1. Quy định chung về bảo hiểm xã hội

- Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

- Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Sổ BHXH là căn cứ để giải quyết chế độ BHXH cho người tham gia theo quy định của pháp luật. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng BHXH.

- Phân loại bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại là:

+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

- Các chế độ bảo hiểm xã hội

Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ bảo hiểm bao gồm:

+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.

NLĐ tham gia BHXH bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.

+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất

- Quyền lợi khi tham gia BHXH

Khi tham gia bảo hiểm xã hội, NLĐ sẽ được hưởng những quyền lợi sau:

+ Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật BHXH.+ Được cấp và quản lý sổ BHXH và nhận lại sổ khi không còn làm việc.

+ Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động+ Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.

+ Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng BHXH.

+ Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp BHXH cho người khác.

+ Được cung cấp thông tin về đóng BHXH theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của BHXH.

+ Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện BHXH theo quy định pháp luật.

2. Tiền lương đóng BHXH

Luật BHXH mới có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016. Tỉ lệ đóng BHXH sẽ không thay đổi nhưng nền tiền lương đóng BHXH từ 01/01/2016 có sự thay đổi, cụ thể tại Khoản 1 Điều 89 Luật BHXH 2014:

“Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở”.

Theo đó, Khoản 1 Điều 21 Nghị định 05/2015/NĐ-CP có quy định về mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác:

“Điều 21. Tiền lương

Tiền lương theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 90 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:

a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

b) Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;

c) Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động”.

hoản 2 Điều 3 Nghị định 17/2015/NĐ-CP Quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống quy định:

"2. Tiền lương tăng thêm tại Khoản 1 Điều này không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và tính các loại phụ cấp lương."

Vậy bạn có thể dựa vào căn cứ nêu trên để xác định mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH .

Dear Luật Sư, Tôi có 1 vấn đề xin Luật Sư giải đáp giúp tôi: Công ty tôi là công ty TNHH MTV, Hiện nay Công ty bắt đầu tham gia đóng BHXH lần đầu, Giám đốc công ty muốn tham gia BHXH thì sẽ phải làm những thủ tục gì? Mức tiền lương của GĐ sẽ xác định như thế nào để đăng kí đóng BHXH, có phải để GĐ trong bảng lương hàng tháng không? Mong Luật sư sớm giải đáp những vấn đề trên giúp tôi
Năm học 2016-2017 trường tôi đang công tác có hợp đồng thêm giáo viên giảng dạy đến hết năm học. Vậy xin Luật sư cho tôi hỏi người sử dụng lao động có phải đóng BHXH cho họ không? Nếu đóng thì cách đóng như thế nào?

3. Các đối tương tham gia BHXH

Về các đối tương tham gia BHXH, tại điều 2 luật BHXH 2014 có quy định :

"Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động."

Vậy với hai trường hợp trên , thứ nhất nếu giáo viên làm việc với HĐLĐ trên 03 tháng thì bạn buộc phải đóng BHXH cho lao động này ( những trường hợp làm việc với hợp đồng theo mùa vụ oặc dưới 03 tháng thì đến tháng 1 năm 2018 mới bắt buộc đóng ) 

Thứ hai , đối với giám đốc công ty , nếu người này được công ty thuê về làm việc với chức danh giám đốc thì buộc phải đóng 

BHXH bắt buộc theo điểm h khoản 2 điều 2 nếu trên , nếu giám đốc này là người SDLĐ thì thuộc khản 3 điều nêu trên .

Chào Anh/ Chị! Em thắc mắc về vấn đề BHXH, Em chưa đóng BHXH lần nào nên em chưa rõ Anh/ Chị có thể tư vấn giúp em được không ak? Công ty em chuẩn bị đóng bhxh cho nhân viên mới. nhưng em không biết thủ tục sao Anh/ Chị hướng dẫn giúp em với. Công ty em chuẩn bị đóng bhxh cho nhân viên này mà nhân viên này đã có số BH của công ty cũ? Nên giờ em cần thủ tục gì ak? Em cảm ơn Anh/ Chị!
Chào Luật Minh Khuê, Công ty tôi là công ty THHH mới thành lập đầu tháng 2 năm 2016. Hiện tại, công ty tôi muốn đăng ký tham gia bảo hiểm lần đầu cho khoảng 10 cán bộ công nhân viên. Qua tìm hiểu tôi đang có 2 điểm thắc mắc như sau: 1/ Công ty có thể sử dụng phần mềm kê khai BHXH và đăng ký trực tuyển, sau đó đến cơ quan bảo hiểm để xác nhận. 2/ Đăng ký bảo hiểm ở bộ phận 1 cửa thuộc cơ quan bảo hiểm như bình thường, sau đó dùng phần mềm kê khai BHXH để quản lý. Rất mong luật Minh Khuê giải đáp giúp tôi hình thức nào là đúng. Xin cảm ơn.

4. Hướng dẫn đăng ký Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) qua mạng :

Bước 1: Khách hàng đăng nhập vào hệ thống BHXH điện tử tại địa chỉ cổng thông ti điện tử của cơ quan BHXH .

Bước 2: Đăng ký tài khoản để sử dụng hệ thống phần mềm giao dịch BHXH điện tử – KBHXH

Từ trang chủ của hệ thống khai bảo hiểm xã hội, chọn Đăng Ký

- Tới bước này, Anh/Chị sẽ thấy 02 hình thức đăng ký gồm :+ Đăng ký giao dịch bảo hiểm xã hội điện tử: khi đơn vị đăng ký yêu cầu phải cài đặt Java và sử dụng chữ ký số.

+ Đăng ký giao dịch qua mạng: khi đơn vị đăng ký không yêu cầu phải sử dụng chữ ký số nhưng sau khi nộp hồ sơ xong thì đơn vị phải in hồ sơ giấy gửi tới cơ quan bảo hiểm để đối chiếu với số liệu mình khai báo.

- Để thực hiện đăng ký Bảo hiểm xã hội điện tử, Doanh nghiệp cần có đủ 02 điều kiện sau :

- Anh/Chị bắt buộc phải có chữ ký số 

- Máy tính của Anh/Chị phải cài chương trình Java, Anh/Chị cần lưu ý phải tải về đúng phiên bản Java có hỗ trợ kê khai BHXH. 

Tiếp theo, Anh/Chị thực hiện các bước sau :

1. Nếu chưa cắm chữ ký số , xin vui lòng cắm USB token của bạn vào máy tính

2. Nếu máy tính chưa có chương trình Java, bạn phải cài đặt chương trình này .

3. Sau khi cắm chữ ký số và có chương trình Java trên máy tính, Anh/Chị chọn chữ đăng ký đầu tiên, hệ thống sẽ tự động cho phép bạn đăng ký chữ ký số với cơ quan BHXH.

- Trường hợp Đơn vị không sử dụng Mã số thuế, Anh/Chị tích chọn vào mục không sử dụng MST

- Tiếp theo, bạn nhập lần lượt các tiêu chí như sau:

Mã số thuế: Nhập mã số thuế của doanh nghiệp

Mã đơn vị: Mã đơn vị được cơ quan BHXH cấp cho đơn vị

Địa chỉ: Nhập địa chỉ của Đơn vị

Email: Nhập email để nhận các thông báo từ cơ quan BHXH

Tỉnh (thành phố): Chọn tỉnh/ thành phố đơn vị trực thuộc

Cơ quan BHXH quản lý: Chọn cơ quan BHXH quản lý của đơn vị

+ Nhập các thông tin của người liên hệ như Họ tên và số điện thoại

Lưu ýCác tiêu chí có đánh dấu * là các tiêu chí bắt buộc phải nhập

+ Chữ ký điện tử: Chọn chữ ký số của đơn vị.

- Sau khi, nhập đầy đủ các thông tin, bạn chọn nút Đăng ký và kiểm tra thông tin .

5. Thủ tục đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH 


Điều 21 quyết định 959/QĐ-BHXH về ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,bảo hiểm thất nghiệp, quản lí sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, hồ sơ tham gia BHXH lần đầu bao gồm:

"1. Thành phần hồ sơ:

1.1. Người lao động:

a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

b) Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Giấy tờ chứng minh.

1.2. Đơn vị:

a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);

b) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS);

c) Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (Mục II Phụ lục 03).

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ"

Bạn cần chuẩn bị 1 bộ Hồ sơ gồn các giấy tờ trên nộp tại cơ quan bảo hiểm.

Thứ hai, với nhân viên mới của công ty bạn muốn tiếp tục đóng bảo hiểm tại công ty mới cần thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm tại công ty cũ căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”

Như vậy, sau khi công ty cũ thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm, bạn có thể tiếp tục đóng tiếp bảo hiểm cho nhân viên này tại công ty mới. Trong hồ sơ bao gồm danh sách những nhân viên tham gia đống bảo hiểm xã hội. Do đó, công ty bạn vẫn phải khai báo nhân viên trong tờ đăng kí tham gia đóng bảo hiểm lần đầu.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Hòa Nhựt cho trường hợp của bạn. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 hoặc gửi qua email: [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.