Một trong những thay đổi lớn trong việc thực hiện khai bổ sung là thủ tục khai bổ sung được thực hiện hoàn toàn thông qua hệ thống, không phải nộp đề nghị dưới dạng bản giấy như hiện tại. Ngoài ra, để minh bạch hóa các thủ tục khai bổ sung đối với từng tình huống khai bổ sung phù hợp với tập quán thương mại quốc tế và đặc trưng của từng ngành hàng, Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng: Phân biệt cụ thể các trường hợp người khai hải quan tự phát hiện ra sai sót và được khai bổ sung trong thông quan và khai bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan; Bổ sung thủ tục khai bổ sung cho những trường hợp đặc biệt như: hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thỏa thuận mua, bán nguyên lô, nguyên tàu và có thỏa thuận về dung sai về số lượng và cấp độ thương mại của hàng hóa; gửi thừa hàng, nhầm hàng; gửi thiếu hàng và hàng hóa chưa đưa hoặc đưa một phần ra khỏi khu vực giám sát hải quan...
Điểm mới đối với hủy tờ khai là tờ khai nhập khẩu chỉ được hủy nếu hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan mà không có hàng hóa đến cửa khẩu nhập. Ngoài ra, Thông tư số 39/2018/TT-BTC bổ sung một số trường hợp hủy tờ khai để phù hợp với các giao dịch thực tế của người xuất khẩu, nhập khẩu và các quy định mới tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP như: Tờ khai hải quan đã đăng ký, hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành nhưng không có giấy phép tại thời điểm đăng ký tờ khai; tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng nhưng thực tế không xuất khẩu hàng hóa...Thủ tục hủy tờ khai hải quan cũng được thực hiện hoàn toàn trên Hệ thống thay vì xác nhận trên giấy như hiện tại.
Liên quan đến khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa quy định tại Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Thông tư số 39/2018/TT-BTC hướng dẫn một số điểm mới sau: Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư đã cấu thành lên sản phẩm khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, người khai hải quan thực hiện khai báo nguyên liệu, vật tư ban đầu và sản phẩm hoàn chỉnh tại các dòng hàng riêng biệt trên tờ khai, tính thuế đối với nguyên liệu, vật tư ban đầu, chính sách mặt hàng áp dụng đối với sản phẩm hoàn chỉnh theo quy định của pháp luật chuyên ngành; Đối với trường hợp thay đổi mục đích sử dụng bằng hình thức chuyển nhượng cho đối tượng thuộc diện không chịu thuế, miễn thuế thì người nhận chuyển nhượng phải đăng ký tờ khai hải quan theo quy định, nhưng không phải nộp thuế.
Các trường hợp hủy tờ khai hải quan được quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 39/2018/TT-BTC) như sau:
- Tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan trong các trường hợp sau đây:
+ Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu mà không có hàng hóa đến cửa khẩu nhập;
+ Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, hàng hóa được miễn kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế nhưng chưa đưa hàng hóa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất;
+ Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, hàng hóa phải kiểm tra hồ sơ nhưng người khai hải quan chưa nộp hồ sơ hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng hàng hóa chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất;
+ Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, hàng hóa phải kiểm tra thực tế nhưng người khai hải quan chưa nộp hồ sơ và xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra;
+ Tờ khai hải quan đã đăng ký, hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành nhưng không có giấy phép tại thời điểm đăng ký tờ khai.
- Tờ khai hải quan đã được đăng ký nhưng chưa được thông quan do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố và tờ khai hải quan giấy thay thế đã được thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản;
- Tờ khai hải quan đã đăng ký nhưng hàng hóa không đáp ứng các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, sau khi xử lý vi phạm với hình thức phạt bổ sung là buộc phải tái xuất hoặc tiêu hủy;
- Hủy tờ khai hải quan theo yêu cầu của người khai hải quan:
+ Tờ khai hải quan xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan, đã có hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng người khai hải quan đề nghị đưa trở lại nội địa để sửa chữa, tái chế;
+ Tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ đã thông quan hoặc giải phóng hàng nhưng người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu hủy giao dịch xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Ngoài các trường hợp quy định tại nêu trên, tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng nhưng thực tế không xuất khẩu hàng hóa;
+ Tờ khai hải quan nhưng người khai hải quan khai sai các chỉ tiêu thông tin quy định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC;
Trừ trường hợp tờ khai hải quan nhập khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan; hoặc tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa thực tế đã xuất khẩu.
Đối với cách thức về thủ tục để hủy mẫu khai thì tùy vào hình thức sẽ có cách khác nhau cụ thể.
Đối với hình thức trực tiếp thời hạn là 8 giờ:
Với hình thức này thì thời hạn giải quyết là 8 giờ, cụ thể cách thức sẽ như sau:
Trường hợp thủ tục hủy tờ khai hải quan quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC: Trong thời hạn 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi nhận đề nghị hủy mẫu khai của người khai, công chức hải quan kiểm tra lý do, điều kiện và thông tin giấy khai đề nghị hủy trên Hệ thống, đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt, thực hiện việc hủy tờ khai và phản hồi kết quả cho người khai hải quan trên Hệ thống, xử lý tiền thuế đã nộp (nếu có) theo quy định tại Điều 131 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 64 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC và cập nhật vào Hệ thống quản lý rủi ro để đánh giá tiêu chí chấp hành pháp luật đối với doanh nghiệp
Đối với hình thức trực tiếp thời hạn là một ngày:
Với hình thức này thì cách thức thực hiện sẽ như sau:
Trường hợp hủy giấy khai hải quan quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC: Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày tờ khai không có giá trị làm thủ tục, quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều này, Chi cục Hải quan nơi đăng ký mẫu khai kiểm tra, xác minh thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, thực hiện việc thủ tục hủy tờ khai hải quan và thông báo thông tin hủy bản khai cho người khai trên Hệ thống;
Trường hợp hủy biểu mẫu kê khai quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC: Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày hàng hóa được tái xuất hoặc nhận được văn bản xác nhận đã thực hiện việc tiêu hủy, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện hủy giấy khai.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Các trường hợp được hủy tờ khai hải quan mới nhất mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/cac-truong-hop-duoc-huy-to-khai-hai-quan-moi-nhat-a21124.html