Kem dưỡng da là sản phẩm dưỡng da kết cấu dạng kem, thường có tác dụng dưỡng ẩm trong chu trình chăm sóc da. Do nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, các sản phẩm kem dưỡng da ngày nay rất đa dạng không chỉ để dưỡng ẩm đơn thuần mà còn có nhiều hoạt chất mang tính hoạt động, sửa chữa, phục hồi, chống nắng.... Các nhà sản xuất còn phân loại thành các sản phẩm kem dưỡng da ở các cùng khác nhau như da mặt, da cơ thể, da cổ, da tay,....
Kem dưỡng da là một trong những sản phẩm mỹ phẩm (sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp tục với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lòng tóc, móng tay, móng chân môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niệm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt). Một số cá nhân, tổ chức chú ý đến thủ tục công bố mỹ phẩm để lưu hành sản phẩm kem dưỡng da ra thị trường hợp pháp mà bỏ quên vấn đề về nhận diện và bảo hộ thương hiệu, do đó, chúng tôi thực hiện bài biết với những chia sẻ về đăng ký thương hiệu cho kem dưỡng da.
Đăng ký thương hiệu cho kem dưỡng da là thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được ghi nhận tư cách chủ sở hữu đối với thương hiệu, từ đó phát sinh các quyền của chủ sở hữu và được bảo vệ các quyền này. Tuy nhiên, quý vị cần lưu ý, thương hiệu không phải là đối tượng trực tiếp của quyền sở hữu trí tuệ, vì vậy việc đăng ký thương hiệu là bất khả thi do không có cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, nếu mong muốn đăng ký bảo hộ cho dấu hiệu dùng để phân biệt hành hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, cần lưu ý thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu kem dưỡng da dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu.
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục không bắt buộc để đưa sản phẩm kem dưỡng ra thị trường như là bắt buộc để phát sinh các quyền đối với nhãn hiệu, hay dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Không đăng ký nhãn hiệu, thì không có tư cách chủ sở hữu, các quyền đối với nhãn hiệu không được ghi nhận và bảo hộ. Các hành vi được cho rằng là " hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu" sẽ không phải là "hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu" dưới góc độ pháp luật, không thể xử lý được. Không những thế, nếu nhãn hiệu có vị thế trên thị trường nhưng chưa đăng ký dễ là đối tượng được sử dụng để đăng ký bởi chủ thể khác và quý vị không muốn xây dựng lại thương hiệu, sử dụng nhã hiệu mới sẽ phải mất tiền để nhận chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc nhận chuyển nhượng sử dụng nhãn hiệu mà chính mình đã tạo ra "sức nặng" trên thị trường.
Khi đăng ký thương hiệu cho kem dưỡng da, phải có danh sách hàng hóa, dịch vụ đi kèm nhãn hiệu muốn đăng ký, từ đó xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu muốn đăng ký, cơ quan có thẩm quyền có cơ sở để xác định nhãn hiệu có trùng hay tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu trong cùng lĩnh vực không, xác định mức phí, lệ phí quý khách cần nộp.
Các hàng hóa, dịch vụ lựa chọn cần được phân nhóm theo Bảng phân loại quốc tế về hành hóa dịch vụ theo Thỏa ước Nice. Trường hợp không phân nhóm trước, quý vị sẽ mất thêm chi phí theo quy định pháp luật để cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc phân nhóm này. Với sản phẩm kem dưỡng da, quý vị xác định sản phẩm này thuộc nhóm 03 theo Bảng phân loại Quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice và có thể mô tả như sau:
Nhóm 03: kem dưỡng da; kem dưỡng da tay và móng tay; sữa tắm; nước hoa; mặt nạ; kem làm trắng da.
Hoặc nhóm 03: kem mỹ phẩm; mỹ phẩm; nước hoa; chế phẩm vệ sinh thân thể; dầu gội đầu; chế phẩm mỹ phẩm để chăm sóc da. Nhóm 35: mua bán: dầu gội, dầu xả, sữa tắm, mỹ phẩm, chế phẩm vệ sinh thân thể nước hoa, kem dưỡng da (mỹ phẩm), mặt nạ làm đẹp. Cùng với đó thì có thể đăng ký thêm nhóm 35 khi có hoạt động kinh doanh kem dưỡng da.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho kem dưỡng da theo đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm các thành phần như:
- 2 tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số 08 phụ lục I Nghị định 65/2023/NĐ-CP
- 5 mẫu nhãn hiệu kèm theo
- Chứng từ nộp phí, lệ phí
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp).
- Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế...)
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký
- Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác
- Tì liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên)
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương)
- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục sở hữu trí tuệ, cụ thể:
Thứ nhất hình thức nộp đơn giấy
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng kỹ nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong những điểm tiếp nhận đơn của cục STT, cụ thể:
- Trụ sở Cục SHTT, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Văn phòng đại diện Cục SHTT tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng , phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Văn phòng đại diện Cục SHTT tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận ngũ hành sơn, thành phố Đà Nẵng.
Trường hợp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển qua dịch vụ của bưu điện, sau đó photo Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong những điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục SHTT để chứng minh các khoản tiền đã nộp.
Lưu ý: khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong những điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục SHT, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó.
Thứ hai, hình thức nộp đơn trực tuyến
- Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục SHTT phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
- Trình tự nộp đơn trực tuyến: người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong những điểm tiếp nhận đơn của cục SHTT vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/ lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/ lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện cấp sổ đơn vào Tờ khai trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.
- Bước 1: Lên ý tưởng thiết kế và lựa chọn thương hiệu
- Bước 2: Phân loại sản phẩm và dịch vụ đã đăng ký
- Bước 3: Tra cứu khả năng bảo hộ của thương hiệu
- Bước 4: Nộp đơn đăng ký tại Cục SHTT
- Bước 5: Xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký tên thương hiệu
Bạn đọc vui lòng gọi vào số tổng đài: 1900.868644 hoặc liên hệ email: [email protected] để có thêm nhiều thông tin hữu ích!
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/dang-ky-thuong-hieu-cho-kem-duong-da-moi-nhat-a20372.html