Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Hậu Giang

Bài viết dưới đây trình bày về Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Hậu Giang

1. Khái quát chung về Hậu Giang

Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của đồng bằng sông Cửu Long. Lãnh thổ của tỉnh nằm trong tọa độ từ 9030'35 đến 10019'17 Bắc và từ 105014'03 đến 106017'57 kinh Đông.

Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm châu thổ sông Mê Kông, thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng sông Cửu Long nên có vị trí địa lý: Phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng Phía tây giáp tỉnh Kiên Giang Phía nam giáp tỉnh Bạc Liêu Phía bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long.

Hậu Giang nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Hậu Giang tiếp giáp với thành phố Cần Thơ, trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Tỉnh có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc. Sông Mái Dầm có đặc sản cá ngát nổi tiếng. Tỉnh nổi tiếng với chợ nổi Ngã Bảy và nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia như di tích Khởi Nghĩa Nam Kỳ, di tích Liên Hiệp Đình Chiến Nam Bộ, Căn cứ Tỉnh Ủy Cần Thơ, di tích Tầm Vu, đền Bác Hồ,.....

Hậu Giang là tỉnh ở Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa hình thấp trũng, độ cao trung bình dưới 2 mét so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực ven sông Hậu cao nhất, trung bình khoảng 1 - 1,5 mét, độ cao thấp dần về phía Tây. Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch nhân tạo.

 Hậu Giang có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ trung bình là 27oC không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất (35 0C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,3oC). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1 mm).

Tỉnh Hậu Giang có 8 đơn vị hành chính, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện được chia làm 51 xã, 13 phường và 11 thị trấn.

2. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Việc nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể được tiến hành qua hai hình thức: Hình thức nộp đơn giấy và Hình thức nộp đơn trực tuyến.

Dù nộp đơn dưới bất kỳ hình thức nào (hình thức nộp đơn giấy hay hình thức nộp đơn trực tuyến) thì cũng cần lưu ý tới một số vấn đề về đơn đăng ký, cụ thể, theo quy định tại khoản 7.2 Điều 7 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, yêu cầu đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

- Đơn phải đáp ứng các yêu cầu chung quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật Sở hữu trí tuệ và các yêu cầu riêng đối với từng loại đối tượng sở hữu công nghiệp quy định tại các điều 102, 103, 104, 105, 106 của Luật Sở hữu trí tuệ được hướng dẫn chi tiết tại các điểm 23, 28, 33, 37 và 43 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN

- Để bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình xử lý, đơn còn phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức sau đây:

(i) Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với đối tượng sở hữu công nghiệp nêu trong đơn;

(ii) Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu có thể được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại điểm 7.3 và điểm 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (nhưng phải dịch ra tiếng Việt hoặc với một số tài liệu thì nếu Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu thì phải được dịch ra tiếng Việt), cụ thể bao gồm các tài liệu:

+ Giấy uỷ quyền;

+ Tài liệu xác nhận quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác (chứng nhận thừa kế; chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả chuyển giao đơn đã nộp; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động...);

+ Các tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên (xác nhận của cơ quan nhận đơn đối với bản sao đơn (các đơn) đầu tiên; danh mục hàng hoá, dịch vụ thuộc đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên; giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác).

+ Bản sao đơn đầu tiên để chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên;

+ Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.

(iii) Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;

(iv) Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

(v) Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

(vi) Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

(vii) Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;

(viii) Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

- Đơn phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về số lượng bản tài liệu, mẫu, bản vẽ, ảnh chụp và yêu cầu cụ thể đối với từng loại đơn tương ứng quy định tại Thông tư 01/2007/TT-

- Tờ khai và tài liệu khác của đơn phải bảo đảm có đầy đủ các thông tin bắt buộc và thống nhất; bản dịch tiếng Việt của tài liệu đơn phải phù hợp với bản gốc; giấy uỷ quyền phải bao hàm nội dung công việc thuộc phạm vi uỷ quyền.

- Đối tượng nêu trong đơn phải được phân nhóm, phân loại chính xác theo quy định.

- Đối với các tài liệu yêu cầu phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan đã nhận đơn đầu tiên, công chứng, uỷ ban nhân dân...) thì phải có con dấu xác nhận của cơ quan đó.

3. Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Hậu Giang

Có thể thấy việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp được thực hiện tương đối phức tạp, về cơ bản các bước đăng ký kiểu dáng công nghiệp cũng không khác nhiều so với các bước đăng ký sở hữu công nghiệp khác. Tuy nhiên, việc chuẩn bị đơn đăng ký và giấy tờ kèm theo đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp là tương đối phức tạp, đòi hỏi có sự hiểu biết nhất định về các quy định liên quan đến quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp. Chính vì vậy, để có thể thực hiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Hậu Giang, các cá nhân, tổ chức, đơn vị có thể tiến hành thông qua một công ty cung cấp dịch vụ đại diện đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ đại diện thực hiện thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp, tuy nhiên, để đảm bảo việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp hiệu quả, cần lựa chọn được công ty cung cấp dịch vụ đại diện đăng ký kiểu dáng công nghiệp giàu kinh nghiệm, uy tín.

Và Công ty Luật Minh Khuê là công ty đại diện cung cấp dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp cũng như các thủ tục khác liên quan đến sở hữu trí tuệ luôn đảm bảo uy tín và nỗ lực hết mình mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất.

Mọi thắc mắc liên quan liên hệ đầu số tổng đài 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp chi tiết.

Trân trọng

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/thu-tuc-dang-ky-kieu-dang-cong-nghiep-tai-hau-giang-a20364.html