Khấu trừ thuế GTGT (hay còn được biết đến là VAT) là hoạt động mà doanh nghiệp cần xác định chính xác số tiền thuế phải nộp dựa trên kết quả của việc lấy số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ đi số thuế giá trị gia tăng đầu vào. Thuế GTGT đầu vào được hiểu là khi doanh nghiệp mua vào một lượng hàng hóa nhất định thì sẽ phải chịu thuế GTGT của sản phẩm đó, còn khi doanh nghiệp bán sản phẩm cho người tiêu dùng thì người đó sẽ phải chịu thuế GTGT của loại hàng hóa đó.
Khẩu trừ thuế giá trị gia tăng là hoạt động giúp các doanh nghiệp giảm được sức ép đối với việc đóng thuế. Nhưng để doanh nghiệp có thể đủ điều kiện được hưởng những ưu đãi về việc khấu trừ thuế hãy lưu ý những vấn đề dưới đây
- Căn cứ để bạn được khấu trừ thuế giá trị gia tăng: Hiện nay nhà nước chỉ thực hiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với những giao dịch mua bán có xuất hoá đơn giá trị gia tăng (Hay còn gọi với cái tên khác là hoá đơn đỏ).
- Để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với loại hàng hóa, dịch vụ phải chịu thuế thì cần phải đáp ứng được những điều kiện sau đây.
+ Có hóa đơn hợp lệ, hợp pháp
+ Doanh nghiệp khi mua vào sản phẩm, dịch vụ cần cung cấp hóa đơn GTGT hợp pháp của loại hàng hóa đó hoặc cung cấp chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu.
+ Phải có chứng từ xác nhận thanh toán qua ngân hàng.
+ Khi thực hiện giao dịch nhập hàng hóa với trị giá trên 20 triệu đồng, bên mua cần thực hiện giao dịch qua ngân hàng và phải có chứng từ xác nhận giao dịch bên phía ngân hàng. Trường hợp, giao dịch được thanh toán bằng tiền mặt thì sẽ không được khấu trừ thuế GTGT và sẽ cho vào mục chi phí hợp lý.
Lưu ý: Tài khoản của bên mua và bên bán phải là tài khoản đã được đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế.
- Những loại hàng hóa, dịch vụ trả chậm hoặc trả góp với giá trị trên 20 triệu đồng
- Doanh nghiệp căn cứ vào hợp đồng mua bán, các loại giấy tờ chứng thực, hóa đơn GTGT và có chứng thực từ ngân hàng thực hiện giao dịch thì thực hiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Căn cứ điều kiện trên và thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cho thấy một số khoản chi phí được trừ phổ biến như sau:
- Tiền lương, tiền công và các chi phí khác trả cho người lao động như tiền bảo hiểm, trợ cấp,… theo quy định, trừ khoản chi thuộc trường hợp quy định tại điểm 2.6 khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.
- Doanh nghiệp chi trả tiền lương cho những ngày chưa nghỉ hằng năm của người lao động phù hợp với quy định Bộ Luật lao động và văn bản hướng dẫn thi hành nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Chi phụ cấp đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, phụ cấp, tiền ở cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền ở, tiền đi lại, tiền phụ cấp.
- Khoản chi cho hoạt động đào tạo nghề nghiệp, giáo dục nghề nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- Chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư cho hoạt động kinh doanh.
- Phần chi từ 03 triệu đồng/tháng/người trở xuống để: Mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; phần vượt mức quy định pháp luật về BHXH, BHYT để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (BHXH, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ BHYT và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Lưu ý:
+ Khoản chi trích nộp quỹ có tính chất an sinh xã hội, quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người còn phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Thỏa ước lao động tập thể; Hợp đồng lao động; Quy chế tài chính; Quy chế thưởng (theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC)
+ Doanh nghiệp không được tính vào chi phí với các khoản chi cho chương trình tự nguyện nêu trên nếu không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (kể cả trường hợp nợ tiền bảo hiểm bắt buộc).
Việc khai khống những chi phí khác nhau để được hưởng khấu trừ thuế giá trị gia tăng không phải việc làm quá xa lạ. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng những lỗ hổng của thuế để tạo ra những chi phí không hợp lý nhằm được khấu trừ thuế giá trị gia tăng nhưng hiện nay cơ quan thuế cũng có những nhận định cụ thể nhất định về vấn đề này. Đối với những trường hợp muốn được khấu trừ thuế giá trị gia tăng thì phải bắt buộc là các chi phí hợp lý của doanh nghiệp, phục vụ cho doanh nghiệp và không nằm trong những trường hợp sau:
- Thuế GTGT đầu vào của số lượng hàng hóa hao hụt vượt định mức
- Tiền thuê nhà cho chuyên gia nước ngoài
- Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh mặt hàng chịu thuế và không chịu thuế GTGT
- Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị
- Thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng không chịu thuế GTGT
- Lỗi về hóa đơn:
+ Hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT);
+ Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán;
+ Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua (trừ trường hợp hướng dẫn khác...);
+ Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo);
+ Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi.
- Văn phòng Tổng công ty, tập đoàn không trực tiếp hoạt động kinh doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc
- Hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên mà không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng
- Hàng hóa xuất khẩu hoặc hàng hóa được coi như xuất khẩu: Các trường hợp cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu hoặc hàng hóa được coi như xuất khẩu nếu đã có xác nhận của cơ quan Hải quan (đối với hàng hóa xuất khẩu) nhưng không có đủ các thủ tục, hồ sơ khác đối với từng trường hợp cụ thể thì không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Như vậy, đối với những trường hợp muốn được khấu trừ thuế giá trị gia tăng thì phải bắt buộc là các chi phí hợp lý của doanh nghiệp, chi phí không hợp lý sẽ không được khấu trừ thuế GTGT.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Chi phí không hợp lý được khấu trừ thuế GTGT không? mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/chi-phi-khong-hop-ly-duoc-khau-tru-thue-gtgt-khong-a21129.html