Thủ tục chuyển thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam

Chào luật sư, tôi có một vấn đề cần tư vấn như sau: Em trai tôi 20 tuổi đi du học ở bên Mỹ, do bị tai nạn trong khi đi leo núi dẫn đến tử vong. Bây giờ gia đình tôi muốn đưa thi thể em trai tôi về Việt Nam thì phải làm những thủ tục gì? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Trước hết, thay mặt bộ phận tư vấn pháp luật công ty luật Minh Khuê xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi đã tìm hiểu và tư vấn như sau:

Việc di chuyển thi hài, di hài, tro cốt nước ngoài về Việt Nam được thực hiện theo Thông tư 01/2011/TT-BNG Quy định thủ tục cấp giấy phép nhập cảnh thi hài, di hài, tro cốt về Việt Nam

1. Điều kiện để đưa thi hài, di hài, tro cốt từ nước ngoài về Việt Nam

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2011/TT-BNG Quy định thủ tục cấp giấy phép nhập cảnh thi hài, di hài, tro cốt về Việt Nam những trường hợp sau đây thì thi hài, di hài, tro cốt có thể đưa về Việt Nam:

- Công dân Việt Nam có đăng ký thường trú tại Việt Nam;

- Người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thân nhân (cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, chồng, vợ, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ruột của người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại) thường trú tại Việt Nam;

- Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

* Tuy nhiên phải lưu ý các trường hợp thi hài không được đưa về Việt Nam:

Không đưa về Việt Nam thi hài của người chết do mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007, theo đó bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm các bệnh sau đây:

1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:

a) Nhóm A gồmcác bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểmcó khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;

2. Người có quyền xin cấp Giấy phép nhập cảnh thi hài, di hài, tro cốt về Việt Nam

Cá nhân, pháp nhân, cơ quan, tổ chức có thể đề nghị cấp Giấy phép nếu thuộc các trường hợp sau:

- Thân nhân của người chết;

- Người được thân nhân của người chết ủy quyền bằng văn bản;

- Cơ quan/đơn vị chủ quản của người chết; hoặc bạn bè, người quen của người chết, nếu người chết không có thân nhân hoặc thân nhân không phản đối việc đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về nước.

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nhập cảnh thi hài, di hài, tro cốt về Việt Nam là một trong các cơ quan sau đây:

- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) nơi có người chết

- Cơ quan đại diện kiêm nhiệm nước đó hoặc Cơ quan đại diện nơi thuận tiện nhất, nếu ở nước có người chết không có Cơ quan đại diện.

4. Hồ sơ cấp Giấy phép

- 01 đơn đề nghị đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về nước theo mẫu số 01/NG-LS ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BNG;

- Giấy tờ chứng minh người đề nghị thuộc diện có quyền xin cấp Giấy phép:

+ 01 bản chụp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh của người đề nghị;

+ 01 bản chụp giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân với người chết;

+ 01 bản chụp sổ hộ khẩu của người đề nghị trong trường hợp người chết thuộc diện người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thân nhân thường trú tại Việt Nam;

+ 01 bản gốc văn bản ủy quyền trong trường hợp người đề nghị thuộc diện do thân nhân của người chết ủy quyền ;

+ 01 bản gốc văn bản đề nghị trong trường hợp người đề nghị là cơ quan, đơn vị chủ quản của người chết hoặc bạn bè, người quen của người chết, nếu người chết không có thân nhân hoặc thân nhân không phản đối việc đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về nước.

- Giấy tờ chứng minh người chết thuộc diện được nhập cảnh về Việt Nam:

+ Bản gốc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh của người chết (nếu có);

+ 01 bản chụp Giấy phép thường trú tại Việt Nam của người chết trong trường hợp người chết thuộc diện người nước ngoài thường trú tại Việt Nam;

+ 01 bản chụp giấy chứng tử do cơ quan có thẩm quyền của người nước ngoài hoặc Cơ quan đại diện cấp;

+ 01 bản chụp giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch y tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (đối với thi hài); giấy chứng nhận khai quật và giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch y tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (đối với hài cốt); giấy chứng nhận hỏa thiêu thi hài (đối với tro cốt);

+ 01 bản chụp Đơn xin phép mang thi hài, hài cốt, tro cốt của người thân về chôn cất, bảo quản tại địa phương theo mẫu số 02/NG-LS có xác nhận đồng ý của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của Việt Nam cấp hoặc cơ quan quản lý nghĩa trang, nếu người chết thuộc diện người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thân nhân thường trú tại Việt Nam.

* Số lượng và phương thức nộp: người đề nghị sẽ nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền. Việc nộp hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Cơ quan đại diện hoặc gửi qua đường bưu điện.

5. Những trường hợp chuyển được về Việt Nam

Thi hài, di hài, tro cốt của những người sau đây có thể được chuyển về Việt Nam:

  1. Công dân Việt Nam có đăng ký thường trú tại Việt Nam;
  2. Người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thân nhân (cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, chồng, vợ, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ruột của người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại) thường trú tại Việt Nam;
  3. Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

Không đưa về Việt Nam thi hài của người chết do mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007 (bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê-bô-la (Ebola); Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Hồ sơ xin chuyển thi hài, di hài, tro cốt  gồm:

– 01 Đơn đề nghị đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về nước (mẫu 01/NG- LS);

– 01 bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh của người chết (nếu có);

– 01 bản chụp Giấy phép thường trú tại Việt Nam của người chết trong trường hợp người chết là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

– 01 bản chụp giấy chứng tử;

– 01 bản chụp giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch y tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (đối với thi hài); giấy chứng nhận khai quật và giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch y tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (đối với hài cốt); giấy chứng nhận hỏa thiêu thi hài (đối với tro cốt);

NGUYÊN TẮC ĐƯA THI HÀI, HÀI CỐT, TRO CỐT VỀ VIỆT NAM (Điều 2 Thông tư 01/2011/TT-BNG)

1. Việc đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam phải phù hợp với nguyện vọng của thân nhân người chết, truyền thống của dân tộc và phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam được quy định tại Điều 4 Thông tư này cấp Giấy phép.

2. Việc vận chuyển thi hài, hài cốt, tro cốt qua biên giới phải tuân thủ các quy định pháp luật về hải quan, kiểm dịch y tế của Việt Nam và của nước ngoài có liên quan.

3. Các chi phí liên quan tới việc đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam do người đề nghị cấp Giấy phép hoặc thân nhân người chết chi trả.

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép (Điều 4 Thông tư 01/2011/TT-BNG)

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép là Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) nơi có người chết hoặc Cơ quan đại diện kiêm nhiệm nước đó hoặc Cơ quan đại diện nơi thuận tiện nhất, nếu ở nước có người chết không có Cơ quan đại diện.

2. Người đề nghị cấp Giấy phép (Điều 5 Thông tư 01/2011/TT-BNG)

Cá nhân, pháp nhân, cơ quan, tổ chức có thể đề nghị cấp Giấy phép nếu thuộc các trường hợp sau:

1. Thân nhân của người chết;

2. Người được thân nhân của người chết ủy quyền bằng văn bản;

3. Cơ quan/đơn vị chủ quản của người chết; hoặc bạn bè, người quen của người chết, nếu người chết không có thân nhân hoặc thân nhân không phản đối việc đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về nước.

BIỂU MẪU HỒ SƠ

- Đơn đề nghị đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về nước theo mẫu số 01/ NG- LS.

- Đơn xin phép mang thi hài, hài cốt, tro cốt của người thân về chôn cất, bảo quản tại địa phương theo mẫu số 02/NG-LS.

THỦ TỤC XUẤT CẢNH THI HÀI, HÀI CỐT, TRO CỐT

Sau khi thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký khai tử, người thân hoặc cơ quan đại diện của nước có công dân chết thực hiện các công việc sau để đem thi hài hoặc tro cốt về nước mai táng.

- Đưa thi hài vào bảo quản tại nhà lạnh của bệnh viện đối với trường hợp đem thi hài về nước hoặc hỏa thiêu nếu đưa tro cốt về nước

- Liên hệ với Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế TP.HCM - thuộc Sở Y tế TP.HCM (địa chỉ 40, Nguyễn Văn Trỗi, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, điện thoại: 08.3844.5306) để tiến hành thủ tục ướp xác và đưa vào quan tài kẽm, niêm phong, kiểm dịch y tế để chuyển ra nước ngoài.

Lưu ý:

- Để làm thủ tục xuất cảnh cho người chết, cần phải có giấy chứng nhận kiểm dịch y tế thi hài, tro cốt, hài cốt xuất cảnh để đảm bảo thi hài của người chết không mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch. Sau đó thi hài của người chết sẽ được làm thủ tục hải quan để xuất cảnh.

- Hài cốt ở dạng thi thể người thì chỉ được phép vận chuyển dưới dạng hàng hóa theo quy định vận chuyển hàng hóa, được đóng quan tài hàn kín. Còn hài cốt dưới dạng xương và dạng tro có thể được vận chuyển theo dạng hành lý với điều kiện đáp ứng đủ điều kiện của hãng hàng không, đặc biệt phải được hàn kín và chịu được va đập. Điều kiện và chi phí vận chuyển thi thể của người chết cũng sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của từng hãng hàng không khác nhau.

5.1 Căn cứ đưa người chết ở nước ngoài về Việt Nam mai táng?

- Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự;

- Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20/11/2014;

- Thông tư 01/2011/TT-BNG ngày 20/6/2011 của Bộ Ngoại giao quy định thủ tục cấp Giấy phép nhận cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam.

5.2 Vận tải thi hài, hài cốt trên đường sắt quốc gia là thế nào?

Thi hài, hài cốt khi vận chuyển trên đường sắt quốc gia phải có người áp tải. Thi hài, hài cốt khi vận chuyển trên đường sắt quốc gia phải bảo đảm vệ sinh, phòng dịch, bảo vệ môi trường và có đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng./.

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/thu-tuc-chuyen-thi-hai-hai-cot-tro-cot-ve-viet-nam-a20732.html