Luật cạnh tranh thổ nhĩ kỳ - Bản dịch chi tiết nhất

Mục đích của Luật này là bảo vệ cạnh tranh bằng các biện pháp điều chỉnh, giám sát cần thiết; ngăn ngừa việc lạm dụng vị trí thống lĩnh của các doanh nghiệp chiếm ưu thế trên thị trường; ngăn ngừa các thoả thuận, các quyết định và các hành vi gây kìm hãm, hạn chế hoặc bóp méo cạnh tranh trên thị trường hàng hoá và dịch vụ.

Phần I

Mục đích, phạm vi điều chỉnh, Giải thích thuật ngữ

Mc đích

Điều 1

Mục đích của Luật này là bảo vệ cạnh tranh bằng các biện pháp điều chỉnh, giám sát cần thiết; ngăn ngừa việc lạm dụng vị trí thống lĩnh của các doanh nghiệp chiếm ưu thế trên thị trường; ngăn ngừa các thoả thuận, các quyết định và các hành vi gây kìm hãm, hạn chế hoặc bóp méo cạnh tranh trên thị trường hàng hoá và dịch vụ.

Phạm vi điều chỉnh

Điều 2

Mọi thoả thuận, quyết định và hành vi gây kìm hãm, hạn chế hoặc bóp méo cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hoạt động trên hoặc có tác động tới thị trường hàng hoá và dịch vụ thuộc lãnh thổ nước Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ; hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của các doanh nghiệp có ưu thế trên thị trường và việc sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào gây cản trở một cách đáng kể tới hoạt động cạnh tranh trên thị trường; mọi biện pháp, quyết định, điều tiết và giám sát để bảo vệ cạnh tranh đều thuộc phạm vi điều

chỉnh của Luật này.

Điều 3

Giải thích từ ngữ

Trong luật này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Bộ: có nghĩa là Bộ Thương mại và Công nghiệp

Cạnh tranh: có nghĩa là sự đấu tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường hàng hoá và dịch vụ để quyết định các vấn đế kinh tế một cách độc lập.

Vị trí thống lĩnh: có nghĩa là vị trí mà một hoặc nhiều doanh nghiệp có được trên một thị trường nhất định mà nhờ vị trí đó, các doanh nghiệp này có thể hành động một cách độc lập với các đối thủ cạnh tranh và với người mua trong việc quyết định các thông số kinh tế như khối lượng sản xuất hoặc phân phối, giá cả và lượng cung cấp.

Doanh nghiệp: có nghĩa là tự nhiên nhân hay pháp nhân sản xuất, mua bán hàng hoá và dịch vụ với tư cách là một thực thể kinh tế có khả năng hành động một cách độc lập trên thị trường

Hiệp hội các doanh nghiệp: có nghĩa là một tổ chức có hay không có tư cách pháp nhân do các doanh nghiệp thoả thuận hình thành nên vì những mục tiêu nhất định.

Hàng hoá: có nghĩa là động sản hay bất động sản là đối tượng mua

bán.

Dịch vụ: có nghĩa là hoạt động mang tính tinh thần hoặc tính vật chất

hoặc cả tinh thần và vật chất được thực hiện để đổi lấy tiền hoặc một lợi ích nhất định.

Cơ quan thẩm quyền: có nghĩa là Cơ quan có thẩm quyền về cạnh tranh

Uỷ ban: có nghĩa là Uỷ ban Cạnh tranh.

Phần II Chương 1

Các hành vi bị nghiêm cấm

Thoả thuận, hành vi cấu kết và quyết định hạn chế cạnh tranh

Điều 4

Mọi thoả thuận, hành vi cấu kết của các doanh nghiệp, các quyết định và hành vi của các hiệp hội doanh nghiệp có tác động hoặc ảnh hưởng gây kìm hãm, bóp méo hoặc hạn chế cạnh tranh trên thị trường hàng hoá hoặc dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp, đều ià bất hợp pháp và bị nghiêm cấm.

Cụ thể, các hành vi này bao gồm:

a. ấn định giá bán, giá mua, các yếu tố quyết định giá như chi phí hay lợi nhuận hoặc các điều kiện thương mại khác có liên quan tới việc mua và bán hàng hoá và dịch vụ.

b. Chia sẻ thị trường hàng hoá và dịch vụ, nguồn cung ứng hàng hoá và các yếu tố thị trường.

c. Kiểm soát hoặc hoặc định đoạt cung, cầu trên thị trường hàng hoá và dịch vụ không theo các điều kiện của thị trường

d. Cản trở hay hạn chế hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, loại trừ các doanh nghiệp khác hoạt động trên thị trường bằng cách tẩy chay hay bằng hành vi khác, ngăn chặn các doanh nghiệp khác tham gia vào thị trường. e. áp dụng các điều kiện mua bán hàng khác nhau với những người có

giao dịch như nhau, có quyền và nghĩa vụ như nhau, trừ trường hợp thoả thuận mua bán độc quyền

f. áp đặt việc thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào việc mua hàng hoá và dịch vụ khác, vào sự chấp nhận của đại lý về trưng bày hàng hoá và dịch vụ khác, vào sự chấp nhận các điều kiện bán lại đối với hàng hoá và dịch vụ có liên quan trái với bản chất của thoả thuận hoặc tập quán thương mại.

Trong trường hợp không thể chứng minh được sự tồn tại của một thoả thuận, nếu giá cả thay đổi hoặc các yếu tố thị trường về cân bằng cung cầu hay phạm vi hoạt động trên thị trường của các doanh nghiệp có liên quan giống với các yếu tố của thị trường mà cạnh tranh bị ngăn cản, bóp méo hoặc hạn chế thì có thể đưa ra giả thiết là các doanh nghiệp có liên quan đã tham gia vào một hành vi cấu kết.

Mỗi bên có liên quan có thể miễn trách nhiệm nếu chứng minh được điều ngược lại trên cơ sở các luận cứ kinh tế xác đáng.

Ngoại lệ

Điều 5

Theo đơn của các bên liên quan, ỷ ban có thể tuyên bố việc không áp dụng các quy định của Điều 4 đối với thoả thuận hoặc hành vi cấu kết của các doanh nghiệp hoặc quyết định của các hiệp hội doanh nghiệp trong trường hợp thoả thuận hay hành vi đó đáp ứng một trong điều kiện sau:

a. Góp phần tạo ra sự phát triển và tiến bộ mới hoặc cải tiến kỹ thuật, kinh tế trong sản xuất, phân phối hàng hoá và cung ứng dịch vụ.

b. Chia sẻ một phần lợi ích thu được cho khách hàng. và không:

c. Loại trừ cạnh tranh trên phần căn bản của thị trường liên quan.

d. Gây hạn chế cạnh tranh nhiều hơn những lợi ích đạt được từ các mục tiêu quy định tại khoản a và b.

Quyết định miễn trừ xác định cụ thể thời hạn miễn trừ, nhưng không quá 5 năm. Các điều kiện, các nghĩa vụ nhất định có thể được xác định trong quyết định miễn trừ. Khi kết thúc thời hạn miễn trừ, quyết định miễn trừ có thể được gia hạn theo đơn đề nghị của các bên có liên quan nếu các yêu cầu miễn trừ vẫn được đáp ứng.

Trường hợp các yêu cầu qui định trên đây được đáp ứng, ỷ ban có thể ban hành thông cáo xác định những loại thoả thuận nhất định được miễn trừ nhóm với các điều kiện cụ thể kèm theo.

Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Điều 6

Mọi hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường hàng hoá và dịch vụ của một phần hay toàn bộ lãnh thổ do một hoặc nhiều doanh nghiệp hành động đơn lẻ hoặc cấu kết với nhau thực hiện là bất hợp pháp và bị nghiêm cấm.

Cụ thể, các hành vi lạm dụng này bao gồm:

a. Ngăn cản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực thương mại nhằm mục đích cản trở hoạt động của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

b. Tạo ra sự phân biệt một cách trực tiếp hoặc gián tiếp bằng cách áp đặt các điều kiện khác nhau đối với quyền và nghĩa vụ như nhau cho những người mua có vị trí như nhau.

c. áp đặt việc thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào việc chấp nhận những hạn chế về điều kiện bán lại, chẳng hạn như việc mua các hàng hoá và dịch vụ khác, sự chấp nhận của các đại lý về trưng bày các hàng hoá và dịch vụ khác, hoặc duy trì giá bán lại tối thiểu.

d. Lợi dụng lợi thế về tài chính, công nghệ và thương mại do vị trí thống lĩnh trên một thị trường khác tạo ra để thực hiện các hoạt động nhằm bóp méo cạnh tranh trên thị trường hàng hoá và dịch vụ.

e. Hạn chế sản xuất, hạn chế tìm kiếm thị trường hoặc hạn chế phát triển kỹ thuật, do đó gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp

Điều 7

Việc sáp nhập do hai hoặc nhiều doanh nghiệp tiến hành, việc mua lại doanh nghiệp, trừ trường hợp thừa kế doanh nghiệp, do một doanh nghiệp hoặc một cá nhân thực hiện bằng cách mua lại toàn bộ hoặc một phần các tài sản hoặc cổ phiếu của một doanh nghiệp khác hay bằng cách thức nào đó để nắm được quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp đó, tạo ra hoặc củng cố vị trí thống lĩnh của một hoặc một số doanh nghiệp và hây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường hàng hoá và dịch vụ của một phần hoặc toàn bộ lãnh thổ, đều là bất hợp pháp và bị nghiêm cấm.

ỷ ban ban hành thông cáo công bố các trường hợp sáp nhập và mua lại doanh nghiệp được coi là hợp pháp nhưng chỉ được phép thực hiện sau khi đã thông báo cho ỷ ban.

Điều 8

Chương 2

Thẩm Quyền của Ủy ban

Chứng nhận không vi phạm

Theo đơn đề nghị của doanh nghiệp hay hiệp hội doanh nghiệp, trên cơ sở các thông tin có được, Ủy ban có thể cấp Giấy chứng nhận công nhận một thoả thuận, quyết định, hành vi hoặc một việc sáp nhập hay mua lại doanh nghiệp là không trái với quy định tại điều 4,6 và 7 của Luật này.

Sau khi cấp Giấy chứng nhận, Ủy ban có thể huỷ bỏ quyết định của mình vào bất kỳ lúc nào theo quy định tại điều 13. Tuy nhiên, trong các trường hợp này, chế tài không được áp dụng đối với các bên có liên quan trước khi có quyết định huỷ bỏ của Ủy ban.

Chấm dứt hành vi vi phạm

Điều 9

Khi tự phát hiện hoặc được Bộ thông báo bằng văn bản kháng nghị về hành vi vi phạm các điều 4,6, hoặc 7 của Luật này, Ủy ban ra quyết định thông báo cho doanh nghiệp hoặc hiệp hội doanh nghiệp liên quan về các biện pháp tiến hành hay không tiến hành theo quy định tại chương 4 của Luật này để duy trì cạnh tranh và khôi phục lại tình trạng như trước khi có hành vi vi phạm.

Tự nhiên nhân, pháp nhân có quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm có quyền khiếu nại.

Trước khi ra quyết định theo quy định tại đoạn 1, Ủy ban thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp liên quan về quan điểm và biện pháp xử lý để chấm dứt hành vi vi phạm.

Nếu nhận thấy có thể có thiệt hại nghiêm trọng và không thể khắc phục được phát sinh trước khi có quyết định cuối cùng, Ủy ban có thể tiến hành các biện pháp tạm thời để bảo vệ tình trạng như trước khi có hành vi vi phạm

nhưng các biện pháp này không được vượt quá phạm vi của quyết định cuối cùng.

Điều 10. Thông báo cho Ủy ban về thoả thuận, sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp

Mọi thoả thuận, quyết định hoặc hành vi cấu kết thuộc phạm vi quy định tại Điều 4 đều phải được thông báo cho Ủy ban trong vòng một tháng sau khi ký kết. Quy định việc miễn trừ không áp dụng cho các thoả thuận không được thông báo. Trong trường hợp quyết định miễn trừ đã được dành cho một thoả thuận nhưng thoả thuận này không được thông báo trong thời gian quy định thì quyết định miễn trừ đó chỉ có hiệu lực kể từ ngày thông báo.

Sau khi tiến hành điều tra sơ bộ trong vòng 15 ngày kể từ khi được thông báo về việc sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp thuộc phạm vi quy định tại điều 7, Ủy ban phải cho phép tiến hành các hoạt động liên quan tới việc sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp đó, hoặc nếu thấy cần phải thực hiện một cuộc điều tra lần cuối, theo quy tắc tố tụng, Ủy ban phải thông báo cho các bên về sự phản đối bước đầu của mình, các biện pháp cần thiết khác đồng thời nêu rõ việc sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp đó bị coi là vô hiệu trước khi có quyết định cuối cùng. Trong trường hợp đó, các điều 40-59 của Luật này được áp dụng.

Kể từ khi nhận được đơn đề nghị cho phép sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp, nếu trong thời gian do Luật quy định, Ủy ban không trả lời đơn đề nghị hoặc không tiến hành bất kỳ một hành động nào thì thoả thuận về việc sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp đó có hiệu lực pháp lý sau 30 ngày kể từ ngày thông báo.

Lỗi không thông báo cho Ủy banvề việc sáp nhập hoặcmua lại doanh nghiệp

Điều 11

Đối với các trường hợp sáp nhập và mua lại doanh nghiệp mà việc thông báo là thủ tục bắt buộc nhưng trong thực tế lại không được thực hiện và nếu Ủy ban nắm được thông tin về hoạt động này theo bất kỳ cách thức nào thì Ủy ban chủ động tiến hành điều tra đối với việc sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp đó. Khi kết thúc cuộc điều tra, nếu:

a. Nhận thấy việc sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp đó không thuộc phạm vi của Điều 7, đoạn 1 thì Ủy ban cho phép tiến hành hoạt động này. Tuy nhiên, Ủy ban yêu cầu các bên có liên quan phải nộp tiền phạt vì hành vi không thông báo.

b. Nhận thấy việc sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp đó thuộc phạm vi quy định tại Điều 7 đoạn 1, thì cùng với việc buộc nộp phạt, Ủy ban cũng ra quyết định buộc chấm dứt hoạt động liên quan tới việc sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp đó; xác định lại hành vi bất hợp pháp đã xảy ra trong thực tế; đưa ra điều kiện và lịch trình buộc bên thực hiện việc sáp nhập hay mua lại doanh nghiệp đó phải hoàn trả cho chủ sở hữu cũ hoặc nếu việc hoàn trả không thể thực hiện được thì buộc phải chuyển giao hoặc chuyển nhượng toàn bộ cổ phiếu và tài sản cho bên thứ ba, hay các biện pháp phù hợp khác. Cho tới khi việc hoàn trả hay chuyển giao hoặc chuyển nhượng đã được hoàn thành, bên thực hiện việc sáp nhập hay mua lại doanh nghiệp đó không được quyền tham gia quản lý doanh nghiệp bị mua lại.

Thông báo

Điều 12

Thông báo bao gồm các thông tin được nêu trong Mẫu đơn thông báo do Ủy ban đưa ra, các thông tin phải chính xác và đầy đủ. Thông báo do một trong các bên liên quan đệ trình. Bên đệ trình cần thông báo cho các bên kia biết. Thông báo cần được đính kèm các văn bản liên quan và được xem là đã được đệ trình vào ngày được đưa vào hồ sơ của Ủy ban.

Huỷ bỏ Quyết định miễn trừ

Điều 13

Quyết định miễn trừ có thế bị huỷ bỏ hoặc một số hành vi nhất định của các bên bị nghiêm cấm trong trường hợp:

a. Có thay đổi trong các điều kiện là cơ sở của quyết định

b. Các bên không tuân thủ các nghĩa vụ hoặc điều kiện nêu trong quyết

định

c. Quyết định được đưa ra dựa trên thông tin sai sự thật hoặc không

đầy đủ.

Quyết định về việc huỷ bỏ Quyết định miễn trừ có hiệu lực từ ng ày có sự thay đổi thực tế đối với trường hợp quy định tại khoản a, và từ ngày ra quyết định về việc miễn trừ hoặc ngày cấp Giấy chứng nhận đối với các trường hợp khác.

Quyết định miễn trừ hoặc Giấy chứng nhận bị coi là chưa từng được cấp trong trường hợp thông tin không đầy đủ hoặc sai sự thật như qui định tại khoản a được cung cấp một cách cố ý hoặc xuất phát từ sự gian lận của các

doanh nghiệp liên quan.

Điều 14

Yêu cầu cung cấp thông tin

Khi tiến hành các nhiệm vụ quy định tại Luật này, Ủy ban có thể yêu cầu mọi cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp cung cấp các thông tin cần thiết.

Người có trách nhiệm của các cơ quan, doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp này phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của Ủy ban trong thời gian

do Ủy ban xác định.

Điều 15

Điều tra đột xuất

Khi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại luật này, Ủy ban có thể tiến hành các cuộc điều tra cần thiết ngay tại trụ sở của doanh nghiệp hoặc hiệp hội doanh nghiệp. Khi tiến hành điều tra, Ủy ban có quyền:

a. Xem xét sổ sách và mọi chứng từ, hồ sơ của doanh nghiệp, sao chép các tài liệu này trong trường hợp cần thiết.

b. Yêu cầu giải thích bằng văn bản hoặc bằng miệng về những vấn đề nhất định.

c. Tiến hành điều tra đột xuất về tài sản của doanh nghiệp

Việc điều tra do các chuyên gia của Ủy ban thực hiện. Các chuyên gia này phải mang theo Giấy thừa lệnh trong đó nêu rõ đối tượng, mục tiêu điều tra và nếu doanh nghiệp cung cấp thông tin không đúng sẽ bị buộc phải nộp

phạt hành chính.

Điều 16

Chương 3

Phạt hành chính

Mức phạt

Uỷ ban có thể buộc doanh nghiệp (tự nhiên nhân hay pháp nhân), hiệp hội doanh nghiệp và thành viên của hiệp hội này phải nộp phạt khoản tiền là:

1. 100 triệu Lira Thổ Nhĩ Kỳ nếu doanh nghiệp hoặc hiệp hội doanh nghiệp đó cung cấp thông tin sai trái trong thông báo để được hưởng miễn trừ, để được cấp Giấy chứng nhận, để được phép sáp nhập hay mua lại doanh nghiệp hoặc trong thông báo và đơn đề nghị cho phép thực hiện các thoả thuận được ký kết trước khi luật này có hiệu lực.

2. 100 triệu Lira nếu cung cấp thông tin sai sự thật hoặc lừa dối theo yêu cầu Ủy ban về cung cấp thông tin hoặc điều tra đột xuất.

3. 50 triệu Lira nếu không thông báo việc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp hoặc không thông báo về thoả thuận hoặc hành vi liên kết hay một quyết định thuộc phạm vi quy định tại điều 4 trong thời gian đã quy định.

4. 60 triệu Lira do vi phạm các nghĩa vụ quy định tại điều 5, khoản 3

Luật này về các điều kiện xác định tại quyết định miễn trừ của Ủy ban.

Doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp bị xác định là vi phạm điều 4 và

6 của Luật này theo quyết định của Ủy ban và những người vi phạm điều 11, khoản (b) luật này phải nộp phạt không dưới 200 triệu Lira, doanh nghiệp (cá nhân hay pháp nhân), hiệp hội doanh nghiệp và các thành viên của hiệp hội phải nộp phạt một mức tiền tới 10% tổng thu nhập năm tài chính trước đó, mức phạt cụ thể Ủy ban xác định.

Trong trường hợp mức phạt quy định trong đoạn 1 được áp đặt đối với doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp có tư cách pháp nhân thì từng cá nhân nằm trong bộ máy quản lý của các pháp nhân này cũng phải nộp phạt một khoản tiền tới 10% mức phạt đó.

Khi áp đặt mức phạt này, Ủy ban cần cân nhắc các yếu tố nhất định như tính cố ý, mức độ phạm lỗi, quyền lực trên thị trường của doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp liên quan, mức độ nghiêm trọng của thiệt hại có thể xảy ra.

Trường hợp không có vi phạm rõ ràng các quy định của Luật này thì không một khoản tiền phạt nào được áp đặt cho tới khi có quyết định cuối cùng của Ủy ban về thoả thuận hoặc quyết định đã được thông báo trong thời

gian quy định.

Điều 17

Nộp phạt định kỳ

Ủy ban có thể áp đặt doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp nộp tiền phạt định kỳ theo ngày, bắt đầu từ ngày được xác định trong quyết định:

a. 50 triệu Lira một ngày nếu không tuân thủ quyết định buộc chấm dứt hành vi vi phạm quy định tại điều 9 và đối với việc không tuân thủ các biện pháp khác

b. 25 triệu Lira một ngày nếu không tuân thu các quyết định của Ủy ban và các biện pháp được quy định tại điều 11, đoạn (b)

c. 25 triệu Lira một ngày nếu thực hiện các hành vi bị cấm theo điều 13, đoạn 1

d. 20 triệu Lira một ngày nếu ngăn cản chuyên gia của Ủy ban tiến hành

điều tra đột xuất.

Điều 18

Tính chất và việc cưỡng chế nộp phạt

Mọi khoản tiền phạt quy định tại luật này đều mang tính chất hành chính. Các khoản tiền phạt và việc nộp phạt định kỳ được áp đặt cho mỗi bên tham gia vào hành vi vi phạm.

Khi có đơn khiếu nại gửi lên toà án về quyết định nộp phạt định kỳ và quyết định buộc nộp phạt, việc nộp phạt không áp dụng kể từ ngày có đơn gửi

lên toà án.

Điều 19

Thời hạn nộp phạt và nọp phạt định kỳ

Thẩm quyền của Ủy ban trong việc áp đặt tiền phạt và nộp phạt định có thời hạn như sau:

a. 3 năm đối với hành vi vi phạm các điều khoản về thông báo hoặc nộp đơn đề nghị của doanh nghiệp hoặc hiệp hội doanh nghiệp và các hành vi vi phạm các quy định về điều tra đột xuất hoặc cung cấp thông tin.

b. 5 năm trong trường hợp liên quan tới các vi phạm khác

Thời hạn được tính từ ngày vi phạm. Tuy nhiên, trong trường hợp vi phạm thường xuyên hoặc tái diễn thì thời gian bắt đầu tính từ ngày hành vi vi phạm chấm dứt hoặc vào ngày cuối cùng tái diễn.

Mọi hoạt động nào do Ủy ban thực hiện nhằm mục đích điều tra hoặc kiểm tra về vi phạm đều làm gián đoạn thời kỳ giới hạn tố tụng, thời hạn được tính lại từ ngày hoạt động đó được thông báo cho bất kỳ một bên liên quan.

Việc nộp đơn lên toà án khiếu nại về quyết định cũng làm gián đoạn thời

hạn này.

Điều 20

Phần III Tổ chức

Cơ quan quản lý cạnh tranh

Một cơ quan quản lý cạnh tranh có tư cách pháp nhân và độc lập về mặt tài chính và hành chính được thành lập để thiết lập và thúc đẩy môi trường cạnh tranh tranh tự do cho thị trường hàng hoá và dịch vụ, để gíám sát việc thi hành luật này và để tiến hành các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.

Bộ Thương mại và Công nghiệp là Bộ phối hợp quản lý với Cơ quan quản lý Cạnh tranh.

Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, Cơ quan quản lý cạnh tranh có tính độc lập. Không cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào có thể ra mệnh lệnh hay sắc lệnh gây ảnh hưởng tới quyết định cuối cùng của cơ quan quản lý cạnh

tranh.

Trụ sở chính của cơ quan quản lý cạnh tranh đặt tại Ankara.

Tổ chức của Cơ quan cạnh tranh

Điều 21

Tổ chức của cơ quan cạnh tranh bao gồm:

a. ỷ ban cạnh tranh b, Văn phòng Chủ tịch c. Các phòng ban

Điều 22

Chương 1

y ban cạnh tranh

Cơ cấu của Ủy ban

Ủy ban cạnh tranh gồm 11 thành viên, bao gồm cả Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng bổ nhiệm các thành viên của Ủy ban trên cơ sở lựa chọn từ hai ứng cử viên được các cơ quan dưới đây đề cử cho từng vị trí (các ứng cử viên có thể thuộc hoặc không thuộc tổ chức đề cử): 4 thành viên từ các ứng cử viên của Ủy ban cạnh tranh; 2 thành viên từ các ứng cử viên của Bộ Thương mại và Công nghiệp; 1 thành viên từ các ứng cử viên của Văn phòng thư ký về Tổ chức Kế hoạch Nhà nước trực thuộc Bộ Ngoại giao; 1 thành viên từ các ứng cử viên của Toà Phúc thẩm, 4 thành viên còn lại của ỷ ban được lựa chọn từ các ứng cử viên của Hội đồng Nhà nước, ỷ ban Liên Đại học, Liên minh Phòng Thương mại và Sở giao dịch Ngoại tệ – mỗi cơ cơ quan này đề cử 2 ứng cử viên.

Ít nhất là một nửa số thành viên do Ủy ban Cạnh tranh đề cử phải là chuyên viên của Cơ quan quản lý Cạnh tranh.

Hội đồng Bộ trưởng bổ nhiệm một trong số 3 ứng cử viên do Ủy ban đề cử làm Chủ tịch ỷ ban. Phó Chủ tịch do Ủy ban bổ nhiệm.

Điều kiện để được bổ nhiệm

Điều 23

Chủ tịch và các thành viên của Ủy ban được bổ nhiệm từ những người có bằng Đại học Luật, Kinh tế, Quản trị kinh doanh hoặc Tài chính, của Thổ Nhĩ Kỳ hoặc của nước ngoài, có đủ kiến thức và kinh nghiệm về chuyên môn, đã làm việc ít nhất là 10 năm trong khu vực nhà nước hoặc tư nhân có liên quan tới chuyên môn của mình. Các thành viên này cũng phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại điều 48, đoạn (A), các khoản 1,4,5,6 và 7 của Luật Công chức Nhà nước số 657.

Điều 24

Nhiệm kỳ

Nhiệm kỳ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên của Ủy ban là 6 năm. Một thành viên được tái bổ nhiệm sau khi hết nhiệm kỳ. Cứ sau hai năm,

1/3 số thành viên của Ủy ban được thay đổi. Khi thay đổi thành viên, số lượng và tỷ lệ quy định tại các điều về cơ cấu của Ủy ban. Trong trường hợp Chủ tịch hay bất kỳ vị trí nào của ỷ ban bị khuyết trước khi kết thúc nhiệm kỳ do một lý do nào đó ngoại trừ lý do thay đổi thành viên, việc đề cử và bổ nhiệm vào các vị trí khuyết đó được thực hiện trong vòng 1 tháng. Trong trường hợp đó, người được bổ nhiệm nắm giữ chức vụ tới khi hết nhiệm kỳ của thành viên mà anh ta thay thế.

Chủ tịch và các thành viên của Văn phòng Chủ tịch không thể bị bãi miễn vì bất kỳ một lý do nào trước khi nhiệm kỳ của họ chấm dứt. Tuy nhiên, nhiệm kỳ có thể bị chấm dứt bởi một quyết định của Ủy ban nếu Chủ tịch hay các thành iviên của Ủy ban không còn phù hợp vị trí được bổ nhiệm nữa, hoặc khi có hành vi vi phạm điều 25 của Luật này, hoặc khi có phán quyết của Toá án xác định Chủ tịch hay bất kỳ một thành viên nào của ỷ ban đã có hành vi vi phạm liên quan tới vị trí của mình.

Các hành vi bị cấm

Điều 25

Trừ khi có quy định của một luật chuyên ngành, Chủ tịch và các thành viên của Ủy ban không được đảm nhận bất kỳ một chức vụ nào trong khu vực nhà nước hoặc tư nhân, không được tham gia vào hoạt động thương mại hoặc nắm giữ cổ phiếu ở doanh nghiệp.

Trước khi thực hiện nhiệm kỳ của mình, Chủ tịch và các thành viên của Ủy ban phải chuyển giao hoặc bán tất cả các trái phiếu của mình (trừ Công trái) cho những người không phải là họ hàng tới đời thứ ba hoặc họ hàng bên vợ hoặc chồng tới đời thứ hai theo các quy định về thị trường vốn. Mọi thành viên của Ủy ban không tuân thủ theo quy định này trong vòng 30 ngày được xem như là đã từ chức.

Việc tham gia vào các hội, quĩ trợ giúp xã hội hoặc giáo dục và các hợp tác xã hoạt động phi lợi nhuận không áp dụng quy định này.

Ngay cả sau khi đã rời bỏ vị trí của mình, các thành viên và chuyên viên của Ủy ban không được công bố hoặc sử dụng các thông tin tuyệt mật và các bí mật thương mại của doanh nghiệp và của các hiệp hội thương mại mà họ biết được trong quá trình thi hành luật này vì lợi ích của cá nhân mình hoặc vìlợi ích của những người khác.

Điều 26

Tuyên thệ

Các thành viên của Ủy ban Cạnh tranh tuyên thệ trước Văn phòng của Chủ tịch thứ nhất của Toà Phúc thẩm rằng trong thời hạn nhiệm kỳ của mình sẽ thực hiện các nhiệm vụ của Ủy ban một cách sự cần mẫn và trung thực tuyệt đối, không vi phạm và không để người khác vi phạm các quy định của Luật này.

Việc đệ đơn lên Toà Phúc thẩm để xin được tuyên thệ được xem xét theo thứ tự ưu tiên. Chủ tịch và các thành viên của Ủy ban không được bắt đầu thực hiện công việc của mình trước khi tuyên thệ.

Thẩm quyền và nhiệm vụ của Ủy ban

Điều 27

Thẩm quyền và nghĩa vụ của ỷ ban bao gồm:

a. Trên cơ sở sáng kiến của chính mình hoặc theo đơn đề nghị, tiến hành điều tra và nghiên cứu về các hoạt động bị cấm theo Luật này; nếu xác định có hành vi vi phạm, tiến hành các biện pháp cần thiết để chấm dứt hành vi vi phạm và buộc nộp phạt hành chính đối với người chịu trách nhiệm về hành vi đó.

b. Ra quyết định miễn trừ và cấp giấy chứng nhận cho các thoả thuận phù hợp trên cơ sở xem xét đơn đề nghị miễn trừ hoặc đề nghị cấp giấy chứng nhận của các bên.

c. Xem xét lại đơn đề nghị của các bên liên quan trong trường hợp có thay đổi hoàn cảnh của các bên hoặc của thị trường, trên cơ sở đó tiến hành điều tra thường xuyên về thị trường có liên quan tới quyết định miễn trừ hoặc Giấy chứng nhận đã cấp.

d. Cho phép sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp e. Bổ nhiệm Phó Chủ tịch của Ủy ban

f. Ban hành Thông cáo và các quy định cần thiết để thi hành Luật này

g. Trục tiếp đề xuất hoặc trên cơ sở đề nghị của Bộ về sửa đổi, bổ sung các qui định pháp luật về cạnh tranh.

h. Nghiên cứu pháp luật, hoạt động, chính sách và biện pháp của các nước khác về thoả thuận và quyết định hạn chế cạnh tranh.

i. Thiết lập và giám sát việc thực thi chính sách nhân sự của Cơ quan quản lý Cạnh tranh, bổ nhiệm cán bộ, phê chuẩn ngân sách, bảng quyết toán thu chi và chương trình làm việc hàng năm của Cơ quan quản lý Cạnh tranh do Văn phòng Chủ tịch chuẩn bị, trong trường hợp cần thiết, quyết định việc chuyển tài khoản ngân quỹ.

j. Xác định ứng cử viên do Cơ quan quản lý cạnh tranh đề cử vào các vị trí của Ủy ban;

k. Công bố báo cáo hàng năm về hoạt động, hiện trạng và phát triển hoạt động của Ủy ban;

l. Xem xét và quyết định các đề xuất về mua, thuê và bán bất động sản và động sản và các tài sản khác của Cơ quan quản lý cạnh tranh, đua ra các quy định cần thiết về vấn đề này;

m. Quyết định về quyền, tín dụng và trách nhiệm của Cơ quan cạnh tranh đối với người thứ ba

n. Tiến hành các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc hoạt động của Ủy ban

Điều 28

Ủy ban Chủ tịch điều hành và làm đại diện, trong trường hợp Chủ tịch bị ốm, nghỉ phép hay lý do nào khác, thì Phó Chủ tịch thay thế.

Chủ tịch Ủy ban, Phó chủ tịch trong trường hợp Chủ tịch vắng mặt điều hành các cuộc họp và thông báo cho các thành viên của Ủy ban về nội dung làm việc.

Các thành viên của Ủy ban không được tham gia thảo luận và bỏ phiếu cho các vấn đề liên quan tới chính thành viên đó hay họ hàng tới đời thứ ba hay họ hàng bên vợ (hoặc chồng) tới đời thứ hai.

Chương 2

Văn phòng Chủ tịch

Điều 29

Văn phòng Chủ tịch gồm Chủ nhiệm, 1 Phó Chủ nhiệm và các Phó Chủ tịch.

Chủ tịch và Chủ nhiệm là quan chức cấp cao nhất của Cơ quan cạnh

tranh và là người chịu trách nhiệm quản lý chung và đại diện cho Cơ quan quản lý cạnh tranh.

Trách nhiệm này bao gồm cả quyền hạn và trách nhiệm điều chỉnh, giám sát, xem xét các hoạt động của Cơ quan cạnh tranh và khi cần thiết thì thông tin cho công chúng.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Chủ tịch

Điều 30

Quyền hạn và nghĩa vụ của Văn phòng Chủ tịch bao gồm:

a. Tổ chức và phối hợp giữa Ủy ban Cạnh tranh và các Phòng ban một cách hài hoà, có hiệu quả, có kỷ cương và tổ chức, giải quyết tranh chấp về quyền và nhiệm vụ phát sinh giữa các Phòng ban của Cơ quan quản lý Cạnhtranh.

b. Đặt ra chương trình làm việc, ngày giờ họp và tổ chức họp.

c. Bảo đảm sự tuân thủ quyết định của Ủy ban và giám sát việc thực hiện các quyết dịnh này

d. Hoàn chỉnh các đề xuất của các phòng ban và trình lên Ủy ban

e. Chuẩn bị và trình lên Ủy ban ngân sách, quyết toán thu chi và báo cáo hoạt động hàng năm của Ủy ban, vận hành ngân quỹ, thu chi tài chính.

f. Đề xuất ban hành các qui định, quyết định liên quan tới chính sách cạnh tranh

g. Điều chỉnh mối quan hệ giữa Cơ quan quản lý cạnh tranh với Bộ và các cơ quan khác

h. Đại diện cho Cơ quan cạnh tranh trước các tổ chức tư nhân và nhà nước

i. Bảo đảm việc công bố quyết định cuối cùng, thông cáo và các văn bản dưới luật do Ủy ban ban hành.

j. Đặt ra giới hạn về quyền hạn và trách nhiệm của các cán bộ chịu trách nhiệm ký kết các văn bản thay mặt cho Chủ nhiệm.

Các Phó Chủ tịch

Điều 31

Hai Phó Chủ tịch được bổ nhiệm để trợ giúp cho Chủ tịch và Chủ nhiệm trong việc thi hành các nhiệm vụ. Các Phó Chủ tịch có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ và chỉ đạo của Chủ tịch và Chủ nhiệm và bảo đảm sự hài hoà và hợp tác giữa các Phòng ban và giữa các cấp của Cơ quan quản lý Cạnh tranh.

Điều 32

Các phòng ban

Các phòng ban của cơ quan quản lý cạnh tranh bao gồm các phòng ban chính, các phòng ban tư vấn và phòng ban hỗ trợ do Trưởng phòng điều hành.

Giám sát

Điều 33

Sổ sách kế toán của Cơ quan quản lý cạnh tranh chịu sự giám sát của Toà Kế toán.

Điều 34

Chương

Công chức

Nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên theo yêu cầu của Cơ quan quản lý cạnh tranh do các công chức làm việc theo Hợp đồng lao động hành chính thực hiện. Cơ quan quản lý cạnh tranh có thể sử dụng một số chuyên gia và công chức ngoài ngành.

Ngoài lương và quyền lợi tài chính, công chức của Cơ quan quản lý cạnh tranh chịu sự điều chỉnh của Luật Công chức Nhà nước số 657.

Uỷ ban được tự do điều chỉnh cơ cấu và các chức vụ theo nhu cầu. Việc thiết lập và xoá bỏ các chức vụ cũng do ỷ ban thực hiện.

Nhiệm vụ và dịch vụ tạm thời đòi hỏi chuuyên gia do Văn phòng Chủ tịch quyết định. Các chức vụ này làm việc theo Giấy Ủy nhiệm hoặc Hợp đồng lao động. Lương tháng của các công chức quy định tại đoạn này do các tổ chức bảo hiểm xã hội trả không bị khấu trừ.

Chuyên gia nước ngoài cũng có thể được sử dụng theo các quy tắc quy định trong các văn bản dươí luật do Văn phòng Chủ tịch đưa ra và có hiệu lực khi được Ủy ban phê chuẩn.

Bổ nhiệm chuyên gia trợ lý

Điều 35

Chuyên gia trợ lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

a. Có bằng Đại học ngành luật, kinh tế, chính trị, quản trị kinh doanh, công nghiệp hoặc bằng cấp tương đương của nước ngoài

b. Vượt qua được kỳ kiểm tra

c. Vượt qua kỳ kiểm tra ngoại ngữ Anh, Pháp hoặc Đức.

d. Không quá 30 tuổi kể từ ngày thứ 30 của tháng giêng của năm tiến hành kiểm tra.

Các tiêu chuẩn khác được quy định trong các văn bản quy định về việc kiểm tra của Ủy ban.

Điều 36

Chuyên gia cạnh tranh

Những người đã được bổ nhiệm làm chuyên gia trợ lý theo điều 35, tuỳ thuộc vào việc họ đã làm việc ít nhất 3 năm, có thành tích tốt, và đủ điều kiện chấp nhận một đề tài của Ủy ban được coi là chuyên gia cạnh tranh.

Các chuyên gia cạnh tranh và trợ giúp có địa vị và quyền lực của các chuyên gia chuyên nghiệp.

Lương và các quyền lợi tài chính khác

Điều 37

Lương tháng của Chủ tịch và các thành viên của Ủy ban do Hội đồng Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ Thương mại và Công nghiệp. Số tiền lương này, bao gồm tất cả các khoản khác nhau, không được quá hai lần mức lương của các công chức nhà nước ở cấp cao nhất. Khoản lương trả cho các các công chức cấp cao nhất mà được miễn theo Luật thu nhập cũng được miễn thuế thu nhập theo Luật này.

Lương và các quyền lợi tài chính khác của các nhân viên của Cơ quan Cạnh tranh do Ủy ban quyết định trên cơ sở đề nghị của Văn phòng Chủ tịch theo đúng với các nguyên tắc đã ghi trong đoạn đầu tiên với sự điều chỉnh phù hợp.

Điều 38

Đánh giá thời gian hoạt động và hưu trí

Chủ tịch và các thành viên của Ủy ban chịu sự điều chỉnh của Luật Quĩ Nghỉ hưu. Những người chịu sự điều chỉnh của Luật Công chức Nhà nước và được bổ nhiệm làm Chủ tịch hay thành viên của Ủy ban và những người đã

làm việc cho Cơ quan cạnh tranh, khi nhiệm kỳ của họ chấm dứt có thể quay trở lại phục vụ cho Nhà nước và có thể được bổ nhiệm vaò một vị trí phù hợp.Trong các trường hợp như vây, khoảng thời gian mà họ đã làm việc tại Cơ quan cạnh tranh được tính theo đúng các quy định của luật mà họ chịu sự điều chỉnh.

Các quy định nêu trên đây cũng được áp dụng với Chủ tịch, các thành viên của Ủy ban, các chuyên gia và tất cả những nhân viên khác đã tốt nghiệp Đại học.

Liên quan tới vấn đề nghỉ hưu, Chủ tịch Ủy ban được xem là có vị trí ngang hàng ới Thứ trưởng và các Trưởng phòng ngang hàng với cấp Vụ trưởng. Quy chế nghỉ hưu của các nhân viên khác nằm trong Cơ quan cạnh tranh được ghi trong các văn bản dưới luật do Văn phòng Chủ tịch ban hành và có hiệu lực khi có sự phê chuẩn của Ủy ban.

Thu nhập của Cơ quan cạnh tranh

Điều 39

Thu nhập của Cơ quan Cạnh tranh tạo nên ngân sách của Cơ quan này và bao gồm các hạng mục dươí đây:

a. Một khoản tiền dự trữ trong Ngân sách của Bộ

b. 25% số tiền phạt do Ủy ban áp đặt theo đúng với điều 16 và 17 của Luật này

c. thu nhập từ việc xuất bản và các hoạt động khác Thu nhập của Cơ quan Cạnh tranh được giữ trong tài khoản đặt tại Ngân hàng Trung ương hoặc đặt tại một ngân hàng Nhà nước. Các khoản phí nêu trong đoạn (b) được chuyển vào tài khoản thích hợp của Cơ quan cạnh tranh khi số tiền phạt đó được chuyyẻn vào tài khoản Kho bạc.

Phần V

Thủ tục thẩm vấn và điều tra của Ủy ban

Thẩm vấn sơ bộ

Điều 40

Khi nhận được đơn hoặc trên cơ sở sáng kiến của chính mình, Ủy ban có thể quyết định thực hiện một cuộc điều tra một cách trực tiếp hoặc tiến hành một cuộc thẩm vấn sơ bộ để quyết định xem liệu có cần thiết phải tiến hành một cuộc điều tra hay không.

Khi quyết định tiến hành một cuộc thẩm vấn sơ bộ, Chủ tịch Ủy ban bổ nhiệm một hoặc nhiều nhân viên trong số các chuyên gia chuyên nghiệp làm vai trò người thẩm vấn.

Người thẩm vấn được bổ nhiệm để tiến hành việc thẩm vấn sơ bộ phải thông báo cho Ủy ban bằng văn bản trong vòng 30 ngày về tất cả những thông tin và chứng cớ thu nhận được cùng với các quan điểm của người thẩm vấn về các vấn đề có liên quan.

Kết luận của việc thẩm vấn sơ bộ

Điều 41

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày đệ trình báo cáo thẩm vấn sơ bộ, Ủy ban triệu tập một cuộc họp để quyết định xem liệu có nên tiến hành một cuộc điều tra hay không.

Điều 42

Thông báo cho người đệ đơn

Sau khi nhận được đơn tố cáo hoặc khiếu nại, nếu Ủy ban, trên cơ sở các thông tin có được, thấy rằng lời buộc tội là nghiêm túc và đầy đủ chứng cớ, Ủy ban thông báo cho người đệ đơn bằng văn bản về quyết định của Ủy ban cho rằng lời buộc tội được coi là nghiêm túc và do đó, đã tiến hành việc thẩm vấn sơ bộ.

Trong trường hợp Ủy ban phản bác lại một đơn kiện, bất kỳ một ai mà có mối quan tâm hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp có thể chuyển vụ việc ra to à án chống lại quyết định của ỷ ban.

Tiến hành điều tra

Điều 43

Khi nhận được quyết định về việc tiến hành điều tra, Ủy ban quýet định một hoặc nhiều thành viên của Ủy ban cùng với người thẩm vấn được uỷ quyền để tiến hành điều tra. Việc điều tra được hoàn thành trong vòng không quá 6 tháng.`Trong trường hợp cần thiết, khoảng thời gian này có thể được kéo dài quá thời hạn trên thêm 6 tháng nữa.

Ủy ban thông báo cho các bên liên quan về cuộc điều tra được bắt đầu thực hiện trong vòng 15 ngày kể từ ngày ra quyết định về việc tiến hành điều tra và yêu cầu các bên đưa ra các lý lẽ phòng vệ đầu tiên bằng văn bản trong vòng 30 ngày. Để có thể bắt đầu khoảng thời gian đưa ra các lý lẽ bằng văn bản đầu tiên, Ủy ban , cùng với thông báo, gửi đầy đủ thông tin cho các bên về loại hình và bản chất của những lời buộc tội.

Quyết định của Ủy ban về việc bắt đầu tiến hành điều tra là cuối cùng.

Thu thập chứng cứ và thông tin từ các bên

Điều 44

Một Ban, bao gồm các thành viên của Ủy ban và những người thẩm vấn được uỷ quyền hành động thay mặt cho Ủy ban và tiến hành cuộc điều tra, có thể, trong tiến trình điều tra, thực hiện quyền yêu cầu cung cấp thông tin như chỉ ra trong điều 14 và quyền điều tra tại hiện trường như chỉ ra trong điều 15 của Luật này. Trong khoảng thời gian này, Ban có thể yêu cầu các bên và các nhà chức trách liên quan khác đệ trình tất cả những tài liệu và thông tin cần thiết. Trong thời kỳ điều tra của Ban, bất kỳ người nào bị buộc tội là đã vi phạm luật này có thể, vào bất kỳ thời điểm nào, đệ trình lên Ủy ban các thông tin và chứng cớ có thể ảnh hưởng tới quyết định này.

Các bên, mà đã được thông báo rằng việc điều tra đã được bắt đầu thực hiện đối với họ, có thể, từ ngày bắt đầu cuộc điều tra cho tới ngày yêu cầu ra toà, yêu cầu được cấp bản sao của tất cả các tài liệu do Cơ quan Cạnh tranh ban hành và nếu có thể, tất cả các chứng cớ thu nhận được.

Ủy ban không thể lấy căn cứ cho quyết định của mình là bất kỳ một vấn đề nào mà các bên không được thông báo hoặc không được quyền phòng vệ.

Thông báo và trả lời

Điều 45

Bản báo cáo cuối mỗi đợt điều tra được thông báo cho các thành viên của ỷ Ban và các bên có liên quan.

Những người bị quy kết là có vi phạm Luật này được thông báo để đệ trình bằng văn bản cho Ủy ban về các vi phạm của mình trong vòng 30 ngày. Dựa trên các tranh cãi các chuyên viên thực hiện cuộc điều tra đưa ra các quan điểm thêm của mình bằng văn bản trong vòng 15 ngày và điều này được thông báo cho các thành viên Ủy Ban và các bên liên quan. Các bên có thể trả lời với các quan điểm này trong vòng 30 ngày. Trong trường hợp khi các bên có những lý do đúng đắn thời gian này có thể đựoc kéo dài thêm 30 ngày nữa.

Việc trả lời của các bên nếu không được đưa ra trong thời gian quy định không được xem xét.

Điều 46

Giải trình

Buổi họp để nghe các ý kiến trước khi quyết định được tổ chức nếu các bên liên quan có yêu cầu nghe về các vi phạm của họ hoặc sự trả lời các yêu cầu. Ủy Ban có thể quyết định tự khởi xướng buổi họp này.

Buổi họp có thể được tiến hành trong vòng ít nhất là 30 ngày và không quá 60 ngày sau khi kết thúc cuộc điều tra. Giấy mời họp có thể được gửi cho các bên liên quan ít nhất là 30 ngày trước khi có buổi họp.

Nguyên tắc về việc giải trình

Điều 47

Buổi họp được tổ chức công khai. Ủy Ban có thể trên nền tảng để bảo vệ đạo đức xã hội hoặc các bí mật thương mại quyết định buổi họp này có thể được cho phép quay camera hay không.

Buổi họp do Chủ tịch và trong trường hợp Chủ tịch vắng mặt thì do Phó chủ tịch chủ toạ. Cuộc họp có thể có sự tham gia của Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch và ít nhất 7 thành viên của ỷ Ban.

Buổi họp kết thúc không lâu hơn các cuộc họp khác được diễn ra trong cùng ngày.

Các bên thông báo cho Ủy Ban cách thức chứng minh rằng họ đã nghe về buổi họp này trước đó 7 ngày. Bất cứ cách thức nào mà không chứng tỏ được rằng trong khoảng thời gian hạn chế các bên có thể dựa vào.

Các bên có thể đưa ra chứng cớ chứng minh dựa trên mục 4 chương 8 phần 2 của Luật tố tụng dân sự. Các bên có vi phạm Luật này hoặc đại diện của họ và những người chứng tỏ cho Ủy Ban trước cuộc họp rằng họ có những quan tâm trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc đại diện của họ có thể tham dự buổi họp này.

Điều 48

Quyết định cuối cùng

Kết luận cuối cùng được đưa ra cùng ngày và nếu không thể do một số lý do thì phải có trong vòng 15 ngày sau buổi họp.

Trong trường hợp khi buổi họp được tiến hành vì cả yêu cầu của các bên và cả do quyết định tự khởi xướng của Ủy Ban lãnh đạo, quyết định cuối cùng được đưa ra trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc điều tra.

Trong trường hợp khi các bên có quyết định không được tham dự về buổi họp, quyết định có thể được đưa ra trong vòng một tuần sau ngày có các cuộc kiểm tra.

Điều 49

Tính tuyệt mật của cuộc họp

Các quyết định của ỷ Ban được đưa ra khi gặp gỡ trong các buổi họp được truyền hình và thông báo cho đại chúng. Các thành viên của Ủy Ban không được từ chối biểu quyết. Trừ những người được miễn các thành viên đã tham dự buổi họp để nghe các ý kiến trước khi có quyết định cuối cùng đều phải tham dự cuộc họp.

Đièu 50

Thủ tục của cuộc họp

Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch khi Chủ tịch vắng mặt chủ toạ phiên họp và chỉ rõ những vấn đề cần quyết định. Chủ tịch thu thập số phiếu sau khi tranh luận tự do về các vấn đề này và cuối cùng thì đưa thêm lá phiếu của mình.

Cuộc họp và quyết định của các đại biểu hợp lệ

Điều 51

Để đưa ra quyết định cuối cùng Ban lãnh đạo triệu tập ít nhất 8 thành viên của mình bao gồm Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch và quyết định có hiệu lực khi được ít nhất 6 thành viên thông qua.

Nếu như số lượng người bỏ phiếu không đạt được trong buổi họp đầu tiên Chủ tịch có thể bảo đảm rằng sự tham dự của tất cả các thành viên cho buổi họp tiếp theo. Trong trường hợp không thể quyết định cuối cùng được quyết định bởi phần đông những người tham dự. Trong các trường hợp như vậy số đại biểu hợp lệ của cuộc họp không thể ít hơn số đại biểu đã đưa ra trong phần 1… Trong trường hợp có sự cân bằng về số phiếu bầu trong cuộc họp thứ 2 thì lá phiếu bầu của Chủ tịch là quyết định.

Các quyết định khác ngoài quyết định cuối cùng và cụ thể các biện pháp tạm thời và các gợi ý được thực hiện nếu có ít nhất 1/3 số thành viên tham dự bỏ phiếu.

Điều 52

Những điểm cần đề cập trong quyết định

Quyết định bao gồm các điều khoản sau đây:

a. Họ và tên của các thành viên trong Ủy Ban ra các quyết định này, b. Họ và tên của người tiến hành điều tra,

c. Tên, tên thương mại, địa chỉ và tất cả các thông tin cá nhân khác của các bên,

d. Kết luận của các luận điệu của các bên,

e. Kết luận của cuộc điều tra và thảo luận của các chủ thể về pháp luật và kinh tế,

f. ý kiến của rapporteur,

g. Đánh giá tất cả các chứng cớ và sự vi phạm, h. Lý do và mặt bằng pháp lý của kết luận,

i. Kết luận,

j. Các ý kiến khác nhau nếu có, Quyết định và trách nhiệm bao gồm và quyền tham gia của các bên được ghi bằng văn bản các cách thức xác định với mục đích không gây ra bất cứ sự nghi ngờ nào.

Điều 53

Ghi quyết định

Quyết định do Chủ tịch hoặc thành viên của Ban lãnh đạo viết và do Chủ tịch ký. Quyết định được tất cả các thành viên tham dự cuộc họp ký vào. Những người có quan điểm bất đồng có thể ghi quan điểm của mình kèm theo. Bản gốc của quyết định được lưu giữ tại Ủy Ban. Các bản cópy được đưa lại cho các bên. Một bản cópy được gửi cho Phòng xuất bản của ỷ ban cạnh tranh để xuất bản.

Sau khi quyết định của Ban lãnh đạo trở thành kết luận cuối cùng được công bố tại Công báo mà không để lộ ra bí mật thương mại của các bên.

Bắt đầu thời hạn

Điều 54

Khoảng thời hạn liên quan đến quyết định của Ủy Ban cạnh tranh bắt đầu kể từ ngày thông báo quyết định có nêu rõ lý do cho các bên.

Khiếu nại quyết định của Ủy ban

Điều 55

Quyết định cuối cùng của Ủy Ban, các quyết định về các biện pháp tạm thời và về việc xử phạt và phương pháp nộp phạt có thể phải điều trần trước Toà án của Nhà nước trong một khoảng thời gian xác định theo quyết định thông báo cho các bên. Quyết định là quyết định cuối cùng nếu không có hoạt động nào được tiến hành trước toà án trong khoảng thời gian này.

Việc xử phạt không xảy ra trước khi quyết định của Ủy Ban trở thành quyết định cuối cùng. Việc thực hiện các quyết định của Ủy Ban về xử phạt nộp phạt được thực hiện theo các điều khoản của Luật số 6183 về Thủ tục thuthập tín dụng xã hội.

Phần V

hậu quả của Luật tư đối với hạn chế cạnh tranh

Tính chất pháp lý của các quyết định và thoả thuận đi ngược vơi luật

Điều 56

Mọi thoả thuận và quyết định của các hiệp hội doanh nghiệp liên quan đến khoản 4 của Luật này đều không có hiệu lực. Việc thực hiện các trách nhiệm phát sinh từ các thoả thuận và quyết định đó không được đặt ra. Trong trường hợp có yêu cầu về việc thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ các quyết định hay thoả thuận đã được thực hiện dựa trên sự vô hiệu quả của nó trách nhiệm của các bên liên quan chịu sự điều chỉnh theo Điều 63 và 64 của Luật nghĩa vụ.

Điều 65 của Luật nghĩa vụ không được áp dụng cho các tranh chấp phát sinh từ Luật này.

Điều 57

Quyền đòi bồi thường thiệt hại

Bất cứ người nào mà theo quyết định, thoả thuận hoặc các hoạt động liên quan đến Luật này, ngăn chặn, bóp méo hoặc hạn chế cạnh tranh hay lạm dụng vị trí cạnh tranh trên thị trường hàng hoá và dịch vụ phải đền bù mọi thiệt hại của những người do các hoạt động này khiến cho bị thiệt hại. Nếu các thiệt hại coi như là kết quả của các hoạt động do một số người thực hiện họ phải tham gia và chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại này.

Bồi thường thiệt hại

Điều 58

Những người bị thiệt hại do việc hạn chế, bóp méo, ngăn chặn cạnh tranh có thể yêu cầu sự chênh lệch về thiệt hại như giữa khoản họ đã trả và khoản họ trả nếu cạnh tranh không bị hạn chế. Các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của sự xuyên tạc về cạnh tranh có thể yêu cầu các doanh nghiệp xuyên tạc việc cạnh tranh đền bù cho tất cả thiệt hại của mình. Trong việc tính toán thiệt hại mọi lợi nhuận mà doanh nghiệp đã gây thiệt hại có thể kiếm được đã gửi vào tài khoản và được quyết toán các năm trước.

Trong trường hợp khi thiệt hại phát sinh từ các thoả thuận hoặc các quyết định hoặc từ sự sơ suất của các bên toà án có thể dựa trên yêu cầu của các bên bị thiệt hại quyết định về sự đền bù gấp 3 lần các thiệt hại thông thường hoặc gấp lần lợi nhuận mà các bên gây ra thiệt hại thu được.

Nghĩa vụ chứng minh

Điều 59

Trong trường hợp khi những người vi phạm đệ trình các bằng chứng cho Ủy ban pháp luật liên quan đến thoả thuận đang có hoặc bất cứ sự chỉ dẫn nào về việc cạnh tranh trên thị trường bị xuyên tạc, cụ thể về thị phần, sự ổn định của giá cả thị trường trong một giai đoạn dài, việc tăng giá của một số doanh nghiệp tại thời điểm đóng cửa, trách nhiệm đối với việc này của các doanh nghiệp không liên quan đến các hoạt động phối hợp bị chuyển đổi cho các bị cáo.

Sự tồn tại của các thoả thuận, quyết định hoặc các hoạt động hạn chế có thể chứng minh bằng bất cứ chứng cứ nào.

Phần VI

Điều khoản thi hành

Vi phạm về tiền, tài liệu và tài sản của Cơ quan cạnh tranh

Điều 60

Tiền, tài sản và tài liệu của Cơ quan Cạnh tranh được gọi là " Tài sản của Nhà nước " Chủ tịch và các thành viên của Ủy Ban và tất cả cá nhân khác dính dáng vào các tội liên quan đến nhiệm vụ của họ bị buộc tội như mọi người. Vi phạm chống lại các thành viên của Ban lãnh đạo được coi là vi phạm chống lại các quan chức chính phủ.

Việc kiện tụng liên quan đến các vi phạm này được thực hiện dựa trên các điều khoản trên.

Điều 61

Thông báo

Bất cứ thông báo nào do các bên đưa ra dựa theo Luật này theo đúng thông báo trong Luật số 7201

Các văn bản dưới luật

Điều 62

Việc ban hành các điều khoản khác những điều ghi trong Luật này liên quan đến các điều khoản về phương pháp của Cơ quan Cạnh tranh trong việc thực thi quyền lực của mình, các nguyên tắc làm việc, thu thuế thu nhập, chi tiêu và các nguyên tắc và thủ tục áp dụng các hoạt động này vào các điều khoản, nguyên tắc trong việc xếp lương, nguyên tắc trong việc chỉ định các chuyên gia nước ngoài, các quy định liên quan đến việc đặt giá và mua bán các tài sản có thể hoặc không thể di chuyển và hệ thống kế toán của Cơ quan cạnh tranh có thể điều chỉnh theo luật do Ban lãnh đạo ban hành và được Hội đồng cố vấn của Bộ trưởng thực hiện.

Các văn bản dưới luật qui định chi tiết thi hành Luật này phải được ban hành trong vòng 1 năm sau khi xuất bản Luật này.

Điều 63

Các điều khoản không được áp dụng

Cơ quan cạnh tranh không chịu sự điều chỉnh của Luật tài chính số1050, Luật Thu mua số.2886, Luật kế thừa số 6245 và các phụ lục kèm theo.

Thu nhập của Cơ quan cạnh tranh được miễn trừ thuế đánh vào các tổ chức; những khoản thu nhập đó gồm tiền có được từ thuế thừa kế và chuyển nhượng, các khoản lợi nhuận phát sinh trong quá trình chuyển từ ngân hàng và tổ chức bảo hiểm và việc mua bán các tài sản có thể di chuyển và được miễn thuế mua bán các phương tiện vận chuyển.

Quy định tạm thời 1 – Việc chỉ định Ủy Ban cạnh tranh lần 1 được đưa ra dựa trên các quy định tại phần 4 điều 22. Tuy nhiên, các điều khoản về ứng cử viên do Ban lãnh đạo chỉ định không được áp dụng.

Trong lần chỉ định đầu tiên, Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp đại diện cho Ban lãnh đạo chỉ định 2 ứng cử viên.

Các thành viên của Ban lãnh đạo được thay mới cuối năm thứ 2 và thứ 4 được xác định tại kỳ họp cuối của Ban lãnh đạo bằng cách rút thăm. Chủ tịch của ban lãnh đạo được chỉ định bởi Hội đồng cố vấn của Bộ trưởng trong số 2 ứng cử viên đã được Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp chỉ định. Chủ tịch và Phó chủ tịch tiếp tục nhiệm kỳ của họ tại cơ quan đến hết năm thứ 6 không cần tham dự vào cuộc rút thăm.

Quy định tạm thời 2 – Ban lãnh đạo cạnh tranh được chỉ định liên quan tới các quy định trong phần 1 theo sát sự hoàn thiện về tổ chức của Ủy ban cạnh tranh và thông báo một cách chính thức. Mọi thoả thuận và quyết định tồn tại đến ngày có thông báo này được thông báo cho Ban lãnh đạo trong vòng 6 tháng sau thông báo này.

Quy định tạm thời 3 – Ban lãnh đạo trong vòng 1 năm sau đó có thể chỉ định các chuyên viên từ các tổ chức nhà nước và tư nhân không cần căn cứ vào các bằng cấp đã đưa ra trong Điều 35 và 36.

Tuy nhiên những người được chỉ định làm chuyên viên thoả mãn các yêu cầu đưa ra trong Điều 35, phần 1, mục (a)&â và có kinh nghiệm 5 năm trong nghề không phải nghỉ việc vào năm 41 tuổi. Những người được chỉ định từ các viện Nhà nước phải vượt qua các kỳ kiểm tra.

Cho đến khi hình thành của Ủy ban cạnh tranh có thể chỉ định tạm thời cá nhân của Bộ để thực hiện các nhiệm vụ của Ủy ban.

Hiệu lực

Điều 64

Điều 16 và 17 về xử phạt hành chính có hiệu lực sau 1 năm, các điều khoản khác của Luật này có hiệu lực từ ngày ban hành.

Thi hành

Điều 65

Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm thi hành Luật này.

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/luat-canh-tranh-tho-nhi-ky-ban-dich-chi-tiet-nhat-a19866.html