Quy định về thu tiền thuê đất của Hệ thống đường dây truyền tải điện

Quy định về thu tiền thuê đất của Hệ thống đường dây truyền tải điện là nội dung trong Thông báo 296/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về thu tiền thuê đất của Hệ thống đường dây truyền tải điện.

1. Thu tiền thuê đất của Hệ thống đường dây truyền tải điện

Ngày 03/11/2021, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo 296/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về thu tiền thuê đất của Hệ thống đường dây truyền tải điện.

Cụ thể, Chính phủ đồng ý với ý kiến thống nhất của các bộ, ngành, đại biểu tại cuộc họp về việc thu tiền thuê đất của Hệ thống đường dây truyền tải điện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Theo đó, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan có liên quan đề xuất cụ thể thời điểm bắt đầu thu tiền thuê đất theo quy định của pháp luật, không chậm quá nửa đầu tháng 6 năm 2022.

Đồng thời, Bộ Tài chính tổng hợp số liệu (tạm tính) về tiền thuê đất phải nộp theo pháp luật về đất đai của Hệ thống đường dây truyền tải điện hiện có tại các địa phương.

Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam rà soát, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất (tinh giản nhân lực, cải cách thủ tục hành chính,...), thực hành tiết kiệm các khoản chi, tính toán cùng với các yếu tố chi phí hợp lý, hợp lệ, hợp pháp khác để xây dựng Khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân giai đoạn 2021-2025 đã bao gồm tiền thuê đất của Hệ thống đường dây truyền tải điện đảm bảo nguyên tắc không làm tăng thêm giá bán lẻ điện bình quân, trình Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tiến độ thực hiện việc thu tiền thuê đất được xác định tại Thông báo này.

Cùng với đó, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao kịp thời hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam rà soát, cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hành tiết kiệm các khoản chi.

Đồng thời giải quyết những vướng mắc nảy sinh trong quá trình xác định, thu, nộp, hạch toán tiền thuê đất của Hệ thống đường dây truyền tải điện bảo đảm tiến độ thực hiện việc thu tiền thuê đất.

Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao kịp thời hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam rà soát, cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hành tiết kiệm các khoản chi; giải quyết những vướng mắc nảy sinh trong quá trình xác định, thu, nộp, hạch toán tiền thuê đất của Hệ thống đường dây truyền tải điện bảo đảm tiến độ thực hiện việc thu tiền thuê đất. Các bộ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện kiểm tra, giám sát việc thu, nộp, hạch toán tiền thuê đất của Hệ thống đường dây truyền tải điện theo quy định của pháp luật, không để tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm.

2. Giá bán lẻ điện sẽ bao gồm tiền thuê đất của hệ thống đường dây truyền tải điện

Theo quy định tại Thông báo 296/TB-VPCP Thường trực Chính phủ thống nhất, dịch Covid-19 đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế-xã hội, đời sống nhân dân từ cuối năm 2019 đến nay. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hạn chế tác động tiêu cực, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, trong đó bao gồm cả việc không tăng giá điện.

Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam rà soát, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất, thực hành tiết kiệm các khoản chi, tính toán cùng với các yếu tố chi phí hợp lý, hợp lệ, hợp pháp khác để xây dựng Khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân giai đoạn 2021-2025 đã bao gồm tiền thuê đất của Hệ thống đường dây truyền tải điện bảo đảm nguyên tắc không làm tăng thêm giá bán lẻ điện bình quân, trình Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tiến độ thực hiện việc thu tiền thuê đất.

3. Quy định về an toàn trong truyền tải điện, phân phối điện

Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật Điện lực 2004 và Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Luật Điện lực sửa đổi 2012 vấn đề bảo đảm an toàn trong truyền tải điện, phân phối điện được quy định cụ thể như sau:

Theo đó, biện pháp nhằm bảo đảm an toàn trong truyền tải điện, phân phối điện được quy định như sau:

- Chủ công trình lưới điện phải chịu trách nhiệm:

+ Đặt biển báo an toàn về điện tại các trạm điện, cột điện;

+ Sơn màu và đặt đèn tín hiệu trên đỉnh cột tại các cột có độ cao và vị trí đặc biệt để bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.

- Ở các vị trí giao chéo giữa đường dây dẫn điện cao áp trên không, đường cáp điện ngầm với đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa, việc đặt và quản lý biển báo, biển cấm vượt qua đối với phương tiện vận tải được thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Chủ đầu tư công trình xây dựng sau phải chịu chi phí cho việc đặt biển báo, biển cấm.

- Khi bàn giao công trình lưới điện, chủ đầu tư công trình phải giao cho đơn vị quản lý vận hành lưới điện đầy đủ các tài liệu kỹ thuật, biên bản nghiệm thu, quyết định giao đất, cho thuê đất và các tài liệu liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật.

- Đơn vị quản lý vận hành lưới điện phải định kỳ tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật và đại tu lưới điện, bảo đảm cho hệ thống vận hành an toàn theo quy định; thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định về an toàn điện, bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và phối hợp thực hiện các giải pháp kỹ thuật, vận hành tối ưu để giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải điện.

- Khi sửa chữa, bảo dưỡng công trình lưới điện, đơn vị quản lý vận hành lưới điện và đơn vị thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng phải chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng trình tự các biện pháp an toàn theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật an toàn điện.

- Đoạn đường dây cao áp vượt qua nhà ở, công trình có người thường xuyên sinh sống, làm việc phải sử dụng cột đỡ dây điện là loại cột thép hoặc cột bê tông cốt thép, dây điện không được phép có mối nối trong khoảng cột, trừ dây điện có tiết diện từ 240 milimét vuông trở lên thì cho phép không quá một mối nối cho một pha và phải bảo đảm các tiêu chuẩn khác của pháp luật về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. Đơn vị quản lý vận hành lưới điện không được vận hành quá tải các đường dây này.

- Các cáp điện đi ngầm trong đất, nằm trong kết cấu công trình khác hoặc đi chung với đường dây thông tin, phải bảo đảm khoảng cách an toàn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật trang bị điện và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Các thiết bị và hệ thống chống sét, nối đất của lưới điện truyền tải và phân phối phải được lắp đặt đúng thiết kế và được kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra định kỳ theo đúng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Quy định về thu tiền thuê đất của Hệ thống đường dây truyền tải điện mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/quy-dinh-ve-thu-tien-thue-dat-cua-he-thong-duong-day-truyen-tai-dien-a20793.html