Chồng không đồng ý chia tài sản khi ly hôn nên xử lý thế nào?

Phân chia tài sản sau khi ly hôn là một quy định bắt buộc phải thực hiện, Hai bên (vợ và chồng) có thể tự nguyện thỏa thuận việc phân chia tài sản chung, tài sản riêng hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia tài sản. Vậy chồng không đồng ý chia tài sản khi ly hôn nên xử lý thế nào?

1. Nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Việc chia tài sản khi ly hôn luôn ưu tiên sự thỏa thuận của vợ chồng. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề; cả việc phân chia tài sản. Trường hợp không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét; quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận; hoặc theo quy định của pháp luật.

Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng; hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

-Trường hợp vô hiệu 1 phần thì áp dụng nội dung không vô hiệu để chia tài sản khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận; hoặc thỏa thuận không rõ ràng; hoặc bị vô hiệu thì áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về tài sản chung vợ chồng để giải quyết.

- Khi chia tài sản chung của vợ chồng, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

- Khi giải quyết, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

2. Chồng không đồng ý chia tài sản khi ly hôn nên xử lý thế nào?

Tuy có mong muốn cùng nhau thống nhất cách chia tài sản khi ly hôn, những cũng có rất nhiều trường hợp một bên không muốn chia khối tài sản này. Vậy chồng không chịu chia tài sản khi ly hôn phải làm thế nào?

Đầu tiên cần xác định là thời kỳ hôn nhân của hai người được pháp luật công nhận. Do đó, tài sản được tạo lập trong thời gian này (hai vợ chồng có nhà ở gắn liền với đất đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) nên theo các Điều 26, 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì đây là tài sản chung của hai vợ chồng.

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện theo Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 theo nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Cuối cùng, với câu hỏi là chồng không chịu chia tài sản phải làm thế nào thì theo quy định của pháp luật nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được về quan hệ tài sản khi ly hôn thì có thể yêu cầu Tòa án xem xét; giải quyết vấn đề tài sản theo quy định của pháp luật. Sau khi có bản án có hiệu lực của Tòa án có thẩm quyền giải quyết nếu người chồng không tự nguyện thi hành án thì người vợ có thể làm đơn yêu cầu thi hành án kèm theo bản án yêu cầu cơ quan thi hành án vào cuộc cưỡng chế thi hành án về phân chia tái sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

3. Thẩm quyền phân chia tài sản chung của vợ chồng ở giai đoạn thi hành án dân sự

Khi đến giai đoạn thi hành án, tưởng như quyền lợi của người được thi hành án sẽ được đảm bảo bằng việc cơ quan thi hành án dân sự (CQTHADS) tổ chức thi hành án là đã xong. Thế nhưng, ở giai đoạn này người được thi hành án lại gặp tiếp rắc rối đó là người phải thi hành án có phát sinh tranh chấp trong việc xác định, phân chia tài sản chung của vợ, chồng nên việc thi hành án phải bị tạm hoãn để chờ thực hiện thêm một công đoạn nữa là thực hiện phân chia tài sản chung của vợ, chồng làm cho việc thi hành án bị kéo dài, quyền lợi của người được thi hành án chưa được đáp ứng.

Theo quy định tại Điều 74 Luật Thi hành án Dân sự 2008 thì điều luật chỉ quy định chung chung về việc phân chia tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung với người khác chứ không có quy định rõ ràng về việc phân chia tài sản chung của vợ, chồng. Để cụ thể hóa quy định này được áp dụng dễ dàng hơn thì tại điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP đã hướng dẫn rõ hơn về việc phân chia tài sản chung của vợ, chồng, đó là:

- Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết; Trường hợp vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình không đồng ý với việc xác định của Chấp hành viên thì có quyền yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ. Hết thời hạn này mà không có người khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản và trả lại cho vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của họ.

Như vậy, theo hướng dẫn của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP thì người có thẩm quyền phân chia tài sản chung của vợ, chồng là Chấp hành viên và Tòa án nhưng trước hết và chủ yếu thuộc về Chấp hành viên thực hiện. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết trong trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý với việc phân chia tài sản của Chấp hành viên và có khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết, còn nếu vợ hoặc chồng không đồng ý với việc phân chia tài sản của Chấp hành viên nhưng không có khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết thì không làm phát sinh thủ tục giải quyết tại Tòa án cho nên cuối cùng cũng do Chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản theo quy định.

4. Sau ly hôn vẫn có thể chia tài sản đúng không?

Sau ly hôn vẫn có thể tiến hành chia tài sản chung. Theo đó, pháp luật hiện hành không có quy định bắt buộc phải giải quyết vấn đề tài sản chung khi vợ chồng ly hôn. Ly hôn về bản chất chính vẫn là giải quyết quan hệ hôn nhân vợ chồng, việc chia tài sản chung là quan hệ liên quan, khi có yêu cầu thì Tòa án mới giải quyết và không buộc cùng phải giải quyết trong cùng một vụ án. Các bên vẫn có quyền để lại tài sản chung đó cho một bên sử dụng, quản lý.

 Sau khi đã hoàn tất việc chấm dứt quan hệ hôn nhân, các bên có quyền yêu cầu Tòa án chia tài sản chung sau ly hôn. Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 ghi nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của của Tòa án bao gồm “ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn”.

Ngoài ra việc Tòa án giải quyết ly hôn, chia tài sản trên cơ sở yêu cầu của đương sự, và vấn đề chính là chấm dứt quan hệ vợ chồng đang tồn tại. Chính vì vậy, việc ly hôn không chia tài sản là hoàn toàn được, không có sự vi phạm pháp luật nào.

Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng, do không phân chia tài sản chung nên quyền sử dụng, định đoạt tài sản chung này vẫn thuộc về hai vợ chồng, khi tiến hành các giao dịch thì cần phải có sự đồng ý của cả hai người. 

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Chồng không đồng ý chia tài sản khi ly hôn nên xử lý thế nào? mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến theo số điện thoại: 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/chong-khong-dong-y-chia-tai-san-khi-ly-hon-nen-xu-ly-the-nao-a19660.html