Dân phòng là gì? Vai trò, nhiệm vụ của lực lượng dân phòng là gì?

Trong bài viết này hãy cùng Luật Hòa Nhựt tìm hiểu các thông tin liên quan đến Dân phòng là gì? Vai trò, nhiệm vụ của lực lượng dân phòng là gì?

1. Dân phòng là gì?

Nhiều người hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm dân phòng và lực lương Dân quân tự vệ. Vậy dân phòng là gì?

– Lực lượng dân phòng là tổ chức được thành lập dựa trên sự tự nguyện của quần chúng nhân dân, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

– Pháp luật hiện nay không quy định cụ thể về lực lượng dân phòng phối hợp với các tổ chức, ban, bảo mật an ninh trật tự nông thôn, bảo vệ tổ dân phố hoạt động nhân dân và trực tiếp tham gia vào nhiệm vụ giữ gìn bảo mật an ninh, trật tự trên địa bàn.

– Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về lực lượng dân phòng mà tại Khoản 5 Điều 3 Luật phòng cháy chữa cháy 2001 có quy định về đội dân phòng là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy, giữ gìn an ninh trật tự ở nơi cư trú.

– Luật phòng cháy chữa cháy cũng quy định tại mỗi thôn, tổ dân phố phải thành lập 1 Đội dân phòng, được biên chế từ 10 đến 30 đội viên. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quyết định việc thành lập, quản lý hoạt động đối với lực lượng này.

2. Vai trò, nhiệm vụ của lực lượng dân phòng là gì?

2.1 Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng

Lực lượng Dân phòng là tổ chức triển khai dựa trên quần chúng tự nguyện, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ bảo mật an ninh Tổ quốc, phối hợp với các tổ chức, ban, bảo mật an ninh trật tự nông thôn, bảo vệ tổ dân phố hoạt động nhân dân và trực tiếp tham gia vào nhiệm vụ giữ gìn bảo mật an ninh, trật tự địa phận. Theo đó, dân phòng hiện có hai nhiệm vụ chính là tham gia vào hoạt động phòng cháy, chữa cháy và hoạt động giữ gìn an ninh trật tự ở nơi cư trú.

- Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở bao gồm:

+ Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy.

+ Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

+ Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

+ Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.

- Bên cạnh đó, lực lượng dân phòng ở địa phương còn hoạt động bảo vệ tổ dân phố, và theo Nghị định 38/2006/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của lực lượng dân phòng này như sau:

+ Bắt, tước hung khí, áp giải người phạm tội bị bắt quả tang, người đang bị truy nã, trốn việc thi hành án phạt tù đến các trụ sở Công an phường theo đúng quy định của pháp luật.

+ Yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm pháp luật và báo cáo với Ủy ban nhân dân, Công an phường để có các biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với những người đang có các hành vi vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, các vi phạm quy định an toàn cháy nổ và các quy định khác về trật tự, an toàn xã hội.

+ Tham gia cùng với lực lượng Công an hoặc các lực lượng chức năng để truy bắt những người phạm tội, người đang bị truy nã, trốn thi hành án; kiểm tra việc tạm trú, tạm vắng; kiểm tra giấy chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác của người tạm trú và người có nghi vấn đến các địa bàn khu phố được phân công phụ trách.

2.2 Vai trò của lực lượng dân phòng

– Trong thời kỳ đô thị hóa, hiện đại hóa của đất nước hiện nay, nhu cầu sử dụng khí thiên nhiên, xăng dầu ngày càng cao dẫn đến nguy cơ cháy nổ tiềm ẩn rất cao. Khi có sự cố cháy nổ xảy ra, lực lượng dân phòng luôn là lực lượng cơ sở phát hiện và tổ chức ứng cứu cháy nổ sớm nhất, đồng thời sử dụng các phương pháp chữa cháy hiện có tại hiện trường để xử lý tỷ lệ sẽ cao

- Lực lượng dân phòng là cánh tay nối dài của Ủy ban nhân dân và Công an cấp xã trong công tác đảm bảo an toàn PCCC tại địa phương, nhất là khu dân cư, hộ gia đình. Trong công tác cứu nạn, cứu hộ khẩn cấp, lực lượng dân phòng phối hợp, hỗ trợ lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, hướng dẫn quần chúng thoát nạn, di chuyển, bảo vệ tài sản, bảo đảm trật tự an toàn, phục vụ công tác phòng cháy và chữa cháy.

- Lực lượng dân phòng có vai trò hết sức quan trọng trong công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại địa phương. Cần đầu tư hiệu quả cho hoạt động này của lực lượng dân phòng, hạn chế thấp nhất số vụ cháy xảy ra, dập tắt đám cháy kịp thời, không để cháy lan rộng gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

- Ngoài ra, Lực lượng Dân phòng còn đóng vai trò rất lớn trong việc đảm bảo trật tự, pháp luật tại địa phương. Ngăn chặn kịp thời các xung đột và phát hiện các hoạt động vi phạm pháp luật trên địa bàn.

3. Huấn luyện, bồi dưỡng lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành

Theo Điều 46 Luật Phòng cháy chữa cháy quy định về Huấn luyện, bồi dưỡng, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, điều động và chế độ, chính sách đối với lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, cụ thể:

- Lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; chịu sự điều động của cấp có thẩm quyền để tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

- Lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được hưởng chế độ, chính sách trong thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và khi trực tiếp chữa cháy.

- Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở không chuyên trách được hưởng chế độ hỗ trợ thường xuyên.

- Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.

 

4. Chế độ đối với lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành

Điều 34 Nghị định 136/NĐ-CP quy định:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng; mức hỗ trợ căn cứ điều kiện thực tế của từng địa phương nhưng không thấp hơn 15% lương tối thiểu vùng.

- Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành hoạt động theo chế độ không chuyên trách ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi trả. Căn cứ vào điều kiện thực tế, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định, mức hỗ trợ cho từng chức danh nhưng không thấp hơn hệ số 0,2 lương tối thiểu vùng.

- Thành viên đội dân phòng khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, mỗi ngày được hưởng trợ cấp một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng; thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) và mỗi ngày được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng.

- Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy nếu bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí; trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết của Luật Hòa Nhựt tại đây: Chế độ đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/dan-phong-la-gi-vai-tro-nhiem-vu-cua-luc-luong-dan-phong-la-gi-a19779.html