật sẽ được chia đôi mảnh đất cho bạn và chị gái vì bạn là thừa kế thế vị của bố bạn. Còn mẹ bạn là con dâu nên không được hưởng thừa kế.

Thưa luật sư, Mẹ tôi mất cách đây khoảng vài tháng. Trước khi mất, mẹ tôi được ông bà ngoại tăng riêng 1 căn nhà (có công chứng) trong thời kỳ hôn nhân - khi mất căn nhà này di chúc cho em trai tôi. Ngoài ra, 1 căn nhà khác thì di chúc cho 2 anh em tôi. Cả 2 căn nhà này ba tôi đều làm giấy khước từ tài sản (có công chứng) nên chủ quyền đều đứng tên mẹ tôi. Hàng thừa kế thứ 1 gồm ông ngoại, ba tôi và 2 anh em tôi. Xin hỏi ba tôi và ông ngoại tiến hành tranh chấp thì được phân chia như thế nào theo luật, ước lượng án phí là bao nhiêu

=> Vì ba bạn đã làm đơn khước từ tài sản và có công chứng nên trường hợp này ba bạn tranh chấp cũng không thể có được quyền thừa kế tài sản. Vậy nếu ông ngoại có tiến hành tranh chấp tài sản thì còn ông bạn sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật tức là 2/3 suất của 1 trong 4 người.

Án phí phụ thuộc vào giá trị tài sản tranh chấp, bạn có thể tham khảo Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án số 10/2009/UBTVQH12.

4. Chia di sản thừa kế theo pháp luật như thế nào cho đúng ?

Thưa Luật sư, luật sư có thể tư vấn cho tôi về trường hợp của gia đình mình, cụ thể như sau: Gia đình tôi vào sống ở Đăk Lăk từ năm 1983 với bố mẹ và 6 anh em tôi. Tài sản của gia đình là mảnh đất và nhà ở trên đất được thiết lập từ 1983, có sổ đỏ mang tên chủ hộ là bố tôi. Năm 1987, một người em tôi mất, năm 2003 mẹ tôi mất, năm 2007 bố tôi lấy vợ 2 (có đăng ký kết hôn). Đến năm 2017 bố tôi mất không để lại di chúc thừa kế tài sản.

Vậy, xin Luật sư tư vấn giúp tôi những nội dung sau: 1. Cách làm thủ tục thừa kế tài sản theo pháp luật. 2. Các đối tượng được hưởng thừa kế trong gia đình tôi như thế nào ? Phần được hưởng của từng đối tượng trong gia đình tôi (gồm 6 anh em tôi và vợ 2 của bố) ?

Xin trân trọng cảm ơn Luật sư và mong được hồi đáp, trân trọng!

Trả lời

4.1. Thủ tục hưởng di sản thừa kế theo pháp luật

Để được hưởng di sản là ngôi nhà nêu trên bạn cần tiến hành theo trình tự, thủ tục sau:

Bước 1. Liên hệ với văn phòng công chứng để thực hiện:

- Những người được hưởng di sản thừa liên hệ với phòng công chứng để lập thông báo về việc khai nhận di sản.

- Niêm yết công khai thông báo mở thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND phường, xã nơi có di sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản trong vòng 15 ngày.

- Nếu sau thời gian niêm yết không có tranh chấp hay khiếu nại, người được hưởng di sản tiến hành khai nhận di sản tại phòng công chứng.

Bước 2. Hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị bao gồm:

- Giấy tờ chứng minh tài sản của người để lại di sản thừa kế;

- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;

- Giấy tờ cá nhân của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất;

- Bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi (sổ hộ khẩu, CMND), nếu đã chết thì phải có giấy chứng tử hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận đã chết trước thời điểm người để lại di sản thừa kế chết;

- Con đẻ, con nuôi (sổ hộ khẩu, CMND, giấy khai sinh);

- Sơ yếu lý lịch của 1 người nói trên có xác nhận của chính quyền địa phương;

- Thời gian niêm yết công khai là 30 ngày, nếu không có khiếu nại gì thì sẽ tiến hành phân chia thừa kế theo di chúc hoặc phân chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

Bước 3. Nộp thuế

Người được hưởng di sản liên hệ với cơ quan thuế có thẩm quyền để làm thủ tục nộp thuế, lệ phí trước bạ (nếu có).

Bước 4. Sang tên tài sản cho người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc

4.2. Phần di sản thừa kế được chia cho từng người:

Theo thông tin bạn cung cấp, sổ đỏ chứng nhận quyền sở hữu ngôi nhà và mảnh đất của gia đình bạn do bố bạn đứng tên chủ hộ, do đó, phần đất và ngôi nhà đó được coi là tài sản chung của bố mẹ và 6 anh chị em bạn. Sau khi mẹ bạn mất, không để lại di chúc thì phần di sản của mẹ bạn để lại (1/8 giá trị ngôi nhà và mảnh đất sở hữu chung của hộ gia đình) sẽ được chia theo pháp luật. Căn cứ Điều 651, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Những người thừa kế theo pháp luật.

Di sản của mẹ bạn sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là bố bạn và 6 anh chị em bạn.

Bố bạn mất, không để lại di sản. Lúc này những người được hưởng phần di sản do bố bạn để lại gồm người vợ thứ hai của bố bạn và 6 anh chị em bạn. Phần di sản của bố bạn được xác định là 1/7 giá trị ngôi nhà và mảnh đất sở hữu chung. Phần di sản do bố bạn để lại sẽ được chia đều cho những đồng thừa kế ở hàng thứ nhất theo quy định nêu trên của Bộ luật dân sự năm 2015.

5. Câu hỏi thường gặp về chia di sản thừa kế

5.1 Hạn chế phân chia di sản đối với người lập di chúc?

- Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

- Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.

5.2 Phân chia di sản theo di chúc như thế thế nào?

- Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

- Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu huỷ do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

- Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

5.3 Phân chia di sản thừa kế không có di chúc ?

Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định các trường hợp thừa kế theo pháp luật, bao gồm cả trường hợp không có di chúc. Như vậy, trường hợp của bạn di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật.

Theo quy định tại điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì 5 người con của bà cố bạn sẽ được chia thừa kế theo hàng thứ nhất, mỗi người đều được hưởng phần di sản bằng nhau.

Theo như bạn trình bày thì bà Mười - con bà cố bạn, mất trước bà cố và có một người con gái, theo quy định tại điều 677 Bộ luật Dân sự thì con bà Mười sẽ được nhận phần di sản thừa kế của bà cố bạn để lại:

Trong trường hợp này, bà ngoại bạn thuộc hàng thừa kế di sản mà bà cố bạn để lại vì vậy bà ngoại bạn phải ký tên vào giấy quyền thừa kế để cơ quan có thẩm quyền xác định người được hưởng thừa kế và chia thừa kế cho đúng quy định.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phậnluật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 hoặc gửi qua email [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/chia-di-san-thua-ke-khi-co-di-chuc-hoac-khong-co-di-chuc-a19574.html