Karaoke ra đời ở Nhật Bản, xứ hoa anh đào với nền công nghiệp hiện đại. Thoạt đầu vào năm 1980 Karaoke được giới doanh nghiệp Nhật; dùng để giải trí, giúp giải tỏa những căng thẳng trong công việc.
Thế nhưng sau một thời gian ngắn,; Karaoke đã nhanh chóng được nhiều nơi trên thế giới nhiệt tình đón nhận. Ở Việt Nam khi Karaoke mới nhập cảnh; thì đã được đông đảo các bạn trẻ và cả các người già đón nhận rất nồng nhiệt.
Địa điểm dành cho việc hát Karaoke rất đa dạng. Có thể chia làm hai loại: Karaoke gia đình và Karaoke tại quán và tại gia đình. Để thành lập quán hát karaoke cần tuân thủ trình tự đăng ký theo quy định pháp luật.
Hát karaoke gia đình hiện giờ là nhu cầu thiết yếu của nhiều gia đình; đây là một những cách vừa để xả stress, vừa kết nối các thành viên trong gia đình. Nếu chỉ thi thoảng hát hoặc hát vào một dịp nào đó như; sinh nhật, lễ, tết thì còn chấp nhận được.
Thế nhưng thực tế, có nhiều gia đình mở nhạc hát karaoke vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, miễn là họ rảnh rỗi. Không có sự kiện gì họ cũng hát hò ầm ĩ, mở nhạc quá to vào ban đêm, buổi trưa, khiến hàng xóm xung quanh không thể nghỉ ngơi được, rất phiền toái.
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về dịch vụ karaoke như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1, Dịch vụ karaoke là dịch vụ cung cấp âm thanh, ánh sáng, nhạc, lời bài hát và hình ảnh thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) phục vụ cho hoạt động ca hát tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke theo quy định của Nghị định này.
Như vậy, dịch vụ karaoke là hoạt động phục vụ hoạt động ca hát của khách hàng. Các bài hát, hình ảnh được cung cấp phải bảo đảm phù hợp văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; và chỉ được phép sử dụng những bài hát được lưu hành.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 54/2019/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường có hiệu lực thi hành từ ngày 01/09/2019. Người kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài đáp ứng điều kiện nêu trên thì cần phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 54/2019/NĐ-CP như sau:
– Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Phòng hát phải có diện tích sử dựng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ.
– Không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo động cháy nổ).
Như vậy, hình thức Hộ kinh doanh có thể kinh doanh được ngành nghề dịch vụ karaoke.
Người kinh doanh dịch vụ karaoke phải có trách nhiệm theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định 54/2019/NĐ-CP. Cụ thể:
– Chỉ được sử dụng các bài hát được phép phổ biến, lưu hành.
– Chấp hành pháp luật lao động với người lao động theo quy định của pháp luật. Cung cấp trang phục, biển tên cho người lao động.
– Bảo đảm đủ điều kiện cách âm và âm thanh thoát ra ngoài phòng hát hoặc phòng vũ trường phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
– Tuân thủ quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu
– Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
– Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; bản quyền tác giả; hợp đồng lao động; an toàn lao động; bảo hiểm; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
– Bảo đảm hình ảnh phù hợp lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) và văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT được ban hành theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại khu vực thông thường, có con người sinh sống, hoạt động và làm việc, gồm khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính như sau
Từ 6 giờ đến 21 giờ là 70dBA;
Từ 21 giờ đến 6 giờ là 55dBA.
Mức giới hạn tối đa tại khu vực đặc biệt trong 2 khung giờ tương đương là 70 dBA và 45 dBA.
Như vậy, hát karaoke gây ôn ào khi độ lớn của âm thanh phát ra từ việc hát từ 55dBA đến 70dBA. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định các.
Theo quy định của luật cũ thì việc gây ra tiếng ồn từ việc hát karaoke phạt tiền từ 100.000đ đến 300.000đ cụ thể
Đối với việc xử phạt hành chính hành vi hát karaoke gây ồn ào đối với cá nhân, điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
Ngoài ra, Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP cũng quy định mức phạt dựa trên việc đo độ ồn như sau:
Phạt cảnh cáo hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.
Phạt 1 triệu – 5 triệu đồng hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.
Phạt 100 triệu – đến 120 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
Phạt 120 triệu – 140 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì hành vi hát karaoke gây ồn ào là hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng nếu được thực hiện trong khoảng thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau. Hành vi ca hát karaoke gây mất trật tự này sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi.
Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về tiếng ồn còn có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng phụ thuộc vào mức dBA tiếng ồn vượt quá bao nhiêu so với quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn. Điều 17 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định cụ thể mức phạt như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
- Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.
Đối với hành vi vi phạm quy định về tiếng ồn trên, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc về Chủ tịch UBND các cấp hoặc Công an nhân dân theo Điều 68, 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Do đó, khi gặp phải hàng xóm hát karaoke ồn ào như trên, người dân có thể báo cho UBND hoặc Công an nhân dân gần nhất để được giải quyết một cách nhanh chóng để không ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.
Do đặc điểm của quán karaoke thường hoạt động chủ yếu vào ban đêm; đông người tham gia, gây ồn ào, ảnh hưởng đến cư dân sống xung quanh,…do đó, pháp luật có quy định giới hạn giờ được phép hoạt động dịch vụ karaoke.
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định giờ hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke như sau:
Điều 7. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke:
- Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 6 Nghị định này, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có trách nhiệm: Không được hoạt động từ 0 giờ sáng đến 08 giờ sáng.
Như vậy, doanh nghiệp, hộ kinh doanh chỉ được cung cấp dịch vụ karaoke từ 8 giờ sáng đến 24 giờ.
Nếu cung cấp dịch vụ karaoke không đúng giờ quy định bị xử lý như sau:
Căn cứ điểm b khoản 5 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 15. Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường:
5, Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày;
Như vậy, theo quy định trên, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; đối với cá nhân kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày. Trường hợp tổ chức vi phạm hành vi trên sẽ bị xử phạt gấp đôi; với mức phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Thực trạng việc hát karaoke gây tiếng ồn vào giờ nghỉ ngơi tại các khu dân cư ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân xung quanh không phải tình trạng mới xảy ra gần đây. Tuy nhiên, việc xử lý hầu như chỉ dừng lại ở hình thức nhắc nhở, nguyên nhân một phần vì tâm lý ngại va chạm tình láng giềng, một phần cũng vì chế tài xử phạt còn chưa đủ tính răn đe, dẫn tới hành vi vi phạm diễn ra và tái phạm thường xuyên.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra, xác minh mức độ gây ồn ào, tiếng động lớn, gây ô nhiễm tiếng ồn cũng gặp nhiều trở ngại, không dễ dàng. Nếu không có thiết bị đo chuyên dụng hoặc chỉ căn cứ vào phản ánh của người bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn đều rất khó xác định, làm rõ để xử phạt hành vi này, dẫn đến thực trạng ô nhiễm tiếng ồn ngày càng tăng và cơ quan chức năng không kịp thời quản lý, xử phạt để đảm bảo cho người dân một chất lượng sống tốt nhất.
Do vậy, bên cạnh sự vào cuộc của chính quyền địa phương, người dân cần nâng cao ý thức, cụ thể:
Tôn trọng sự yên tĩnh chung, không gây ồn ào, huyên náo.
Nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật
Trong trường hợp có các hoạt động gây ồn, phải có biện pháp giảm thiểu, kiểm soát tiếng ồn.
Các tổ chức, cơ sở kinh doanh dịch vụ có trách nhiệm nhắc nhở khách hàng không gây ồn.
Hiện nay chúng ta chưa có luật nào quy định về hành vi hát karaoke tại nhà. Việc quy định về hành vi hát karaoke gây ồn ào tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
Thẩm quyền cấp giấy phép:
– Cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá thuộc UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke.
– Cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh thực hiện phân cấp, uỷ quyền cho cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá cấp huyện được cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương.
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 hoặc gửi qua email:[email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/quy-dinh-moi-ve-dich-vu-hat-karaoke-gay-tieng-on-bi-phat-the-nao-a20753.html