Luật sư hướng dẫn:
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Điều 45 Luật cạnh tranh 2018 quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm bao gồm:
Trường hợp này được thể hiện cụ thể dưới các hình thức sau đây:
Đây là hành vi ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
Việc cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Là hành vi làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở.
Hành vi này được thể hiện dưới các hình thức sau:
2.6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
2.7. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.
Thứ nhất, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh do các chủ thể kinh doanh trên thị trường thực hiện, nhằm mục đích lợi nhuận. Có thể phân tích vấn đề này trên hai khía cạnh:
- Trên thị trường cạnh tranh, mỗi hành vi kinh doanh của một doanh nghiệp cũng chính là hành vi cạnh tranh trong tương quan với các doanh nghiệp khác. Để thu được lợi nhuận, doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh với các đối thủ hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực nhằm giành giật, thu hút khách hàng về phía mình. Do đó mọi hoạt động của doanh nghiệp đều có thể bị xem xét về tính chính đáng, phù hợp với thông lệ hay đạo đức kinh doanh và pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh có thể can thiệp vào nhiều hoạt động khác nhau của đời sống kinh. tế. Đặc điểm này khiến cho pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh tại một số quốc gia có thể có phạm vi áp dụng rất rộng và điều chỉnh những hành vi đa dạng. Điều; 18 Luật chống cạnh tranh không rành mạnh Nhật Bản quy định việc hối lộ cũng bị coi là một dạn^Ịiắnh vi cạnh tranh không lành mạnh. Quy định này được bô sung năm 1998 và được coi là sự nội luật hoá Công ước cùa OECD về chống hối lộ đối với quan chức nước ngoài trong giao dịch quốc tế.
- Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường. Ở đây, khái niệm doanh nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm mọi tổ chức hay cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm lợi nhuận một cách thường xuyên và chuyên nghiệp, hay sử dụng khái niệm của pháp luật thương mại là có tư cách thương nhân trên thị trường. Trên phạm vi rộng hơn, các quy định về cạnh tranh không lành mạnh còn có thể áp dụng đối với hành vi của các nhóm doanh nghiệp hoạt động có tổ chức (hiệp hội) và các cá nhân hành nghề tự do (bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư...). Liên quan đến trách nhiệm cá nhân, theo truyền thống chung của pháp luật cạnh tranh, một số quốc gia còn mở rộng phạm vi đối tượng chịu trách nhiệm pháp lí về vi phạm đến các cá nhân là lãnh đạo doanh nghiệp và không loại trừ các chế tài mang tính hình sự…
Thứ hai, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi có tính chất đối lập, đi ngược lại các nguyên tắc, thông lệ tổt trong kinh doanh, có thể hiểu là những quy tắc xử sự chung đã được chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Đặc điểm này phần nào thể hiện nguồn gốc tập quán pháp của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh, các quy định về cạnh tranh không lành mạnh được hình thành và hoàn thiện qua bề dày thực tiễn phát triển kinh tế xã hội, không thể một sớm một chiều mà có được. Mặt khác, đặc điểm này cũng đòi hỏi cơ quan xử lí về hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải có những hiểu biết và đánh giá sâu sắc về thực tiễn thị trường để phán định một hành vi có đi ngược lại những quy tắc xử sự chung trong kinh doanh tại một thời điểm nhất định hay không.
Với nền kinh tế thị trường mới hình thành, các thông lệ, tập quán thương mại tại Việt Nam chưa đủ thời gian để tạo thành các chuẩn mực đạo đức kinh doanh được các tổ chức, cá nhân cùng nhận thức giống nhau và tự nguyện thực hiện như những quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc. Tuy nhiên, trong pháp luật và thực tiễn có thể sử dụng để đánh giá tính lành mạnh của hành vi cạnh tranh, cũng là những nguyên tắc cơ bản của giao dịch dân sự, thương mại được quy định tại văn bản luật khác như Bộ luật dân sự hay Luật doanh nghiệp. Đó là các nguyên tắc như trung thực, thiện chí, tự nguyện, hợp tác, cẩn trọng và mẫn cán. Luật cạnh tranh năm 2018 đã ghi nhận một số nguyên tắc này vào định nghĩa về cạnh tranh không lành mạnh tại khoản 6 Điều 13.
Một khía cạnh khác càn phân tích liên quan đến đặc điểm đi ngược lại nguyên tắc, tập quán, hay chuẩn mực trong kinh doanh của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đó là yếu tố chủ quan của bên thực hiện hành vi. Một hành vi cạnh tranh không lành mạnh điển hình luôn gắn với lỗi cố ý của bên vi phạm, mặc dù biết hoặc buộc phải biết đến các nguyên tắc, chuẩn mực đặt ra đối với hoạt động kinh doanh của mình nhưng vẫn cố tình vi phạm. Tuy nhiên, trong thực tiễn xử lí, việc xem xét, đánh giá yểu tố lỗi được trao cho toà án hoặc cơ quan xử lí vụ việc và nhiều trường hợp mang tính chất suy đoán hom là đòi hỏi các bằng chứng cụ thể về ý định cạnh tranh không lành mạnh của bên thực hiện hành vi. Khi vấn đề bảo vệ người tiêu dùng được nhấn mạnh định hướng thực thi pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh thì việc xem xét yếu tố lỗi càng không mang tính quyết định, về nguyên tắc, một hành vi của doanh nghiệp cho dù chỉ là vô ý, bất cẩn nhưng gây thiệt hại cho người tiêu dùng cũng vẫn phải bị ngăn chặn.
Thứ ba, hành vi cạnh tranh bị kết luận là không lành mạnh và cần phải ngăn chặn khi nó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác.
Đặc điểm này mang nhiều ý nghĩa về tố tụng và đặc biệt được chú ý khi việc xử lí cạnh tranh không lành mạnh tại nhiều quốc gia được tiến hành trong khuôn khổ kiện dân sự và gắn liền với yêu cầu bồi thường thiệt hại. Câu hỏi đặt ra là liệu việc chứng minh thiệt hại thực tế được coi là bắt buộc để bắt đàu tiến trình xử lí hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không? Tuỳ thuộc vào quy định của từng quốc gia cũng như quan điểm của cơ quan xử lí, có các cách thức nhìn nhận khác nhau về hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong nhiều trường hợp, cơ quan xử lí có thể chấp nhận việc “đe dọa gây thiệt hại”, cũng như các thiệt hại không tính toán được cụ thể về cơ hội kinh doanh là đù để coi một hành vi cạnh tranh là không lành mạnh và đáng bị ngăn cấm.
Các hình thức xử lý vi phạm:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền.
– Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm, bao gồm cả khoản lợi nhuận thu được từ việc vi phạm.
– Một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả có thể bị áp dụng:
+ Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;
+ Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua;
+ Buộc cải chính công khai;
+ Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh;
+ Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng;
+ Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
+ Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
+ Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
+ Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng;
+ Buộc khôi phục lại hợp đồng đã hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.
Bước 1: Thụ lý hồ sơ khiếu nại
Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền khiếu nại đến Cục Quản lý cạnh tranh.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh không có đủ các tài liệu nói trên, Cục Quản lý cạnh tranh thông báo cho bên khiếu nại bổ sung trong thời hạn không quá 30 ngày; trong trường hợp đặc biệt, Cục Quản lý cạnh tranh có thể gia hạn 1 lần không quá 15 ngày theo đề nghị của bên khiếu nại.
Hồ sơ khiếu nại bị trả lại trong các trường hợp:
– Hết thời hiệu khiếu nại;
– Vụ việc không thuộc thẩm quyền điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh;
– Bên khiếu nại không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu đúng thời hạn.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bên khiếu nại phải nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh.
Cục Quản lý cạnh tranh chỉ thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh sau khi nhận đươc biên lai nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh, trừ trường hợp bên khiếu nại được miễn nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh.
Bước 2: Điều tra vụ việc
– Điều tra sơ bộ: Việc điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh được tiến hành theo quyết định của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh.
+ Thời hạn điều tra sơ bộ là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ.
+ Căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ và kiến nghị của điều tra viên, Cục trưởng sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy không có hành vi vi phạm.
– Điều tra chính thức:
+ Cục trưởng ra quyết định điều tra chính thức nếu có kiến nghị của điều tra viên và kết quả điều tra sơ bộ cho thấy có dấu hiệu vi phạm.
+ Thời hạn điều tra chính thức là 90 ngày, kể từ ngày có quyết định (có thể gia hạn thời hạn điều tra trường hợp cần thiết nhưng phải được Cục trưởng gia hạn và không quá 60 ngày)
Bước 3: Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Trong thời hạn không quá 90 ngày, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/dac-diem-cua-hanh-vi-canh-tranh-khong-lanh-manh-theo-luat-canh-tranh-a19897.html