Nghị định 45/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dầu khí

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2023/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Dầu khí. Nội dung của Nghị định được chúng tôi đưa ra trong bài viết dưới đây

1. Tóm tắt nội dung Nghị định 45/2023/NĐ-CP

1.1. Thuộc tính của Nghị định

Nghị định 45/2023/NĐ-CP mang số hiệu 45/2023/NĐ-CP được ký bởi Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Nghị định được ban hành và có hiệu lực vào ngày 01/07/2023 đến nay vẫn còn hiệu lực. 

1.2. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Nghị định

Nghị định ban hành có phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng cụ thể là quy định chi tiết một vài điều của Luật Dầu khí năm 2022 về điều tra cơ bản về dầu khí; lựa chọn nhàn thầu ký kết hợp đồng; danh mục lô dầu khí; hợp đồng dầu khí; hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện triển khai hoạt động dầu khí; an toán trong hoạt động dầu khí; ưu đãi trong hoạt động dầu khí; quyết toán chi phí hoạt động dầu khí trong phạm vi đất liền, hải đảo; khai thác tận thu mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí.

Nghị định ban hành chỉ áp dụng với các đối tượng là cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến điều tra cơ bản về dầu khí và những hoạt động dầu khí tại Việt Nam.

1.3. Tải Nghị định 45/2023/NĐ-CP 

Tải Nghị định 45/2023/NĐ-CP tại đây:

2. Nội dung chính của Nghị định 45/2023/NĐ-CP

Nghị định có 64 Điều và 2 Phụ lục ban hành Mẫu hợp đồng chia sản phẩm dầu khí và Phụ lục B thể thức kế toán chia hợp đồng dầu khí.

Nghị định 45/2023/NĐ-CP dự báo là Nghị định mới nhất ban hành nhằm hướng dẫn Luật Dầu khí năm 2022 và thay thế cho Nghị định 33/2013/NĐ-CP ban hành hợp đồng mẫu của Hợp đồng chia sản phẩm dầu khí và thay thế Nghị định 95/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dầu khí.

Theo đó, nội dung nổi bật của Nghị định 45/2023/NĐ-CP đó là tiêu chí chọn nhà thầu để khí kết hợp đồng trong đó bao gồm 3 tiêu chí chính đó là:

- Đầu tiên, tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu: tiêu chí này đồi hỏi nhà thầu phải có năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính và khả năng xếp vốn để triển khai hoạt động dầu khí; nhà thầu cần có kinh nghiệm thực hiện các hoạt động dầu khí, hợp đồng dầu khí và các hợp đồng thoả thuận liên quan đã và đang thực hiện;

- Thứ hai, đó là tiêu chí về điều kiện, kỹ thuật phù hợp cới từng lô dầu khí: nhà thầu cần cam kết công việc tối thiểu và cam kết công việc phát triển mỏ, khai thác và cần có phương án triển khai, công nghệ tối ưu cho hoạt động dầu khí, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, giảm thiểu thải khí carbon dioxide

- Cuối cùng là tiêu chí về điề kiện kinh tế phù hợp với từng lô dầu khí cụ thể:

+ Nhà thầu cần xem xét về các mức thuế phù hợp với phát luật về thuế, phụ thu khi giá dầu tăng cao;

+ Lưu ý về tỷ lệ chia dầu lãi, khí lãi cho nước chủ nhà;

+ Cần cam kết tài chính tương ứng với các cam kết công việc tối thiểu;

+ Tỷ lệ thu hồi chi phí phù hợp với từng lô dầu khí; nhà thầu cần cam kết thêm về các nghĩa vụ tài chính khác; 

+ Phù hợp với tỷ lệ quyền lợi tham gia của nước chủ nhà khi có phát hiện thương mại đầu tiên trong diện tích hợp đồng dầu khí;

+ Phù hợp với quyền lợi tham gia của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoạc công ty con của Tập đoàn dầu khí Việt Nam được chỉ định tham gia với tư cách nhà thầu.

3. Điểm mới của Nghị định 45/2023/NĐ-CP 

Những điểm mới nổi bật của Nghị định 45/2023/NĐ-CP cụ thể bao gồm những điểm sau:

- Mở rộng và nêu chi tiết thêm về hồ sơ mời thầu so với Nghị định 95/2015/NĐ-CP, cụ thể là chi tiết hơn về các chỉ tiêu đấu thầu như mở rộng thêm các tiêu chí về kinh tế, kỹ thuật cơ bản của hợp đồng; tiêu chí lựa chọn nhà thầu và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu hay mở rộng các tài liệu pháp lý của bên dự thầu ngoài giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, điều lệ hoạt động, báo cáo tài chính 3 năm gần nhất thì bên dự thầu có thể chuẩn chuẩn bị tài liệu chứng minh được công ty mẹ là tổ chức bảo lãnh, căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với bên dự thầu là cá nhân và các tài liệu khác có liên quan của bên dự thầy hoặc từng bên tham gia liên danh tham dự thầu; đánh giá ban đầu về tiềm năng dầu khí của lô dầu khí của lô dầu khí liên quan

- Thay đổi về giao nhận hồ sơ dự thầu, cụ thể bên dự thầu sẽ phải gửi hồ sơ đối với ba hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, hồ sơ chào thầu cạnh tranh hoặc hồ sơ đề xuất đối với hình thức chỉ định thầu gửi đến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong thời hạn được ghi trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ mời chào thầu cạnh tranh hoặc hồ sơ yêu cầu. Sau đó bên phí Tập đoàn Dầu khí VN sẽ quyết định thời hạn nộp hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu cạnh tranh hoặc hồ sơ đề xuất và thông báo mời tham gia nhưng không quá 120 ngày từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ mời chào cạnh tranh hay hồ sơ yêu cầu;

- Quy định chi tiết về mời thầu và quản lý hồ sơ dự thầu ngoài việc tuân thủ về thời gian và cách thức mời thầu theo đúng quy định và đúng, đủ thành phần tham dự thì Nghị định quy định thêm về chế độ bảo mật hồ sơ mời thầu theo chế độ bảo mật quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong suốt quá trình lựa chọn nhà thầu. Ngoài ra, Nghị định còn quy định trừ những trường hợp bổ sung tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu hoặc giải thích nội dung được yêu cầu nhưng không làm thay đổi nội dung chính của hồ sơ dự thầu hay chào thầu cạnh tranh thì những tài liệu được bổ sung khác sau khi mở thầu đều không có giá trị pháp lý

- Tăng thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ chào hàng cạnh tranh cụ thể: thay vì đánh giá đầu thầu được tiến hành trong thời gian không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày mở thầu thì Nghị định đã quy định là đánh giá hồ sơ dự thầu, chào hàng cạnh tranh lên không quá 30 ngày;

- Có sự thây đổi về thời hạn thông báo kết quả lựa chọn nhà thâu: theo quy định, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu của Tập đoàn Dầu khí VN, nhà thầu và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoàn thành đàm phán hợp đồng dầu khí. Trong trường hợp quá hạn 90 ngày mà chưa thể thống nhất nội dung dự thảo hợp đồng dầu khí thi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương lý do và đề xuất gia hạn thời hạn đàm phán để Bộ Công Thương xem xét và quyết định.

- Quy định rõ về thời gian chấp thận gia hạn của hợp đồng dầu khí, cụ thể trong thời gian 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương ban hành văn bản chấp thuận gia hạn thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí

- Nghị định quy chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và chấp thuận giữ lại diện tích phát hiện khí

Trên đây là một vài điểm mới nổi bật của Nghị định 45/2023/NĐ-CP so với Nghị định 95/2015/NĐ-CP

Lưu ý: Đối với hợp đồng dầu khí đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Nghị định 45 có hiệu lực thì thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo, kế hoạch, chương trình mới hoặc báo cáo, kế hoạch, chương trình điều chỉnh sau ngày 01/07/2023 có hiệu lực được thực hiện theo Nghị định 45 năm 2023.

4. Văn bản liên quan cùng nội dung với Nghị định 45/2023/NĐ-CP

Văn bản liên quan cùng nội dung với Nghị định 45/2023/NĐ-CP gồm 3 văn bản:

- Báo cáo 81/BC-BTC năm 2022 về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án Luật Dầu khi (sửa đổi) do Bộ Công thương ban hành và có hiệu lực vào ngày 06/05/2022;

- Quyết định 260/QĐ-BKHCN năm 2022 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về thiết bị khai thác dầu khí do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và có hiệu lực ngày 04/03/2022 đến nay vẫn còn hiệu lực;

- Thông tư 36/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 26/02/2016 và có hiệu lực vào ngày 12/04/2016 đến nay vẫn còn hiệu.

Trên đây là bài viết của công ty Luật Hòa Nhựt về Nghị định 45/2023/NĐ-CP để khách hàng tham khảo. Nếu cần hỗ trợ khách hàng hãy gọi qua tổng đài 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được hỗ trợ

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/nghi-dinh-452023nd-cp-huong-dan-luat-dau-khi-a20586.html