Mặt khác, sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn ở mức cao đã thúc đẩy các nhà đầu tư trong nước đầu tư vào thị trường này. Họ không phải là những nhà đầu tư có tổ chức như các quỹ đầu tư, các công ty tài chính hay công ty chứng khoán, vì vậy việc tham gia TTCK của họ mang nặng cảm tính hơn là một sự cân nhắc có tính toán, phân tích. Trong khi đó TTCK VN đang trong quá trình hình thành, môi trường đầu tư chưa hoàn thiện. Chính môi trường này đã tác động không nhỏ đến sự thành bại của các nhà đầu tư, khả năng rủi ro xảy ra rất cao đối với họ. Theo báo cáo viên, Pháp luật chứng khoán đương đại hình thành đầu tiên ở Mỹ, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929, Mỹ đã thông qua hai bộ luật hiện nay vẫn còn hiệu lực là Luật Chứng khoán Mỹ 1933 và Luật về TTCK Mỹ 1934. Luật 1933 liên quan chủ yếu đến việc phát hành chứng khoán và quy định mọi hình thức phát hành chứng khoán phải được đăng ký (thời gian đầu là tại Ủy ban Thương mại Liên bang và kể từ năm 1934 đến nay là Ủy ban chứng khoán Mỹ). Luật năm 1934 thành lập Ủy ban chứng khoán Mỹ, tập trung quy định về việc giao dịch chứng khoán trên TTCK sau khi phát hành.
Nguyên tắc theo đó “quản lý” TTCK thuộc thẩm quyền của một cơ quan hành chính độc lập đã được áp dụng gần như tại tất cả các quốc gia có thị trường chứng khoán. Đây là mô hình được quy định trong pháp luật của hầu hết các nước. Tại Pháp, Ủy ban chứng khoán (COB) được thành lập tiếp sau báo cáo của một ủy ban được thành lập theo sáng kiến của Tổng Thống Gorges Pompidou. Nhiệm vụ của COB là phụ trách việc bảo vệ và thông tin cho khách hàng và đảm bảo hoạt động của các thị trường tài chính.
Năm 2003 theo sáng kiến của Laurent Fabuis, Cơ quan Quản lý thị trường tài chính (AMF) được thành lập thay thế cho COB, Hội đồng các thị trường tài chính(CMF) và Hội đồng kỷ luật quản lý tài chính. Cũng như Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC), Cơ quan Quản lý thị trường tài chính Pháp (AMF) đã từng chịu trách nhiệm về việc quản lý mọi mặt các thị trường tài chính đặc biệt là đảm bảo thông tin và tính toàn vẹn của thị trường.
Tại Pháp, các chủ thể tham gia trong việc phát hành chứng khoán đều có luật sư đại diện và luật sư đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau khi đại diện cho các chủ thể khác nhau.
+ Luật sư của tổ chức phát hành có các nhiệm vụ:
- Soạn thảo các tài liệu chào bán (Bản cáo bạch và International offering circular hay International offering memorandum). Khi chứng khoán phát hành là chứng khoán nợ (trái phiếu) hay các chứng khoán lai tạp (trái phiếu có khả năng chuyển đổi…), các điều khoản và điều kiện về chứng khoán do luật sư ngân hàng soạn thảo.
- Quản lý quan hệ với các cơ quan quản lý thị trường và với thị trường trên đó chứng khoán được phát hành.
- Soạn thảo các tài liệu về công ty phát hành theo quy định.
- Đàm phán về “hợp đồng bảo lãnh phát hành”, hợp đồng này phải được ký kết giữa tổ chức phát hành và các ngân hàng bảo lãnh phát hành.
- Soạn thảo văn bản pháp lý về công bố thông tin, nhằm thông tin cho tổ chức phát hành về các quy định và nguyên tắc phải được tuân thủ về công bố thông tin, tiếp thị, truyền thông… liên quan đến việc phát hành.
- Đọc lại văn bản pháp lý về nghiên cứu tài chính nhằm ấn định các hạn chế áp dụng đối với việc phổ biến các báo cáo nghiên cứu của các nhà phân tích tài chính.
+ Luật sư của các cổ đông có nhiệm vụ:
- Đọc lại và bình luận các tài liệu chào bán chứng khoán.
+ Luật sư của ngân hàng thường có các nhiệm vụ:
- Đọc lại và bình luận các tài liệu chào bán chứng khoán
- Soạn thảo các điều khoản và điều kiện về chứng khoán khi chứng khoán phát hành là các chứng khoán nợ hay chứng khoán lai tạp.
- Soạn thảo và đàm phán hợp đồng bảo lãnh phát hành vì lợi ích của các ngân hàng.
- Đọc lại văn bản pháp lý về công bố thông tin
- Đọc lại văn bản pháp lý về nghiên cứu tài chính…
Qua nội dung trao đổi, thảo luận tại khóa bồi dưỡng, chúng ta thấy rằng tại Pháp luật sư giữ vai trò quan trọng trong TTCK, là người chịu trách nhiệm về mặt pháp lý cho các chủ thể tham gia TTCK. Tuy nhiên, đối với VN thì vai trò của luật sư còn mờ nhạt vì TTCK VN còn quá mới mẻ, ít luật sư quan tâm tìm hiểu về thị trường nầy; và đa số nhà đầu tư là nhà đầu nhỏ lẻ nên chưa thấy cần thiết phải có luật sư tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho việc đầu tư của mình.
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH HÒA NHỰT
Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật trực tuyến, gọi ngay tới số tổng đài: 1900.868644. Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: [email protected]. Rất mong nhận được phục vụ Quý khách hàng! Trân trọng./.
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/vai-tro-cua-luat-su-trong-thi-truong-chung-khoan-nhu-the-nao-a19919.html