Đường tỉnh được giải thích tại điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, cụ thể như sau:
Đường tỉnh là đường nối từ trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thẩm quyền quyết định hệ thống đường tỉnh được căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 39 Luật Giao thông đường bộ 2006, cụ thể như sau:
Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh đối với hệ thống đường bộ quy định như sau:
+ Hệ thống quốc lộ do Bộ trường Bộ Giao thông vận tải quyết định
+ Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi đã thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận với Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị).
+ Hệ thống đường huyện, đường xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi mà được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý.
+ Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đầu nối với quốc lộ; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đầu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đường chuyên dùng đầu nối vào đường xã.
Như vậy thì hệ thống đường tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải.
Việc đặt tên đường tỉnh được thực hiện theo Điều 40 của Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
+ Tên đường được đặt tên theo danh nhân, người có công hoặc tên di tích, sự kiện lịch sử, văn hóa, tên địa danh hoặc tên theo tập quán; số hiệu đường được đặt theo số tự nhiên kèm theo chữ cái nếu thấy cần thiết; trường hợp đường đô thị trùng với quốc lộ thì sử dụng cả tên đường của đô thị cùng với tên, số hiệu quốc lộ;
+ Tên, số hiệu đường bộ tham gia vào mạng lưới đường bộ của khu vực, đường bộ quốc tế thực hiện theo thỏa thuận giữa Việt Nam cùng với các quốc gia khác có liên quan. Đường bộ kết nối vào mạng lưới đường bộ trong khu vực, đường bộ quốc tế thì sẽ sử dụng cả tên, số hiệu đường trong nước và tên, số hiệu đường trong khu vực, đường bộ quốc tế.
Việc đặt tên, số hiệu đường bộ sẽ do các cơ quan có thẩm quyền phân loại đường bộ quyết định; riêng đối với đường đô thị, đường tỉnh thì việc đặt tên sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Chính phủ sẽ quy định cụ thể việc đặt tên, số hiệu đường bộ.
Như vậy, tên đường tỉnh sẽ được đặt theo tên danh nhân, người có công hoặc tên di tích, sự kiện lịch sử, văn hóa, tên địa danh hoặc tên theo tập quán. Việc đặt tên đường tỉnh do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Cơ quan, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý, bảo trì hệ thống đường tỉnh được quy định theo khoản 3 Điều 48 của Luật Giao thông đường bộ 2008, cụ thể như sau:
Bảo trì đường bộ là việc thực hiện các công việc như bảo dưỡng, sửa chữa đường bộ nhằm mục đích duy trì các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với đường đang khai thác.
Đường bộ được đưa vào khai thác phải được quản lý và bảo trì với các nội dung sau đây:
+ Theo dõi tình trạng công tình đường bộ; tổ chức giao thông; kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
+ Bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất;
Ngoài ra, trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo trì đường bộ quy định như sau:
+ Hệ thống quốc lộ sẽ do Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm;
+ Hệ thống đường đô thị, đường tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm. Việc quản lý và bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
+ Đường không, đường chuyên dùng do Nhà nước quản lý, thực hiện khai thác, đường được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn xuất phát từ ngân sách nhà nước do chủ đầu tư tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định.
Theo như quy định trên thì hệ thống đường tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm đối với việc quản lý, bảo trì.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì đường bộ sẽ bao gồm: đường, cầu, đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
Căn cứ theo Điều 39 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì việc phân loại đường bộ được quy định cụ thể như sau:
Mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống, gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đương chuyên dùng, cụ thể như sau:
+ Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh mà có từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vục;
+ Đường tỉnh là tuyến đường kết nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của các tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
+ Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của các huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện;
+ Đường đô thị là đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính của nội hành, nội thị;
+ Đường chuyên dùng là đường chuyên dùng để phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Ngoài ra, thẩm quyền phân loại cũng như điều chỉnh các hệ thống đường bộ quy định như sau:
+ Hệ thống quốc lộ sẽ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;
+ Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị sẽ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị);
+ Hệ thống đường huyện, đường xã sẽ do chủ tịch UBND cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch UBND cấp tỉnh đồng ý;
+ Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đầu nối vào quốc lộ;
Ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đầu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch UBND cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã.
+ Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm tính thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường;
+ Phát triển hệ thống giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại hóa và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ cùng với các phương thức vận tải khác;
+ Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp đối với trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp;
+ Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân;
+ Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành các quy tắc an toàn giao thông, giữ gìn an toàn cho mình cũng như cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
+ Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh và theo đúng pháp luật.
Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng liên hệ hotline: 1900.868644 hoặc gửi tới email: [email protected]
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/tham-quyen-quyet-dinh-he-thong-giao-thong-duong-tinh-theo-quy-dinh-a19733.html