Xin chào Luật Hòa Nhựt, hiện công ty chúng tôi có website và website này có bộ phận tin tức ngành nghề, tin tức này tôi có sưu tầm qua các trang báo online, khi viết bài lại tôi có trích dẫn nguồn bài báo.
Tôi có đọc sơ qua luật theo Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì "tin tức thời sự thuần tuý đưa tin" không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.
Vậy xin Luật Hòa Nhựt tư vấn giúp tôi 2 điều:
1. Tất cả các tin tức được các báo online đưa hằng ngày có được tính là "tin tức thời sự thuần túy đưa tin" hay không ?
2. Việc tôi làm như trên có bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không ?
Mong nhận được sự hồi đáp từ Công ty. Chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Khoản 1 Điều 19 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định như sau:
"1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo....."
Như vậy, có thể xác định những thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo được coi là tin tức thời sự thuần túy.
Như bạn cũng biết thì hiện nay có khá nhiều trang báo online và những trang báo online này có những bài đơn thuần chỉ là cập nhật thông tin, đưa tin nhưng cũng có những bài được người viết (tác giả) chăm chút, thổi hồn vào, vô cùng ấn tượng, cuốn hút với người đọc. Do đó, với dữ liệu bạn đưa ra bạn chỉ sưu tập các tin tức ngành nghề qua các trang báo online thì chúng tôi chưa thể xác định bạn có vi phạm hay không. Việc bạn sử dụng những tin tức thuần túy thì có thể coi là việc cập nhật thông tin. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng các bài viết mang tính chất cá nhân, những hình ảnh được sáng tạo bởi các trang báo khác thì cũng có nghĩa là bạn vi phạm bản quyền đối với những tác phẩm, tin tức có tính sáng tạo, không tuần túy.
Thưa luật sư, cho tôi hỏi tôi có đăng ký 1 website tên miền .com quốc tế. Mục đích của tôi không phải là kinh doanh. Chỉ là nơi để share ảnh. Vậy cho tôi hỏi khi tôi download ảnh từ trang web nước ngoài rồi upload nên trang web của tôi có vi phạm Bản quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật không?
Trả lời
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu; đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả là tác phẩm nhiếp ảnh; sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất cứ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử; sao chép, sử dụng tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Hành vi của bạn có thể bị xem là hành vi vi phạm quyền tác giả nếu phát tán, phân phối tác phẩm (tranh ảnh) của tác giả khác đến công chúng mà không được sự đồng ý của tác giả:
“Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả
"Theo quy định tại Nghị định số 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, hành vi của bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
“Điều 15. Hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này”.
Nhưng nếu bạn sử dụng những bức ảnh đó với một trong số các mục đích được quy định tại Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 thì bạn không cần phải xin phép và trả thù lao, nhuận bút cho tác giả của tác phẩm “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép,không phải trả tiền nhuận bút,thù lao:
"1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
3. Các quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính."
Khi đọc đến chữ giải pháp, có lẽ các bạn nghĩ tôi sẽ đưa ra một đề cương với vô số các bước thực thi bao gồm cả việc… chờ đợi cho một khung pháp lý về bản quyền cho báo chí điện tử? Câu trả lời là không. Một giải pháp khả thi chắc chắn phải đơn giản và dễ thực hiện hơn rất nhiều. Tôi xin đưa ra giải pháp khó nhất. Khó không phải là rắc rối phức tạp, ngược lại, đây là giải pháp cực kì đơn giản. Cái “khó” ở đây là ở sự dũng cảm dám thực hiện của lãnh đạo các báo. Như đã nói, việc sử dụng lại bài viết của các báo khác hay không hoàn toàn là do quyết định của Ban biên tập.
Nếu Ban biên tập của một báo nào đó nhận ra cơ hội để khẳng định uy tín cũng như tự tin vào khả năng độc lập của tờ báo mình, thì quyết định chấm dứt đăng bài viết của báo khác chỉ đơn giản là một thông báo đến các nhân viên về chính sách mới. (Tận dụng cơ hội này để thu hút bạn đọc, nâng cao uy tín cho báo lại là một vấn đề khác) Sau khi đã tự mình “làm gương”, chính lãnh đạo của tờ báo tiên phong nên lên tiếng, kêu gọi sự hợp tác của các tờ báo lớn về vấn đề tôn trọng bản quyền. Tôi tin chắc rằng lời kêu gọi này sẽ được sự hưởng ứng tích cực của hầu hết các báo. Lãnh đạo các báo biết rất rõ lợi ích và tầm quan trọng của việc tôn trọng bản quyền Nói cho cùng, điều quan trọng nhất của báo chí là gì nếu không phải là uy tín? Giả sử như lãnh đạo của Tuổi Trẻ, hoặc Thanh Niên, VnExpress hay VietnamNet tích cực kêu gọi các đồng nghiệp tham gia thảo luận về bản quyền, thì tờ nào báo lại có thể từ chối một vấn đề vừa đúng đắn vừa mang lại lợi ích lâu dài như thế. Nếu như Thanh Niên, Tuổi Trẻ đã khởi xướng thành công nhiều cuộc thảo luận và phong trào có tiếng vang, hữu ích cho xã hội, thì việc nêu lên vấn đề tôn trọng bản quyền trong giới báo chí cũng đơn giản như vậy mà thôi. Bên cạnh đó, sẽ càng tốt nếu như có một tổ chức Nhà nước như Ban Văn Hóa Tư tưởng Trung ương, Bộ Văn Hóa Thông Tin hoặc Hội Nhà Báo đóng vai trò tích cực trong việc làm cầu nối và cả “trọng tài” để đảm bảo các tổ chức báo chí đều tuân thủ thỏa thuận bản quyền này.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, các các tổ chức nói trên chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho việc chuyển đổi từ thỏa thuận không chính thức giữa các báo trở thành một văn bản có giá trị pháp lý mà thôi. Điều khiến giải pháp này thành công vẫn là sự ý thức của lãnh đạo các báo. Cuối cùng, điều tôi băn khoăn nhất vẫn là: liệu tờ báo nào sẽ có đủ nhiệt huyết, đủ uy tín để đứng lên làm đầu tàu kêu gọi tôn trọng bản quyền, nhằm tạo ra một môi trường báo chí điện tử chất lượng hơn?
Ai trong bốn tờ báo sau: Tuổi Trẻ, Thanh Niên, VnExpress, VietnamNet có thể đảo ngược lại cái luật bất thành văn “Không nhắc đến chuyện bản quyền” của báo chí điện tử? Tôi tin rằng chỉ có bốn tờ báo này, với uy tín, cùng đội ngũ phóng viên chuyên nghiệp của mình, hoàn toàn có khả năng đứng vững một cách độc lập và tiếp tục phục vụ tốt độc giả của mình, ngay cả khi không cần đến bài viết của báo khác. Tôi không biết điều tôi mong mỏi về một môi trường báo chí điện tử cạnh tranh lành mạnh, nơi mà mỗi tờ báo đều mang bản sắc riêng của mình sẽ mất bao lâu để trở thành hiện thực. Nhưng tôi tin điều đó nhất định sẽ xảy ra, và tôi sẽ chờ.
(MKLAW FIRM sưu tầm nguồn tư liệu trên Internet)
Xin chào Luật Hòa Nhựt, Hiện mình đang muốn sử dụng các công thức nấu ăn trong một quyển sách (có đăng ký bản quyền), rồi tự mình viết bài hướng dẫn và sẽ đăng lên website của mình (website bán hàng), như một bài viết chia sẻ và sẽ ghi rõ nguồn của công thức trên.
Như vậy, có được xem là vi phạm bản quyền không và mình phải làm sao nếu muốn sử dụng được những công thức đó ?
Trả lời:
Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, các hành vi bị coi là xâm phạm quyền sở hữu tác giả được quy định như sau :
"Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả
1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả".
"Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu bạn trích dẫn nội dung trong cuốn sách này nhằm mục đích củng cố và dẫn chứng vào vào viết của mình , có trích nguốn và trích tên tác giả thì bạn không thuộc trường hợp vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ".
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về mẫu đơn khởi kiện. Trường hợp trong mẫu đơn khởi kiện trên có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung đơn khởi kiện khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email [email protected] hoặc tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.868644 chúng tôi sẵn sàng giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác cùng quý khách hàng! Trân trọng./.
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/sao-chep-tin-tuc-bao-chi-trich-ro-nguon-thi-co-vi-pham-ban-quyen-a20772.html