Thông tư 42/2023/TT-BTC quy định cơ chế tài chính thực hiện bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý bằng ngân sách Nhà nước

Bài viết dưới đây của Luật Hòa Nhựt sẽ cung cấp cho quý khách thông tin về Thông tư 42/2023/TT-BTC quy định cơ chế tài chính thực hiện bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý bằng ngân sách Nhà nước. Mong rằng thông tin chúng tôi đưa ra sẽ hữu ích cho quý khách!

1. Tóm tắt nội dung thông tư 42/2023/TT-BTC 

1.1 Thuộc tính Thông tư 12/2023/TT-BTC

Thông tư 42/2023/TT-BTC đánh dấu sự xuất hiện của một thông tư quan trọng mà Bộ Tài chính vừa ban hành vào ngày 12/06/2023. 

Trên cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn, căn cứ theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt và căn cứ vào một số văn bản pháp lý như Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước;  Quy định số 164-QĐ/TW ngày 01 tháng 2 năm 2013 của Bộ Chính trị quy định về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; Kết luận số 39-KL/TW ngày 18 tháng 7 năm 2022 của Bộ Chính trị về chủ trương bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước; Quyết định số 02-QĐ/BCĐ ngày 05 tháng 10 năm 2022 của Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Kết luận số 39-KL/TW về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng cán bộ theo Kết luận số 39-KL/TW ngày 18 tháng 7 năm 2022 của Bộ Chính trị về chủ trương bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước; Kết luận số 01-KL/BCĐ ngày 29 tháng 3 năm 2023 của Ban Chỉ đạo thực hiện Kết luận số 39-KL/TW; ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại các công văn số 3029/VPCP-KTTH ngày 28 tháng 4 năm 2023, công văn số 2917/VPCP-KTTH ngày 26 tháng 4 năm 2023 và công văn số 8465/VPCP-KTTH ngày 16 tháng 12 năm 2022 của Văn phòng Chính phủ;

Thông tư này chính thức có hiệu lực kể từ ngày ban hành và có hiệu lực vào ngày 17/07/2023.

1.2 Tải thông tư 42/2023/TT-BTC

Ngoài ra, quý khách có thể tải xuống để đọc thêm thông tư số 42/2023/TT-BTC.

1.3 Phạm vi của thông tư 42/2023/TT-BTC

Thông tư này quy định nội dung chi, mức chi, lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho các hoạt động bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý để thực hiện chủ trương, kết luận, kế hoạch của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và Kết luận số 39-KL/TW ngày 18 tháng 7 năm 2022 của Bộ Chính trị về chủ trương bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (sau đây viết tắt là Kết luận số 39-KL/TW).

2. Nội dung Thông tư 42/2023/TT-BTC

Công tác cán bộ nói chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói riêng luôn giữ vị trí hệ trọng trong hệ thống chính trị của mỗi quốc gia, vì thế việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ở mỗi thời kỳ cách mạng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển, bền vững của đất nước. Thực tế cho thấy, cán bộ là những người đem chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước giải thích cho nhân dân hiểu rõ và thi hành. Đồng thời, cán bộ là người phải nắm rõ tình hình thực tiễn và nắm được yêu cầu, nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân để báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để từ đó xây dựng chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp. 

Đối tượng áp dụng của thông tư này sẽ gồm:

- Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương dự khuyết, cán bộ quy hoạch cấp chiến lược, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cử đi bồi dưỡng theo chủ trương, kết luận, kế hoạch của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quyết định của cấp có thẩm quyền; cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng theo Kết luận 39-KL/TW

- Ban Chỉ đạo thực hiện Kết luận 39-KL/TW; Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo thực hiện Kết luận 39-KL/TW.

Chính sách bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ trong nước của cán bộ lãnh đạo, quản lý bao gồm:

- Chi phí trả cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo hợp đồng ký kết giữa Cơ quan thường trực và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Riêng chi phí bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Anh và thi cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS được thanh toán khi đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ đầu vào, đầu ra theo thông báo tuyển sinh hàng năm hoặc của từng khóa học và theo hóa đơn thực tế, nhưng tối đa không quá 65 triệu đồng/học viên/khóa.

Chi phí bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Anh và thi cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS đã bao gồm chi phí trả cho cơ sở đào tạo và giáo trình học; chưa bao gồm chi phí kiểm tra trình độ đầu vào.

- Chi phí các kỳ thi đánh giá kết quả học tập theo yêu cầu của cơ quan chức năng (nếu có);

- Chi thuê phòng ở tập trung trong thời gian bồi dưỡng đối với cán bộ tham gia khóa học;

- Chi công tác phí trong nước, gồm:

+ Tiền tàu xe đi và về (một lượt đi và về; nghỉ lễ; nghỉ tết) cho một khoá học liên tục;

+ Hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian đi học tập trung;

+ Tiền thuê chỗ nghỉ trong những ngày đi học tập trung tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;

- Các khoản chi phục vụ trực tiếp khóa học và chưa được tính trong Hợp đồng ký với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng gồm: Chi thuê hội trường, phòng học; chi thuê thiết bị, dụng cụ phục vụ giảng dạy; chi mua, in ấn giáo trình; chi tiền thuốc y tế...

Chi thù lao giảng viên, báo cáo viên; chi thù lao hướng dẫn thảo luận đối với hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn ở trong nước như sau:

- Mức chi tối đa 08 triệu đồng/buổi áp dụng đối với giảng viên, báo cáo viên là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng.

- Mức chi tối đa 05 triệu đồng/buổi áp dụng đối với giảng viên, báo cáo viên là Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng; Bí thư tỉnh ủy hoặc nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng; Bí thư tỉnh ủy và các chức danh tương đương.

- Mức chi tối đa 03 triệu đồng/buổi áp dụng đối với giảng viên, báo cáo viên còn lại.

- Mức chi thù lao hướng dẫn thảo luận tối đa 03 triệu đồng/buổi.

Theo quy định tại điều 14, thông tư 42/2023/TT-BTC sẽ chính thức áp dụng từ ngày 12/6/2023.

3. Văn bản liên quan có cùng nội dung của Thông tư 42/2023/TT-BTC

Có 5 văn bản liên quan có cùng nội dung với Thông tư 42/2023/TT-BTC, cụ thể như sau:

- Nghị định 14/2023/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ tài chính

- Thông tư 07/2023/TT-BNV Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và nghiệm thu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực nội vụ về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức 

- Thông tư 06/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 36/2018/tt-btc ngày 30 tháng 3 năm 2018 của bộ trưởng bộ tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

- Quyết định 489/QĐ-TTg phê duyệt đề án “bồi dưỡng cán bộ đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh” giai đoạn 2023 - 2027

- Quyết định 540/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 979/qđ-ttg ngày 21 tháng 6 năm 2021 của thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án “đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh giai đoạn 2021 - 2026”

Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc hay câu hỏi pháp lý khác thì vui lòng liên hệ công ty Luật Hòa Nhựt qua số hotline: 1900.868644 hoặc email: [email protected]. Trân trọng./.

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/thong-tu-422023tt-btc-quy-dinh-co-che-tai-chinh-thuc-hien-boi-duong-can-bo-lanh-dao-quan-ly-bang-ngan-sach-nha-nuoc-a20526.html