Thủ tục và hồ sơ thông báo tập trung kinh tế theo quy định của Luật Cạnh tranh mới nhất hiện nay?

Luật Cạnh tranh 2018 và Nghị định hướng dẫn quy định cụ thể những trường hợp doanh nghiệp cần thông báo khi thực hiện tập trung kinh tế? Hồ sơ, thủ tục để thực hiện hoạt động này. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để rõ hơn về vấn đề này.

1. Các hình thức tập trung kinh tế hiện nay

Theo Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018, có các hình thức tập trung kinh tế sau:

Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây:

a) Sáp nhập doanh nghiệp;

b) Hợp nhất doanh nghiệp;

c) Mua lại doanh nghiệp;

d) Liên doanh giữa các doanh nghiệp;

đ) Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

- Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

- Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.

- Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

- Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.

2. Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế

Được quy định tại Điều 13 Nghị định 35/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế, trừ các doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều này, theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Cạnh tranh, phải thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi thực hiện tập trung kinh tế nếu thuộc trong một trong các trường hợp sau đây:

a) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

b) Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

c) Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế từ 1.000 tỷ đồng trở lên;

d) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.

2. Các doanh nghiệp là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán dự định tham gia tập trung kinh tế theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Cạnh tranh phải thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi thực hiện tập trung kinh tế nếu thuộc trong một trong các trường hợp sau đây:

a) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp bảo hiểm liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên, của công ty hoặc nhóm công ty chứng khoán liên kết mà công ty đó là thành viên đạt 15.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của tổ chức tín dụng hoặc nhóm tổ chức tín dụng liên kết mà tổ chức tín dụng đó là thành viên đạt 20% trở lên trên tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng trên thị trường Việt Nam trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

b) Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp bảo hiểm liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 10.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của công ty hoặc nhóm công ty chứng khoán liên kết mà công ty đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của tổ chức tín dụng hoặc nhóm tổ chức tín dụng liên kết mà tổ chức tín dụng đó là thành viên đạt từ 20% trở lên trên tổng doanh thu của hệ thống các tổ chức tín dụng trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

3. Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế gồm những gì?

Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế bao gồm:

a) Thông báo tập trung kinh tế theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;

b) Dự thảo nội dung thỏa thuận tập trung kinh tế hoặc dự thảo hợp đồng, biên bản ghi nhớ việc tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp;

c) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

d) Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm thông báo tập trung kinh tế đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;

đ) Danh sách các công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị phụ thuộc khác của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế (nếu có);

e) Danh sách các loại hàng hóa, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang kinh doanh;

g) Thông tin về thị phần trong lĩnh vực dự định tập trung kinh tế của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế;

h) Phương án khắc phục khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế;

i) Báo cáo đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế.

Lưu ý: Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ. Tài liệu trong hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.

4. Thủ tục thông báo tập trung kinh tế

Bước 1: Nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế

Các doanh nghiệp thuộc diện thông báo tập trung kinh tế theo Điều 33 Luật cạnh tranh năm 2018 nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế tới ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Nội dung các giấy tờ trong hồ sơ thông báo tập trung kinh tể được quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật cạnh tranh.

Nguyên tắc chung trong các thủ tục quản lí hành chính trong lĩnh vực kinh doanh là doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ thông báo tập trung kinh tế; cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ.

Bước 2: Thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế.

ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy đủ, họp lệ của hồ sơ trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản các nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ sung để các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo.

- Nội dung thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế:

ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiến hành thẩm định sơ bộ các nội dung dưới đây:

(i) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;

(ii) Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế;

(iii) Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh té là đàu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau.

- Thời gian thẩm định sơ bộ hồ sơ tập trung kinh tế:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đầy đủ, hợp lệ, ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế về một trong các nội dung sau đây:

+ Tập trung kinh tế được thực hiện;

+ Tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức.

Quá thời hạn nêu trên mà ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ thì việc tập trung kinh tế được thực hiện. Quy định này giúp đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp và hạn ché những thiệt hại có thể phát sinh do quá trình thẩm định của cơ quan nhà nước bị kéo dài.

Bước 3: Thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế (Xem: Điều 37 Đen Điều 41 Luật cạnh tranh năm 2018).

ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiến hành thẩm định chính thức trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ra thông báo quyết định thẩm định sơ bộ với nội dung vụ việc tập trung kinh tế đó thuộc diện phải thẩm định chính thức. Đối với vụ việc phức tạp, ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể gia hạn thẩm định chính thức nhưng không quá 60 ngày và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.

Nội dung thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế bao gồm:

(i) Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 31 Luật cạnh tranh và các biện pháp khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh;

(ii) Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 32 Luật cạnh tranh và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế;

(iii) Đánh giá tổng hợp khả năng tác động hạn chế cạnh tranh và khả năng tác động tích cực của tập trung kinh tế để làm cơ sở xem xét, quyết định về việc tập trung kinh tế.

Tham vấn trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế (Xem: Điều 39 Luật cạnh tranh năm 2018): Trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế, ủy ban Cạnh tranh có quyền tham vấn cơ quan quản lí ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang hoạt động. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của ủy han Cạnh tranh Quốc gia về việc tham vấn ý kiến, cơ quan được tham vẩn có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về nội dụng được tham vấn. Ngoài ra, ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể tiến hành tham vấn ý kiến của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.

Quy định về tham vấn trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế có ý nghĩa quan trọng và cần thiết giúp cho cơ quan cạnh tranh có căn cứ rõ ràng, đánh giá đầy đủ các tác động khác nhau của việc tập trung kinh tế sắp diễn ra. Từ đó, cơ quan cạnh tranh có thể kết luận và đưa ra quyết định chính xác, công bàng đối với việc tập trung kinh tế.

Bước 4: Ra quyết định về việc tập trung kinh tế (Xem: Điều 41 Luật cạnh tranh năm 2018).

Sau khi kết thúc thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế, căn cứ vào nội dung thẩm định chính thức, ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định về một trong các nội dung sau đây:

- Tập trung kinh tế được thực hiện;

- Tập trung kinh tế có điều kiện quy định tại Điều 42 Luật cạnh tranh (Tập trung kinh tế có điều kiện là trường hợp tập trung kinh tế được thực hiện nhưng phải đáp ứng một hoặc một số điều kiện nhất định. Đây là quy định nhàm tạo thêm cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh được quyền tiến hành tập trung kinh tế nhưng vẫn bảo đảm được môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả.);

- Tập trung kinh tế thuộc trường hợp bị cấm.

Các doanh nghiệp chỉ được phép tiến hành việc tập trung kinh tế sau khi có quyết định của ủy ban cạnh tranh Quốc gia về việc tập trung kỉnh tế được thực hiện hoặc kết thúc thời hạn thẩm định sơ bộ mà ủy ban cạnh tranh Quốc gia không thông báo kết quả thẩm định sơ bộ. Đối với doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thuộc trường hợp “Tập trung kinh tế có điều kiện” phải thực hiện đầy đủ điều kiện tập trung kinh tế theo quyết định về việc tập trung kinh tế của ủy ban Cặnh tranh Quốc gia trước và sau khi thực hiện tập trung kinh tế.

5. Các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế

- Doanh nghiệp không thông báo tập trung kinh tế theo quy định của Luật cạnh tranh 2018

- Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế khi chưa có thông báo kết quả thẩm định sơ bộ của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quy định.

- Doanh nghiệp thuộc trường hợp phải thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế mà thực hiện việc tập trung kinh tế khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra quyết định quy định về quyết định về việc tập trung kinh tế

- Doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ điều kiện được thể hiện trong quyết định về tập trung kinh tế

- Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp bị cấm theo quy định.

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/thu-tuc-va-ho-so-thong-bao-tap-trung-kinh-te-theo-quy-dinh-cua-luat-canh-tranh-moi-nhat-hien-nay-a20597.html