Việc kê khai và nộp thuế là do doanh nghiệp xác định nhưng cơ quan thuế lại là nơi kiểm tra và phát hiện sai sót, loại bỏ bớt chi phí (không đủ điều kiện tính vào chi phí được trừ). Hoặc bỏ bớt số thuế GTGT được khấu trừ làm tăng tiền thuế GTGT phải nộp. Như vậy doanh nghiệp sẽ bị truy thu thuế.
Khi DN bị truy thu tiền thuế phải nộp, và phải nộp phạt tiền thuế. Thì các khoản này sẽ được hạch toán vào đâu, hạch toán các khoản nộp phạt thuế, truy thu thuế như thế nào. Rất nhiều quan điểm xoay quanh việc cách hạch toán tiền nộp phạt thuế, truy thu thuế này như thế nào. Có bạn kế toán cho là: những khoản truy thu thuế, hay phạt thuế, nên hạch toán vào TK 811. Cuối năm khi xác định thuế TNDN thì loại trừ khoản này trước khi tính thuế. Cùng tìm hiểu cụ thể qua nội dung dưới đây:
Thời điểm | Hạch toán | Có được xem là chi phí tính thuế TNDN không? | Căn cứ |
Khi nhận quyết định xử lý | Nợ TK 811: Chi phí khác | Không được tính là chi phí tính thuế TNDN | Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN |
Khi nộp tiền phạt | Nợ TK 3339: Phí lệ phí và các khoản phải nộp |
Sắc thuế | Hạch toán | Có được xem là chi phí tính thuế TNDN không? | Có phải điều chỉnh sổ sách, tờ khai của kỳ bị truy thu không? |
Truy thu GTGT | Nợ TK 811 – Chi phí khác Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp | Không được tính là chi phí tính thuế TNDN | Không phải điều chỉnh sổ sách, tờ khai thuế GTGT của kỳ bị truy thu |
Truy thu TNDN | Nợ TK 821 – Chi phí thuế TNDN Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp | Không phải điều chỉnh sổ sách, tờ khai thuế quyết toán TNDN của kỳ bị truy thu | |
Truy thu TNCN | Nợ TK 811 – Chi phí khác (Nếu thuế TNCN do doanh nghiệp chịu hoặc không truy thu được từ tiền lương của người lao động) Nợ TK 334 (Nếu truy thu được từ tiền lương của người lao động) Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp | Không được tính là chi phí tính thuế TNDN | Không phải điều chỉnh sổ sách, tờ khai thuế quyết toán TNCN của kỳ bị truy thu |
Tuy nhiên khi hạch toán các khoản thuế truy thu và phạt vào năm hiện hành sẽ không phản ánh đúng bản chất chi phí trên KQKD năm hiện hành nên trường hợp này chỉ nên áp dụng khi số liệu không trọng yếu và không phải hồi tố BCTC.
Trường hợp số liệu truy thu trọng yếu, bắt buộc phải điều chỉnh hồi tố thì hạch toán như sau:
Hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế của các năm trước: như trường hợp điều chỉnh phi hồi tố
Hạch toán điều chỉnh vào năm hiện tại do ảnh hưởng của các năm trước:
Sắc thuế truy thu | Cách hạch toán | Ghi chú |
GTGT | Nợ TK 4211 Có TK 33311 | Trên thuyết minh BCTC ghi rõ số dư đầu kỳ đã thay đổi theo quyết định thanh tra thuế |
TNDN | Nợ TK 4211 Có TK 3334 | |
TNCN | Nợ TK 4211 (Nếu thuế TNCN do doanh nghiệp chịu hoặc không truy thu được từ tiền lương của người lao động) Nợ TK 334 (Nếu truy thu được từ tiền lương của người lao động) Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp |
Để dễ hiểu hơn, mời các bạn theo dõi ví dụ minh hoạ về thuế truy thu như sau:
Ví dụ: Năm 2018 cơ quan thuế thực hiện thanh thuế cho năm tài chính 2017 của doanh nghiệp và số tiền thuế truy thu đối với thuế GTGT năm 2017 số tiền là a đồng.
Trường hợp 1: Tiền truy thu thuế GTGT là không trọng yếu thì doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh vào năm tài chính 2018 theo bút toán: Nợ TK 811/ Có TK 33311: a đồng.
Trường hợp 2: Tiền truy thu thuế GTGT là trọng yếu thì doanh nghiệp cần điều chỉnh hồi tố vào năm tài chính 2017 theo bút toán: Nợ TK 811/ Có TK 33311: a đồng
Đồng thời điều chỉnh số đầu kỳ năm 2018 do ảnh hưởng điều chỉnh của năm 2017 theo bút toán: Nợ TK 421/ Có TK 33311: a đồng.
Trường hợp cơ quan thuế loại trừ chi phí do chi phí không có hóa đơn chứng từ hợp lý hợp lệ mà chi phí kế toán không thay đổi thì không có bất cứ bút toán điều chỉnh hay điều chỉnh số dư nào.
Nếu biên bản điều chỉnh tăng doanh thu do ghi nhận thiếu thì điều chỉnh số dư đầu kỳ chỉ tiêu “ LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước” và điều chỉnh số dư khoản mục tương ứng như công nợ, tiền,…
Lưu ý: Nếu Doanh nghiệp phát sinh giảm lỗ sau khi có quyết định thanh tra thuế thuế thì doanh nghiệp cần điều chỉnh giảm lỗ như sau:
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 9 của Thông tư 78/2014/TT-BTC “Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ”
Theo đó:
Kế toán không cần điều chỉnh, thêm hay xóa bất kỳ một bút toán nào của các năm giảm lỗ theo kết quả kiểm tra các chi phí phát sinh bị xuất toán vì đã có quyết định thanh tra thuế
Kế toán xác định lại số lỗ theo quyết định thanh tra để làm căn cứ giảm lỗ và chuyển lỗ cho các năm tiếp theo dựa theo số chênh lệch lỗ giữa kết quả kiểm tra với sổ sách để làm căn cứ chuyển lỗ trên phụ lục chuyển lỗ mẫu 03-2A/TNDN của tờ khai quyết toán TNDN năm. Số lỗ tự động chuyển sang chỉ tiêu [C3a] Lỗ từ hoạt động SXKD được chuyển trong kỳ số chênh lệch lỗ chưa chuyển hết sẽ là số lỗ còn được chuyển tiếp.
Số lỗ được chuyển lỗ 05 năm theo luật thuế TNDN bắt đầu từ năm tiếp theo của năm phát sinh lỗ là hết hạn chuyển lỗ theo luật thuế TNDN.
Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.
Để hiểu rõ hơn, IACHN sẽ lấy ví dụ và hướng dẫn chi tiết:
Năm 2017 công ty A số lỗ trên sổ sách = – 100.000.000
Năm 1/2018 doanh nghiệp có quyết định thanh kiểm tra và có kết quả xử lý của đoàn kiểm tra như sau:
– Giảm lỗ 90 triệu đồng do các nguyên nhân: chi phí không hợp lý …
Vậy theo kết quả trên ta thấy việc kết chuyển lỗ tuân theo luật thuế và kế toán
– Theo Sổ sách luật kế toán lỗ = -100 triệu: ngày 01/1/2018 kết chuyển lỗ vẫn là: Nợ TK 4211/ Có TK 4212= 100 triệu
– Theo luật thuế số lỗ chỉ chấp nhận = 100 triệu -90 triệu = -10 triệu là số làm căn cứ chuyển lỗ theo: phụ lục chuyển lỗ mẫu 03-2A/TNDN của tờ khai quyết toán TNDN năm nếu Doanh nghiệp SXKD có lãi
= > Giá trị giảm lỗ 90 triệu là giá trị chênh lệch vĩnh viễn doanh nghiệp không được chuyển số giảm lỗ của thanh tra thuế tại doanh nghiệp cho các năm quyết toán thuế tiếp theo nếu doanh nghiệp SXKD có lãi.
Các bạn có thể tham khảo thêm các hướng dẫn tại công văn hướng dẫn hạch toán truy thu thuế số 927/CT-TTHT của Cục Thuế tỉnh Hải Dương ban hành ngày 26/3/2015 hướng dẫn nghiệp vụ điều chỉnh sổ sách kế toán sau khi có kết luận thanh tra thuế.
Trên đây là nội dung tư vấn về: "Cách hạch toán tiền nộp phạt và truy thu thuế" trường hợp còn điều gì thắc mắc vui lòng gọi 1900.868644 hoặc gửi qua email [email protected] để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/cach-hach-toan-tien-nop-phat-va-truy-thu-thue-a21108.html