Khái niệm, đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và độc quyền nhằm hạn chế cạnh tranh

Hành vi làm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là một trong những hành vi hạn chế cạnh tranh. Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích về các quy định của pháp luật hiện hành về các hành vi làm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền:

1. Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền nhằm hạn chế cạnh tranh

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2018 định nghĩa hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường cụ thể như sau:

Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh”.

Căn cứ theo quy định nêu trên ta có thể khái quát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, ví trí độc quyền là những hành vi do doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện nhằm củng cố vị trí thống lĩnh, duy trì vị trí độc quyền bằng cách loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường; ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác không cho gia nhập thị trường, phát triển kinh doanh hoặc nhằm thu lợi nhuận độc quyền bằng cách bóc lột khách hàng.

2. Đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền

2.1 Chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, độc quyền trên thị trường liên quan

Vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền có thể được hình thành từ sự tích tụ trong quá trình cạnh tranh, từ những sự kiện xảy ra trong hoạt động cạnh tranh trên thị trường liên quan, cụ thể như sau:

- Yêu cầu về quy mô hiệu quả tối thiểu, sự biến dị của sản phẩm, sự tồn tại của các rào cản gia nhập thị trường;

- Sự bảo hộ của quyền lực Nhà nước….

=> Vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền đem lại cho doanh ngiệp quyền lực thị trường và khả năng chi phối các quan hệ trên thị trường.         

Đứng dưới góc độ học thuật có hai vấn đề về chủ thể thực hiện hành vi cần được làm rõ đó là:

- Mục đích của pháp luật về chống hành vi lạm dụng là nhằm tạo ra một khuôn khổ thị trường trong đó mọi doanh nghiệp đều có cơ hội thành công hay thất bại tùy thuộc vào năng lực cạnh tranh.

- Chủ thể thực hiện việc lạm dụng có thể là một doanh nghiệp đơn lẻ hoặc một nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền trên thị trường liên quan.

2.2 Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, độc quyền đã hoặc đang thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh

Điều 27 Luật cạnh tranh năm 2018 quy định về các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm, cụ thể bao gồm các hành vi như sau:

- Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện các hành vi sau đây sẽ bị cấm:

- Doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện các hành vi sau đây thì sẽ bị cấm:

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/khai-niem-dac-diem-cua-hanh-vi-lam-dung-vi-tri-thong-linh-va-doc-quyen-nham-han-che-canh-tranh-a20499.html