Phần mềm kế toán là một ứng dụng được xây dựng và tích hợp đầy đủ các tính năng nghiệp vụ về tài chính kế toán hỗ trợ đắc lực nhân viên kế toán trong việc giải quyết các vấn đề về thu, chi, quản lý sổ sách, hạch toán, trả lương, thanh toán nợ…. Mặt khác, phần mềm kế toán hỗ trợ tối ưu công tác lập báo cáo tài chính, cập nhật chi tiết sức khỏe tài chính doanh nghiệp giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt kịp thời sức khỏe doanh nghiệp ở bất cứ đâu.
Hiện tại, trên thị trường đã có rất nhiều phần mềm kế toán đáp ứng được toàn bộ nghiệp vụ kế toán từ cơ bản đến nâng cao phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, để lựa chọn được phần mềm kế toán phù hợp, doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn và tìm hiểu kỹ đơn vị cung cấp uy tín.
Đối tượng sử dụng phần mềm kế toán là bất cứ ai có nhu cầu sử dụng phục vụ công tác kế toán tại doanh nghiệp, bên cạnh đó phần mềm kế toán được coi là bộ môn tất yếu trong chương trình đào tạo kế toán nhà trường. Do đó, bộ phận sinh viên kế toán cũng được coi là đối tượng cần sử dụng phần mềm kế toán hiện nay.
Phần mềm kế toán đang được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam bởi nó đem đến nhiều lợi ích quan trọng cho bản thân kế toán nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Vậy phần mềm kế toán có vai trò mang tính đột phá như thế nào đối với doanh nghiệp như thế nào thì cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp tại phần tiếp theo của bài viết.
Bước vào thời kỳ công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp đều có xu hướng áp dụng khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất và vận hành quản lý. Hiện tại, đã có đến 90% doanh nghiệp trên cả nước sử dụng phần mềm kế toán trong công tác tài chính – kế toán.
• Phần mềm kế toán có vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính
Đối với doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán, chủ sở hữu có thể dễ dàng kiểm tra tình hình tài chính và sức khỏe doanh nghiệp nhờ hệ thống báo cáo quản trị, báo cáo nội bộ đa dạng một cách chi tiết và chính xác. Điều này, có vai trò quan trọng đối với hoạt động quản lý và ra quyết định kịp thời.
• Hỗ trợ nhân viên kế toán giảm thời gian nhập liệu, lưu trữ chứng từ kế toán
Phần mềm kế toán được coi là “cánh tay phải” cho bộ phận kế toán bởi nó có khả năng giảm đến 90% thời gian nhập liệu, đồng thời hạn chế tuyệt đối những sai số, chênh lệch gặp phải trong quy trình hạch toán. Đặc biệt, phần mềm kế toán còn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết toán thuế hàng năm.
• Giúp doanh nghiệp bảo mật an toàn chứng từ kế toán
Với phần mềm kế toán doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm về tính bảo mật các giao dịch tài chính, thu/chi, công nợ bởi phần mềm kế toán được được mã hóa và xác thực người dùng đa lớp. Bên cạnh đó việc sử dụng phần mềm kế toán, doanh nghiệp không phải lo mất, thất lạc, cháy, hỏng các chứng từ, sổ sách, tài liệu.
• Minh bạch tài chính, hạn chế rủi ro tài chính
Mọi tính toán, hạch toán, thuế đều được phần mềm kế toán tính toán tự động với độ chính xác cao nhằm ngăn chặn những sai sót hoặc sự can thiệp trái phép của bên thứ ba. Giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa những tổn thất không đáng có trong rủi ro thuế và hành chính.
Ngày nay, phần mềm kế toán là một công cụ hữu ích được đông đảo các doanh nghiệp sử dụng để phục vụ cho công việc của mình. Trên thị trường hiện đang có rất nhiều các sản phẩm phần mềm kế toán khác nhau của các doanh nghiệp được lập trình với sự tiện ích, chất lượng đa dạng.
Về khía cạnh pháp lý, phần mềm kế toán cũng là một đối tượng được pháp luật Việt Nam bảo hộ dưới hình thức bản quyền tác giả. Chủ sở hữu phần mềm máy tính khi có sản phẩm có thể nhờ sự trợ giúp của các luật sư để tiến hành đăng ký sở hữu trí tuệ tại Cục Bản quyền tác giả Việt Nam.
Do nhiều yếu tố như sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty với nhau, mà cụ thể là các công ty kế toán, công ty thiết kế phần mềm, …Để bảo vệ phần mềm mà mình đã tạo ra là thực hiện đăng ký bản quyền cho phần mềm đó.
Đăng ký bản quyền tác giả là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có sự xâm phạm và là cơ sở chứng minh thời điểm phát sinh quyền.
Đăng ký bản quyền tác giả nhằm đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm như: ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm đó.
Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bằng chứng tốt nhất chứng minh quyền sở hữu của tác giả đối với tác phẩm.
Nếu tác giả phát hiện có người sử dụng trái phép tác phẩm của mình, tác giả có thể yêu cầu người sử dụng đó ngừng sử dụng và có thể đòi bồi thường thiệt hại. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi tác giả đã đăng ký bản quyền tác giả.
Giấy chứng nhận bản quyền tác giả là một loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tác phẩm, được sử dụng khi định giá tài sản của công ty trong trường hợp cổ phần hóa, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả;
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
- Hai bản sao phần mềm kế toán cần đăng ký. Gồm các tài liệu sau:
• Đĩa CD/VCD chứa phần mềm;
• Mã code của phần mềm;
• Ảnh chụp giao diện chính của phần mềm;
• Bản giải trình về nội dung phần mềm (nếu có);
- Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ theo danh mục;
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền đến cục bản quyền tác giả
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giảcho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Căn cứ theo Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP có quy định thì:
– Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả phần mềm tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP.HCM, TP. Đà Nẵng).
– Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan: Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP. HCM, TP. Đà Nẵng).
Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.
Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
• Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký bản quyền phần mềm;
• Đại diện đăng ký bản quyền phần mềm cho khách hàng trong quá trình đăng ký bản quyền
• Soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm;
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hòa Nhựt về “Thủ tục đăng ký bản quyền cho phần mềm kế toán” trường hợp còn thắc mắc quý khách hàng vui lòng gọi 1900.868644 hoặc gửi qua email [email protected] để được hỗ trợ. Trân trọng cám ơn!
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/thu-tuc-dang-ky-ban-quyen-cho-phan-mem-ke-toan-a20774.html