Có thể hiểu đơn giản, hóa đơn đầu vào là các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Theo Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, muốn được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào thì cần đáp ứng điều kiện sau:
- Phải có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào;
- Đối với các hàng hóa, dịch vụ mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Và đương nhiên, hóa đơn đầu vào chỉ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng khi doanh nghiệp thực hiện kê khai hóa đơn.
Theo đó, việc không kê khai hóa đơn đầu vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính quyền lợi của doanh nghiệp, không kê khai sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Kê khai thiếu hóa đơn đầu vào hay kê khai sót hóa đơn đầu vào là một trong những lỗi thường gặp ở rất nhiều doanh nghiệp. Theo đó khi kê khai thiếu hóa đơn đầu vào doanh nghiệp sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) khiến doanh nghiệp bị thiệt hại về tài chính. Ngoài ra doanh nghiệp có thể gặp các rủi ro khác như:
- Bị xử phạt làm mất hóa đơn nếu cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra hóa đơn đầu vào cho các hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp không thể xuất trình hoặc chứng minh nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.
- Bị xử phạt trốn thuế trong hợp bị cơ quan thuế chứng minh đây là hành động trốn doanh thu.
Như vậy, trường hợp kê khai thiếu hóa đơn đầu vào sẽ tiềm tàng nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Ngay khi phát hiện việc kê khai thiếu hóa đơn, kê khai sót hóa đơn đầu vào cần có biện pháp xử lý kịp thời.
Trong trường hợp, doanh nghiệp không muốn thực hiện kê khai hóa đơn đầu vào đó thì cần giữ lại đầy đủ các hóa đơn để xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, tránh rắc rối không đáng có.
Căn cứ theo quy định tại Công văn 414/TCT-KK ban hành ngày 30/01/2018 của Tổng cục thuế hướng dẫn, giải thích cụ thể trường hợp kê khai thiếu hóa đơn đầu vào như sau:
- Thời điểm phát hiện hóa đơn bỏ sót kỳ nào thì kê khai, khấu trừ bổ sung tại kỳ tính thuế phát hiện hóa đơn bỏ sót.
- Kê khai bổ sung phải thực hiện trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định, kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Lưu ý: Những đơn vị doanh nghiệp đã có công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thì sẽ không được áp dụng khấu trừ, hoàn thuế GTGT với những hóa đơn kê khai thiếu.
Ví dụ:
- Tháng 8/2022, công ty X phát hiện kê khai thiếu 3 hóa đơn đầu vào từ tháng 2/2022; tháng 3/2022 và tháng 4/2022.
Khi đó, kế toán sẽ tiến hành kê khai 3 hóa đơn đầu vào bị bỏ sót vào “Mục I - Hàng hóa, dịch vụ trong kỳ” trên tờ khai số 01/GTGT của kỳ tính thuế tháng 7/2022 (nếu còn trong thời hạn khai thuế) hoặc tháng 08/2022 nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp người nộp thuế phát hiện hóa đơn, chứng từ của các kỳ trước bị bỏ sót chưa kê khai thì thực hiện kê khai, khấu trừ bổ sung như sau: Thời điểm phát hiện hóa đơn bỏ sót kỳ nào thì kê khai, khấu trừ bổ sung tại kỳ tính thuế phát hiện hóa đơn bỏ sót nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định, kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Về nguyên tắc, khi phát hiện bỏ sót hóa đơn đầu vào thì thực hiện kê khai bổ sung tại kỳ khai thuế phát sinh hóa đơn (xác định theo ngày hóa đơn) ngoại trừ trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng/giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai vào kỳ hiện tại.
Cụ thể, theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định:
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế...
Đồng thời, theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 9 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP và khoản 8 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC cũng hướng dẫn thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó.
Như vậy, nguyên tắc chung của kê khai thuế GTGT đầu vào là kê khai vào tháng phát sinh (tức tháng mà hóa đơn được lập - xác định theo ngày hóa đơn).
Như vậy, nếu hồ sơ khai thuế có sai, sót thì khai bổ sung cho chính hồ sơ có sai, sót đó tức là kê khai bổ sung vào kỳ khai thuế phát sinh hóa đơn.
Tuy nhiên, riêng trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau (chỉ tiêu [43] trên tờ khai) thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại.
Có thể hiểu, khi chỉ tiêu [43] của kỳ sai sót bằng 0 thì kê khai bổ sung tại kỳ phát sinh hóa đơn còn khi chỉ tiêu [43] dương thì kê khai tại kỳ hiện tại.
Lưu ý: Trường hợp khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế (ví dụ hoá đơn đầu vào của tài sản cố định mà thuế giá trị gia tăng phải hạch toán vào nguyên giá như máy móc thiết bị của tổ chức tín dụng) thì không phải nộp Tờ khai bổ sung.
Để tránh các lỗi sai khi lập hóa đơn, bạn cần hiểu rõ các lỗi thường gặp, từ đó có cách xử lý phù hợp nhất. Một số sai sót nhiều người mắc phải có thể kể tới như:
- Hóa đơn ghi sai địa chỉ: nếu các thông tin đều đúng nhưng sai địa chỉ của người mua thì hóa đơn vẫn được chấp nhận, kế toán không cần sửa lại.
- Hóa đơn ghi sai ngày lập: Nếu hóa đơn chưa được sử dụng để kê khai thuế thì kế toán lập biên bản thực hiện việc thu hồi các hóa đơn sai sót. Đồng thời, tiến hành gạch bỏ các liên sai sót và lập lại hóa đơn mới, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hiện tại. Nếu đã kê khai thuế thì lập biên bản ghi sai sót và lập hóa đơn điều chỉnh.
- Thiếu thông tin mã số thuế: lập biên bản điều chỉnh sai hóa đơn và lập hóa đơn điều chỉnh.
- Ghi sai thông tin người mua: nếu thông tin, địa chỉ của người mua sai như lại thông tin về mã số thuế đúng thì doanh nghiệp chỉ cần lập biên bản điều chỉnh, không cần lập mới hóa đơn.
- Ghi sai tên hàng hóa: cả bên bán và bên mua cần lập lại biên bản điều chỉnh, ghi rõ các nội dung đã sai sót.
- Ghi sai tên người mua: nếu đúng địa chỉ, mã số thuế nhưng sai tên người mua thì chỉ cần lập biên bản điều chỉnh.
- Ghi sai giá tính thuế: cả hai bên lập biên bản điều chỉnh sai sót, sau đó lập hóa đơn mới, ghi lại chính xác các thông tin và điều chỉnh hồ sơ thuế.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Kê khai sót hóa đơn, nên xử lý thế nào? mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/ke-khai-sot-hoa-don-nen-xu-ly-the-nao-a21118.html