Ai có thẩm quyền điều chỉnh Danh mục hàng dự trữ quốc gia?

Bài viết dưới đây trình bày nội dung Ai có thẩm quyền điều chỉnh Danh mục hàng dự trữ quốc gia?

1. Danh mục hàng dự trữ quốc gia 

1.1. Khái niệm danh mục hàng dự trữ quốc gia

Danh mục hàng dự trữ quốc gia có thể hiểu là danh sách liệt kê tên các vật tư, thiết bị, hàng hóa do Nhà nước quản lý, nắm giữ để sử dụng nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, phục vụ an ninh quốc phòng.

1.2. Các nhóm hàng dự trữ quốc gia

Danh mục hàng dự trữ quốc gia bao gồm các nhóm hàng sau đây:

- Lương thực

- Vật tư, thiết bị cứu hộ, cứu nạn

- Vật tư thông dụng động viên công nghiệp

- Muối trắng

- Nhiên liệu

- Vật liệu nổ công nghiệp

- Hạt giống cây trồng

- Thuốc bảo vệ thực vật

- Hóa chất khử khuẩn, khử trùng làm sạch môi trường, xử lý nguồn nước sinh hoạt và trong nuôi trồng thủy sản

- Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho người

- Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, cây trồng, nuôi trồng thủy sản

- Vật tư, thiết bị, hàng hóa phục vụ quốc phòng, an ninh.

Danh mục chi tiết các nhóm hàng dự trữ quốc gia theo Nghị định 94/2013/NĐ-CP

TTDanh mục hàngPhân công quản lý
I

1. Lương thực

a) Thóc tẻ;

b) Gạo tẻ.

2. Vật tư, thiết bị cứu hộ, cứu nạn:

a) Nhà bạt cứu sinh các loai;

b) Phao áo cứu sinh; 

c) Phao tròn cứu sinh;

d) Bè nhẹ cứu sinh;

đ) Xuồng cao tốc các loại;

e) Xuồng bơm hơi cứu nạn

g) Bè cứu sinh tự thổi;

h) Phao áo cứu sinh tự thổi;

i) Máy bơm nước chữa cháy (đồng bộ thiết bị chữa cháy rừng);

k) Trang phục đồng bộ cách nhiệt cho người làm công tác chữa cháy;

l) Thiết bị tìm kiếm nạn nhân bằng hình ảnh và âm thanh;

m) Máy xúc, đào đa năng;

n) Máy phát điện

o) Máy khoan cắt bê tông;

p) Xe cứu hộ đa năng;

q) Ống thoát hiểm

r) Động cơ thủy các loại;

s) Thiết bị khoan cắt;

t) Thiết bị phóng dây cứu hộ;

u) Hòa chất chữa cháy

3. Vật tư thông dụng động viên công nghiệp

a) Kim loại đen (thép, thép dầm cầu);

b) Kim loại màu (đồng, nhôm, thép, kẽm, chì).

4. Muối trắng:

- Muối ăn

Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước)
II

1. Nhiên liệu:

a) xăng ô tô;

b) Dầu Diesel;

c) Mazut;

d) Dầu thô.

đ)Nhiên liệu dùng cho máy bay dân dụng.

2. Vật liệu nổ công nghiệp

a) Thuốc nổ TEN;

b) Thuốc nổ TNT.

Bộ Công thương
III

1. Thuốc bảo vệ thực vật

2. Hóa chất khử khuẩn, khử trùng làm sạch môi trường, xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản

a) Hóa chất sát trùng cho gia súc, gia cầm;

b) Hóa chất sát trùng cho nuôi trồng thủy sản.

3. Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản:

a) Thuốc thú y:

b) Vắc xin các loại.

4. Hạt giống:

a) Hạt giống lúa;

b) Hạt giống rau;

c) Hạt giống ngô.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
IV

1. Một số vật tư phục vụ quốc phòng, bảo vệ biên giới, biển, đảo và động viên công nghiệp:

a) Vũ khí các loại;

b) Phương tiện tác chiến đa năng;

c) Xe nghiệp vụ chuyên dụng

d) Công cụ hỗ trợ, trang thiết bị bảo vệ cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ;

đ) Trang thiết bị kỹ thuật mật mã;

e) Hệ thống thông tin liên lạc và giám sát thông tin;

g) Phương tiện, trang thiết bị, phụ tùng nghiệp vụ chuyên dụng quốc phòng;

h) Vật tư, phụ tùng đồng bộ để sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang thiết bị quốc phòng;

i) Thuốc nổ và vật liệu nổ quân dụng.

2. Nhiên liệu:

a) Nhiên liệu chuyên dùng cho quân sự;

b) Xăng ô tô;

c) Dầu Diesel.

3. Vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện chuyên dùng ngành cơ yếu

Bộ Quốc phòng
V

1. Một số vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện đặc chủng, chuyên dùng cho lực lượng công an nhân dân

a) Xe nghiệp vụ chuyên dụng;

b) Phương tiện, trang thiết bị, phụ tùng nghiệp vụ chuyên dụng an ninh;

c) Vật tư, phụ tùng đồng bộ để sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang thiết bị an ninh.

2. Vũ khí, công cụ hỗ trợ, các loại thiết bị phục vụ cho đấu tranh phòng, chống tội phạm

a) Vũ khí các loại;

b) Công cụ hỗ trợ, trang thiết bị bảo vệ cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ;

Bộ Công an
VI

1. Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho người.

2. Hóa chất khử khuẩn, khử trùng xử lý nguồn nước.

Bộ Y tế
VIIRay, dầm cầu đường sắtBộ Giao thông vận tải
VIII

Hệ thống thu, phát thanh đồng bộ.

Đài Tiếng nói Việt Nam
IXHệ thống thu, phát hình đồng bộ.Đài Truyền hình Việt Nam

Những hàng dự trữ quốc gia được liệt kê ở trên được tiến hành bảo quản rất nghiêm ngặt. Hàng phải được cất giữ riêng đúng địa điểm quy định, bảo quản theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia và hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Ngoài ra, còn phải đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng cũng như độ an toàn cao.

2. Ai có thẩm quyền điều chỉnh Danh mục hàng dự trữ quốc gia?

Trường hợp cần điều chỉnh bổ sung Danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ quyết định điều chỉnh bổ sung Danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia.

Về thẩm quyền, quyền điều chỉnh Danh mục hàng dự trữ quốc gia được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 12 Luật Dự trữ quốc gia 2012.

Theo quy định trên, Ủy ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Quyết định mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm (nếu có);

- Quyết định ngân sách trung ương mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp

- Điều chỉnh Danh mục hàng dự trữ quốc gia.

Như vậy, thẩm quyền điều chỉnh Danh mục hàng dự trữ quốc gia thuộc về Ủy ban thường vụ Quốc hội.

3.  Sự quản lý của Nhà nước trong dự trữ quốc gia

3.1. Nguyên tắc quản lý của Nhà nước về dự trữ quốc gia

Hàng dự trữ quốc gia phải được quản lý chặt chẽ, an toàn, bí mật theo quy định của pháp luật

- Luôn có sự thống nhất và đồng bộ trong công tác quản lý của Nhà nước đối với dự trữ quốc gia. Cơ quan Nhà nước ở cấp trung ương quản lý với các danh mục chính. Có sự phân bổ về địa phương trong quản lý và sử dụng cho các mục đích cần thiết. Qua đó góp phần đảm bảo cho việc sử dụng hàng dự trữ quốc gia được tiến hành hiệu quả, đúng mục đích. 

- Hàng hóa dự trữ được dùng cho các yêu cầu đột xuất, cấp bách nên luôn phải đảm bảo về mặt số lượng và chất lượng để sẵn sàng đáp ứng. Vì vậy việc quản lý phải được tiến hành một cách nghiêm ngặt, đảm bảo tính bí mật và độ an toàn cao.

Chủ động đáp ứng kịp thời yêu cầu, mục tiêu của dự trữ quốc gia. Hàng dự trữ phải luôn đáp ứng tiêu chí kịp thời do những trường hợp cấp thiết không thể nào dự báo trước. Phải cung cấp một cách kịp thời để những trường hợp cấp thiết được khắc phục một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Hàng dự trữ quốc gia sau khi xuất phải được bù lại đủ, kịp thời. Hàng dự trữ không chỉ phục vụ cho nhu cầu của một cá nhân hay một nhóm người mà là nhu cầu lớn của quốc gia. Bên cạnh đó sự đòi hỏi hàng dự trữ là bất cứ lúc nào và không thể lường trước được. Vậy nên, khi có các hao hụt do xuất kho phải nhanh chóng bù lại đủ, kịp thời.

3.2. Nội dung quản lý Nhà nước về dự trữ quốc gia

Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về dự trữ quốc gia. Cụ thể hóa đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch. Qua đó góp phần đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia.

Quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển dự trữ quốc gia. Góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động dự trữ quốc gia với đời sống xã hội.

Quy định chi tiết danh mục hàng dự trữ quốc gia; phân bổ ngân sách nhà nước cho dự trữ quốc gia; quyết định xuất, nhập, mua, bán hàng dự trữ quốc gia.

- Việc xác định danh mục hàng dự trữ phải dựa trên các tiêu chí mà pháp luật quy định nhằm phù hợp với mục tiêu dự trữ quốc gia

- Mua, bán, xuất, nhập hàng dự trữ quốc gia phải được quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng của hàng dự trữ luôn đáp ứng kịp thời đối với các yêu cầu cấp thiết của quốc gia.

- Việc quy định phải phù hợp với cơ chế thị trường, tiết kiệm ngân sách và thúc đẩy phát triển sản xuất trong nền kinh tế thị trường.

Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Nhằm kéo dài thời hạn lưu kho bảo quản, bảo đảm chất lượng và số lượng, tránh hao hụt hàng dự trữ quốc gia.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dự trữ quốc gia. Xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể và triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị. Nhằm nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật cho toàn thể cán bộ, công chức, người lao động trong toàn Ngành.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ dự trữ quốc gia. Xây dựng các kế hoạch bồi dưỡng để đảm bảo luôn đáp ứng sự phát triển của nhiều danh mục hàng hóa mới được đưa vào bảo quản.

Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dự trữ quốc gia. Qua đó góp phần phòng ngừa, phát hiện và tiến hành xử lý đối với những hành vi sai phạm. 

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/ai-co-tham-quyen-dieu-chinh-danh-muc-hang-du-tru-quoc-gia-a20306.html