Thưa luật sư, tôi là sĩ quan quân đội, nhờ trợ giúp thủ tục đi nước ngoài thăm con du học tại anh ?
Xin cám ơn!
- Tuan Anh Nguyen
Luật sư trả lời:
Đối với trường hợp sỹ quan quân đội đang trong thời gian làm việc mà muốn ra nước ngoài thì cần phải được cấp hộ chiếu công vụ do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc cho phép ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng của cơ quan đó.
Quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 07/VBHN-BCA, về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
Điều 7. Hộ chiếu công vụ cấp cho công dân Việt Nam thuộc diện sau đây, được cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 32 của Nghị định này cử hoặc cho phép ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng của cơ quan đó:[...]
2. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhận dân và Công an nhân dân.
Vì bạn là sỹ quan quân đội, làm việc trong quân đội của nhà nước, nên bạn chỉ được cấp hộ chiếu công vụ ra nước ngoài làm việc, nghĩa là đi công tác, học tập, làm việc theo chỉ thị của nhà nước.
Còn nếu muốn ra nước ngoài đi du lịch hoặc đi thăm con du học tại nước khác thì bạn cần phải báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền, xin phép về lý do và việc riêng mà mình muốn được ra nước ngoài. Cán bộ cấp cao sẽ xem xét và đưa ra quyết định rằng bạn có được phép xuất cảnh hay không. Nếu được phép thì sẽ được làm visa hay giấy thông hành thay cho hộ chiếu. Và thời gian bạn ra nước ngoài sẽ được tính vào thời gian nghỉ phép của năm xuất cảnh hay không.
Cần phải lập hồ sơ theo quy định và trình báo lên cấp trên, cán bộ có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết nguyện vọng cho bạn.
Tùy thuộc vào các cơ quan quân đội trực thuộc quận, huyện, thành phố khác nhau, sẽ có yêu cầu và quy định về vấn đề xuất cảnh đối với sỹ quan quân đội làm việc tại cơ quan đó, quy định về hồ sơ cũng như xem xét nguyện vọng ra nước ngoài của bạn. Khi đó, hồ sơ cần để ý: Đơn xin đi nước ngoài về việc riêng, nêu rõ lý do, mục đích, thời gian và địa điểm, kinh phí nếu có; văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý đảng viên có thẩm quyền "nếu là đảng viên"; là sỹ quan, quân nhân phục vụ trong cơ quan theo quy định của Bộ Quốc phòng; và một số văn bản khác liên quan (nếu cần)...
Chào công ty luật TNHH Minh Khuê, Tôi đang là học viên trong nhà trường Quân đội, sau khi học xong sẽ trở thành sĩ quan trong Quân đội, theo khoản 4, Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự:
" Điều 3. Việc tạm hoãn gọi nhập ngũ 4. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan binh sĩ đang phục vụ tại ngũ."
Thì em trai tôi thuộc diện được hoãn nghĩa vụ quân sự. Hiện nay em trai tôi đang học nghề tại trường đào tạo nghề, nếu muốn được miễn đi khám sức khỏe trong các đợt khám tuyển nghĩa vụ quân sự thì phải làm như thế nào ?
Tôi chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 33 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015:
"Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân."
Theo quyết định của Uỷ ban nhân dân, chỉ huy trưởng quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gọi từng công dân nhập ngũ. Lệnh gọi nhập ngũ phải được đưa trước 15 ngày.
Đối với địa phương gặp thiên tai nặng, thì Bộ trưởng Bộ quốc phòng được quyền điều chỉnh thời gian gọi công dân nhập ngũ cho địa phương đó.
"Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ trong địa phương mình, bảo đảm công khai, dân chủ và công bằng; đúng thời gian, đủ số lượng, đúng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Các đơn vị nhận quân có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ này".
Như vậy theo quy định trên thì pháp luật không có quy định cụ thể về vấn đề của bạn vì hằng năm vẫn có việc gọi nhập ngũ khi đến độ tuổi. Việc thuộc đối tượng miễn sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Tham khảo bài viết liên quan:Đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự ?
3. Tư vấn xét phong quân hàm trong quân đội ?
Chào luật sư công ty Luật Minh Khuê, Tôi đang là viên chức quốc phòng. Vị trí phó phòng công ty con của tổng công ty thuộc doanh nghiệp quân đội.
Vậy nếu xét phong quân hàm, tôi được xét trần quân hàm ở mức nào?
Cảm ơn!
Trả lời:
1. quy định nhóm chức vụ chuẩn và cấp bậc quân hàm cao nhất tương ứng đối với sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý như sau:
Nhóm chức vụ
Chức vụ
Cấp bậc quân hàm cao nhất
1
Bộ trưởng
Đại tướng
2
Tổng Tham mưu trưởng,
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
Đại tướng
3
Tư lệnh Quân khu,
Tư lệnh Quân chủng,
Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
Trung tướng
4
Tư lệnh Quân đoàn,
Tư lệnh Binh chủng
Thiếu tướng
5
Phó Tư lệnh Quân đoàn,
Phó Tư lệnh Binh chủng
Đại tá
6
Sư đoàn trưởng
Đại tá
7
Lữ đoàn trưởng
Thượng tá
8
Trung đoàn trưởng
Trung tá
9
Trung đoàn phó
Trung tá
10
Tiểu đoàn trưởng
Thiếu tá
11
Tiểu đoàn phó
Thiếu tá
12
Đại đội trưởng
Đại úy
13
Đại đội phó
Đại úy
14
Trung đội trưởng
Thượng úy
2. Việc xếp các chức vụ sĩ quan khác giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý vào cùng nhóm chức vụ chuẩn (tương đương chức vụ với chức vụ chuẩn) và cấp bậc quân hàm cao nhất tương ứng với các chức vụ đó do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Căn cứ theo quy định trên thì ta có thể hiểu với chức vụ là cấp phó thì cấp bậc quân hàm cao nhất của bạn là Đại úy.
4. Tư vấn muốn phục vụ lâu dài trong quân đội?
Chào luật sư, hiện em đang là sinh viên năm 4 đại học thể dục thể thao tp.HCM chuyên ngành thể thao giải trí - quản lý thể thao, sau khi học xong đại học em đi nghĩa vụ quân sự, khi đi xong em muốn ở lại phục vụ tại ngũ có được không ạ, nếu được thì hình thức và thủ tục như thế nào? Em cảm ơn luật sư. Chúc luật sư cuối tuần vui vẻ.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 129/2018/NĐ-CP Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng quy định Điều kiện xét chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp như sau :
“2. Điều kiện xét chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp:
a) Khi Quân đội nhân dân Việt Nam có nhu cầu;
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ hết hạn phục vụ tại ngũ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật và tự nguyện;
c) Công nhân, viên chức quốc phòng có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, được huấn luyện quân sự theo quy định của Bộ Quốc phòng và tự nguyện;
d) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam khi chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan;
đ) Công dân có trình độ chuyên môn, kỹ thuật ngoài độ tuổi nhập ngũ quy định tại Điều 12 của Luật Nghĩa vụ quân sự, được động viên vào Quân đội.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc xét chuyển chế độ, đăng ký phục vụ tại ngũ, phong, phiên quân hàm, giáng cấp quân hàm, tước quân hàm đối với quân nhân chuyên nghiệp; chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc xếp lương, nâng lương và chế độ phụ cấp đặc thù cho quân nhân chuyên nghiệp.”
Như vậy bạn căn cứ vào điều kiện nêu trên để xác định nguyện vọng chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp. Trong quá trình hoặc sau khi hoàn thành thời gian huấn luyện này thì bạn có thể liên lạc với lãnh đạo đơn vị để được hướng dẫn thủ tục và tiêu chuẩn cụ thể để bạn phấn đấu được xét để chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ hoặc cán bộ chuyên nghiệp, công chức quốc phòng để phục vụ trong quân đội lâu dài theo mong muốn của bạn. Tham khảo bài viết liên quan: Điều kiện được phục vụ lâu dài trong quân đội ?
5. Đã vào quân đội rồi có được tạm hoãn nhập ngũ ?
Em chào luật sư, Bạn em tên T, năm nay 23 tuổi, vừa tốt nghiệp hệ cao đẳng ngành CNTT. Bạn ấy khám sức khỏe loại 3, nhìn thân hình ốm yếu, gia đình lại đơn chiếc (vì mẹ của bạn ấy vừa mất đột ngột cách đây 2 năm vì căn bệnh nhồi máu cơ tim) giờ chỉ còn lại bạn ấy và người cha già đã gần 60 tuổi. Cứ nghĩ rằng bạn ấy không trúng tuyển nào ngờ lại trúng nên buộc phải đi.
Bạn ấy nhập ngũ hồi tháng 2/2016 nhưng vào trong đó được ít hôm là bạn ấy lại bị sốt (vì không thích nghi được với môi trường quân đội phần thì lo cho cha già không người chăm sóc) nên không thể tập luyện được gì nhiều. Tình trạng ấy cứ tiếp tục kéo dài cho đến nay đã hơn 2 tháng nhưng vẫn không khỏi. Luật sư cho em hỏi như tình trạng sức khoẻ của bạn em có cách nào để xin về được không ạ? Hay là dù bệnh không thể tập luyện được gì nhưng vẫn phải ở trong đấy cho đến hết thời gian thực hiện nghĩa vụ mới được về? Em có thể làm được gì để giúp đỡ cho bạn em? Nhìn bạn em ngày càng héo hon vì bệnh em cảm thấy xót xa lắm ?
Em nhờ luật sư tư vấn giúp em. Em cảm ơn luật sư rất nhiều.
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015:
"Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.
Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.
4. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày."
Như vậy thì theo quy định trên nếu bạn của bạn Là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; thì bạn của bạn có thể làm thủ tục để tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. tuy nhiên thì hiện tại bạn của bạn đã đi thực hiện nghĩ vụ rồi
Theo quy định tại khoản 1,2 Điều 50 luật nghĩa vụ quân sự năm 2015
"Điều 50. Chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân
1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ:
a) Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;
b) Từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định;
c) Từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;
d) Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác;
đ) Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác;
e) Được ưu đãi về bưu phí;
g) Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật;
h) Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thi được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật;
i) Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế;
k) Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật;
l) Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự.
2. Đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ:
a) Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí;
c) Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật"
Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/sy-quan-quan-doi-co-duoc-phep-ra-nuoc-ngoai-tham-con-du-hoc-khong-a19777.html