Dịch vụ khởi kiện thay đổi người nuôi con sau ly hôn tại Kon Tum chuyên nghiệp, uy tín nhất

Tranh chấp về quyền nuôi con là một trong những tranh chấp phổ biến trong vụ án ly hôn và đây cũng là vấn đề gây nhiều vướng mắc cho nhiều quý khách hàng. Bài viết dưới đây chia sẻ về dịch vụ khởi kiện thay đổi người nuôi con sau ly hôn tại Kon Tum chuyên nghiệp, uy tín nhất của Luật Hòa Nhựt

1. Quy định của pháp luật về việc thay đổi người nuôi con sau ly hôn

1.1 Quyền khởi kiện thay đổi người nuôi con sau ly hôn

Khi Tòa án quyết định cho hai bên ly hôn, điều này cũng đồng nghĩa với việc quyền nuôi con đã được hai bên thỏa thuận hoặc do Tòa án xác định cụ thể trong bản án ly hôn. Tuy nhiên cha, mẹ hoặc cá nhân tổ chức khác có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con căn cứ tại Khoản 1 và Khoản 5 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó, chủ thể có quyền yêu cầu thay đổi trực tiếp người nuôi con sẽ là:

- Cha, mẹ đẻ của người con. Họ là người trực tiếp nuôi hoặc không được trực tiếp nuôi con theo nội dung bản án/ quyết định ly hôn đã được tòa án ban hành và có hiệu lực pháp luật. Tuy vậy, cha mẹ vẫn có quyền yêu cầu đòi lại quyền nuôi con.

- Người thân thích- được hiểu là những người có quan tâm và thiện cảm đối với trẻ em, và họ có thể muốn đảm bảo quyền lợi và phát triển của trẻ trong trường hợp cha mẹ không thể hoặc không đủ điều kiện để nuôi dưỡng con một cách tốt nhất.

- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình- cơ quan có thẩm quyền và nhiệm vụ giám sát và quản lý các vấn đề liên quan đến gia đình, bao gồm cả quyền nuôi dưỡng con.

- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em-  có thẩm quyền và trách nhiệm bảo vệ, quản lý các vấn đề liên quan đến trẻ em, bao gồm cả quyền nuôi dưỡng con.

- Hội liên hiệp phụ nữ- là một tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực phụ nữ và gia đình.

1.2. Căn cứ chấm dứt quyền nuôi con

Để chấm dứt việc nuôi con, cần phải đáp ứng được các quy định tại Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình đó là:

- Cha mẹ đã đạt được thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho con. Thỏa thuận này phải được thực hiện dựa trên sự tự nguyện và đảm bảo việc nuôi dưỡng, giáo dục con một cách tốt nhất.

- Nếu người trực tiếp nuôi con không đủ khả năng trực tiếp chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng và giáo dục con, thì có thể xem xét việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

- Trong trường hợp con đã đủ 7 tuổi trở lên, nguyện vọng của con cũng được xem xét đồng thời trong quá trình xem xét việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có yêu cầu thay đổi quyền nuôi con. Sau quá trình xem xét, phân tích nếu tòa án xác định cả cha và mẹ đều không đủ khả năng trực tiếp nuôi con, tòa án có thể quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của pháp luật.

1.3 Điều kiện đòi lại quyền nuôi con

Nếu hai bên cha mẹ không đạt được thỏa thuận về quyền nuôi con thì có thể nhờ vào sự can thiệp của Tòa án và phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Điều kiện về chủ thể:

- Điều kiện về vật chất:

- Điều kiện về tinh thần:

2. Trình tự, thủ tục khởi kiện thay đổi người nuôi con sau ly hôn

- Trường hợp 1: Hai bên vợ chồng đã thỏa thuận được về quyền nuôi con, lúc này cần phải thực hiện yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình thay đổi quyền nuôi con như sau:

- Trường hợp 2: Hai vợ chồng không thỏa thuận được về quyền nuôi con, lúc này cần làm đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp, và theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì việc khởi kiện thay đổi người nuôi con được thực hiện như sau:

3. Dịch vụ khởi kiện thay đổi người nuôi con sau ly hôn tại Kon Tum của Luật Hòa Nhựt

Để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn chi tiết hơn về quá trình khởi kiện thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn bạn có thể liên hệ tới Luật Hòa Nhựt chúng tôi, với nhiều năm kinh nghiệm thực hiện chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn các dịch vụ tốt nhất và an toàn nhất:

- Luật sư tư vấn các quy định về quyền nuôi con: Luật sư sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn các quy trình pháp lý liên quan đến việc khởi kiện giành quyền nuôi con như các quy định về quyền của cha mẹ, quyền của con,...;

- Tư vấn chi tiết phương án về giành quyền nuôi con tùy theo điều kiện thực tế: Luật sư sẽ cung cấp cho khách hàng các phương án để giành quyền nuôi con dựa trên đánh giá cụ thể về tình huống của khách hàng, luật sư sẽ đề xuất các phương án tiếp cận phù hợp, tối ưu nhất để giải quyết vấn đề cho khách hàng.

- Xem xét và chuẩn bị hồ sơ yêu cầu chuyển quyền nuôi con hoặc thực hiện các hoạt động tố tụng khởi kiện dành quyền nuôi con: Luật sư sẽ tiến hành các hoạt động để chuẩn bị một hồ sơ đầy đủ và chính xác nhằm chứng minh rằng khách hàng có đủ khả năng và sẵn sàng để giành quyền nuôi con. Đồng thời hỗ trợ khách hàng thu thập các bằng chứng và tài liệu cần thiết, có liên quan, kiểm tra và xác minh tính xác thực của chứng cứ, và tư vấn chuẩn bị các tài liệu pháp lý cần thiết.

- Dịch vụ pháp lý tư vấn và hỗ trợ liên tục: Nếu có bất kỳ thay đổi hoặc vấn đề liên quan đến việc giành quyền nuôi con, luật sư sẽ tiếp tục tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc điều chỉnh và giải quyết vấn đề, nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng được thực hiện, bảo vệ một cách chính xác nhất.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây Luật Hòa Nhựt đã giúp bạn giải đáp những vướng mắc liên quan về vấn đề giành quyền nuôi con sau khi ly hôn. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào cũng như cần hỗ trợ thêm các vấn đề pháp lý khác bạn có thể liên hệ tới số hotline 1900.868644 để nhận được sự tư vấn, giải đáp trực tiếp hoặc liên hệ qua địa chỉ email [email protected]. Trân trọng cảm ơn!

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/dich-vu-khoi-kien-thay-doi-nguoi-nuoi-con-sau-ly-hon-tai-kon-tum-chuyen-nghiep-uy-tin-nhat-a20640.html