Căn cứ Điều 258 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định
"Điều 258. Biên bản phiên tòa
1. Biên bản phiên tòa phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa và mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Cùng với việc ghi biên bản, có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa.
2. Các câu hỏi, câu trả lời, lời trình bày và quyết định tại phiên tòa đều được ghi vào biên bản.
3. Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó.
4. Sau khi chủ tọa phiên tòa và Thư ký Tòa án ký vào biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó được xem biên bản phiên tòa. Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Thư ký Tòa án phải ghi sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản phiên tòa. Không được tẩy xóa, sửa chữa trực tiếp mà phải ghi sửa đổi, bổ sung tiếp vào cuối biên bản phiên tòa và cùng chủ tọa phiên tòa ký xác nhận; nếu chủ tọa phiên tòa không chấp nhận yêu cầu thì phải nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên tòa."
Như vậy, có thể hiểu, Biên bản phiên tòa là một văn bản tố tụng quan trọng, do thư ký tòa thực hiện, có nội dung ghi nhận mọi diễn biến của phiên tòa xét xử.
Kế thừa và sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng dành một điều (Điều 258) quy định về biên bản phiên tòa:
“1. Biên bản phiên tòa phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa và mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Cùng với việc ghi biên bản, có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa.
2. Các câu hỏi, câu trả lời, lời trình bày và quyết định tại phiên tòa đều được ghi vào biên bản
3. Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó…”
Để bảo đảm việc ghi biên bản phiên tòa của Thư ký có đầy đủ, chính xác với nội dung diễn biến tại phiên tòa hay không khoản 4 Điều 258 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định:
“Sau khi chủ tọa phiên tòa và Thư ký Tòa án ký vào biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó được xem biên bản phiên tòa”. Trong trường hợp “nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Thư ký Tòa án phải ghi sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản phiên tòa. Không được tẩy xóa, sửa chữa trực tiếp mà phải ghi sửa đổi, bổ sung tiếp vào cuối biên bản phiên tòa và cùng chủ tọa phiên tòa ký xác nhận; nếu chủ tọa phiên tòa không chấp nhận yêu cầu thì phải nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên tòa.”
Như vậy có thể thấy Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về biên bản phiên tòa đã khắc phục được hạn chế của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 ở những điểm sau:
Một là: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định rõ thời điểm kết thúc ghi biên bản phiên tòa là khi “kết thúc phiên tòa” chứ không phải là “khi tuyên án” như khoản 1 Điều 200 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định.
Hai là: Quy định rõ hơn nội dung biên bản phiên tòa không chỉ ghi “những câu hỏi và những câu trả lời” mà phải ghi cả “lời trình bày và quyết định tại phiên tòa”. Có nghĩa là phải ghi cả quan điểm phát biểu của Kiểm sát viên, ý kiến của những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa và kết quả tuyên án để khắc phục trường hợp Tòa tuyên án có nội dung khác với bản án.
Ba là: Khoản 3 Điều 258 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định rõ hơn thời điểm chủ tọa phiên tòa và thư ký phải ký vào biên bản phiên tòa là “Ngay sau khi kết thúc phiên tòa” chứ không phải “sau khi kết thúc phiên tòa” như trước đây.
Bốn là: Khoản 4 Điều 200 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 chỉ quy định Kiểm sát viên và bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó (gọi tắt là những người tham gia phiên tòa) được xem biên bản phiên tòa nhưng không nói rõ xem ở thời điểm nào, dẫn đến việc Chủ tọa phiên tòa và thư ký phiên tòa thực hiện tùy nghi không thống nhất, gây khó khăn cho những người tham gia phiên tòa. Khắc phục hạn chế này Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định rõ hơn về thời điểm những người tham gia tố tụng được xem biên bản phiên tòa là “sau khi chủ tọa phiên tòa và thư ký Tòa án ký vào biên bản phiên tòa”.
Năm là: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định rõ hơn người ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa là Thư ký phiên tòa và phải ghi vào cuối biên bản phiên tòa chứ không được tẩy xóa, sửa chữa trực tiếp vào biên bản. Đồng thời không chỉ có người yêu cầu sửa đổi bổ sung ký vào biên bản phiên tòa như trước mà chủ tọa phiên tòa cũng phải ký xác nhận vào biên bản nếu có sửa đổi, bổ sung. Trong trường hợp chủ tọa phiên tòa không chấp nhận yêu cầu sửa chữa thì phải nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên tòa để thể hiện rõ tính khách quan và tính chịu trách nhiệm của chủ tọa phiên tòa; tránh tình trạng quy định như trước là người tham gia phiên tòa yêu cầu sửa chữa chủ tọa phiên tòa không đồng ý thì cũng không có cơ chế rằng buộc.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng chỉ dừng lại ở việc “Kiểm sát viên được xem biên bản phiên tòa” như Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 nên chưa có cơ chế quy định rõ ràng về trách nhiệm của Tòa án trong việc đảm bảo quyền này của Viện kiểm sát. Cụ thể là: Theo quy định trên thì Kiểm sát viên có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và chỉ cùng chủ tọa phiên tòa ký xác nhận vào biên bản phiên tòa khi có yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Còn trong trường hợp Kiểm sát viên xem biên bản phiên tòa mà không có ý kiến gì yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì Kiểm sát viên không được ký vào biên bản phiên tòa. Như vậy quy định trên cho thấy Kiểm sát viên cũng chỉ có quyền “xem” biên bản phiên tòa như những người tham gia tố tụng khác mà không có quyền kiểm sát việc ghi biên bản phiên tòa của Thư ký phiên tòa. Việc quy định như vậy sẽ dẫn đến trên thực tế có trường hợp Kiểm sát viên xem biên bản phiên tòa, nhất trí với biên bản phiên tòa nhưng sau đó chủ tọa và Thư ký lại sửa đổi nội dung biên bản phiên tòa và ký lại nhưng Kiểm sát viên không thể biết được. Ví dụ như: Tại phiên tòa Kiểm sát viên đề nghị áp dụng cho bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ “phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” theo khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự; khi tuyên án Hội đồng xét xử không áp dụng tình tiết giảm nhẹ này. Kiểm sát viên xem biên bản phiên tòa thấy đúng như vậy nên không có ý kiến gì (đồng nghĩa với việc không ký vào biên bản phiên tòa vì không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung). Tuy nhiên, sau đó chủ tọa, Thư ký phiên tòa lại sửa lại biên bản phiên tòa theo hướng có áp dụng tình tiết giảm nhẹ này và đưa tình tiết giảm nhẹ này vào trong bản án hình sự sơ thẩm. Khi kiểm sát bản án, Kiểm sát viên phát hiện thấy có vi phạm này nhưng cũng không có căn cứ gì để kháng nghị, kiến nghị vì kiểm tra biên bản phiên tòa đã được chỉnh sửa lại cho phù hợp với bản án.
Mặt khác, theo Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (Ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của VKSND tối cao) quy định “Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải kiểm tra biên bản phiên tòa”. Trên thực tế Kiểm sát viên có kiểm tra biên bản phiên tòa và khi không có sửa đổi, bổ sung gì thì cũng không có tài liệu nào để chứng minh rằng Kiểm sát viên đã xem biên bản phiên tòa để lưu vào hồ sơ kiểm sát án hình sự. Có ý kiến cho rằng Kiểm sát viên cần lập biên bản về việc đã kiểm tra biên bản phiên tòa nhưng vấn đề đặt ra là chủ tọa và Thư ký phiên tòa sẽ không ký vào biên bản vì luật không quy định. Như vậy, nếu như quy định rõ vào trong Bộ luật tố tụng hình sự Kiểm sát viên phải kiểm sát và ký vào biên bản phiên tòa sẽ là tài liệu minh chứng rõ ràng nhất cho việc Kiểm sát viên đã xem biên bản phiên tòa hay chưa.
Theo Điều 86 BLTTHS 2015, chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Dựa trên khái niệm này, chứng cứ có các đặc điểm sau: Chứng cứ là có thật, bảo đảm tính khách quan; Chứng cứ có tính hợp pháp; Chứng cứ phải liên quan đến vụ án. Như vậy, nếu thiếu một trong ba yếu tố trên thì sẽ không được xem là chứng cứ.
Khoản 1 Điều 87 BLTTHS 2015, liệt kê các nguồn chứng cứ gồm: Vật chứng; Lời khai, lời trình bày; Dữ liệu điện tử; Kết luận giám định, định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Các tài liệu, đồ vật khác. Trong đó, biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử là những tình tiết được ghi trong biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được lập theo quy định của Bộ luật tố tụng có thể được coi là chứng cứ.
Như vậy, có thể hiểu, biên bản trong hoạt động xét xử là một trong các nguồn của chứng cứ, nếu nguồn từ biên bản trong hoạt động xét xử này có thật, bảo đảm tính khách quan, tính hợp pháp và liên quan đến vụ án thì sẽ trở thành chứng cứ.
Mẫu số 22-HS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
––––––––––––––––––––––––––––––––––
TÒA ÁN(1)......................... ___________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________
|
BIÊN BẢN
PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM
Vào hồi....... giờ....... phút ngày....... tháng....... năm(2)
Tại:(3)
Tòa án(4)
Mở phiên tòa để xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo(5)
Bị Viện kiểm sát(6)
Truy tố về tội (các tội)(7)
Theo điểm (các điểm).......khoản (các khoản).........Điều (các điều)......... của Bộ luật Hình sự tại Cáo trạng/Quyết định truy tố số....... ngày....... tháng....... năm
(8)………………………………………………………………………….
Vụ án được xét xử(9)
I. Những người tiến hành tố tụng:(10)
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông (Bà)
Thẩm phán (nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có 5 người): Ông (Bà)
Thẩm phán dự khuyết (nếu có): Ông (Bà)
Các Hội thẩm nhân dân (quân nhân): Ông (Bà)
Hội thẩm nhân dân (quân nhân) dự khuyết (nếu có): Ông (Bà)
Thư ký phiên tòa: Ông (Bà)
Thư ký phiên tòa dự khuyết (nếu có): Ông (Bà)
Đại diện Viện kiểm sát.......................................tham gia phiên tòa:
Ông (Bà) Kiểm sát viên.
Ông (Bà) Kiểm sát viên.
Ông (Bà)…………….………….. Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có).
II. Những người tham gia tố tụng:
- Bị cáo (11):.....................sinh ngày.....tháng.....năm.....tại
Nơi cư trú..............; nghề nghiệp..............; trình độ văn hoá (học vấn)............; dân tộc:…………………; giới tính:………; con ông.............................và bà...............................; có vợ (chồng) và.......con; tiền sự............; tiền án..........; nhân thân……….bị bắt tạm giam ngày.................................
- Người đại diện hợp pháp của bị cáo:
Ông (Bà).........................sinh năm (hoặc tuổi)........; nơi cư trú.................; nghề nghiệp............................ là:(12)......................................................................
- Người bào chữa cho bị cáo:(13)
Ông (Bà)
- Bị hại:(14) ...
- Người đại diện hợp pháp của bị hại:(15) ...
- Nguyên đơn dân sự:(16)
- Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự:(17)
- Bị đơn dân sự:(18)
- Người đại diện hợp pháp của bị đơn dân sự:(19)
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án:(20)
- Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án:(21)
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại (nguyên đơn dân sự,(22)................):
Ông (Bà)
- Người tham gia tố tụng khác:(23)
III. Phần thủ tục bắt đầu phiên tòa
1. Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc Quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Thư ký phiên tòa báo cáo với Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập hoặc được mời và lý do vắng mặt.
3. Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy mời của Tòa án; kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ; giải thích cho họ biết về những bản án, quyết định được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án và quyền của họ về việc yêu cầu Tòa án không công bố những nội dung liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh; yêu cầu người phiên dịch, người giám định phải cam đoan làm tròn nhiệm vụ và yêu cầu người làm chứng là người thành niên phải cam đoan không khai gian dối.
4. Chủ tọa phiên tòa giới thiệu những người tiến hành tố tụng và hỏi Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa, người giám định, người phiên dịch hay không.(24)
5. Chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo đã được giao nhận bản cáo trạng/quyết định truy tố và quyết định đưa vụ án ra xét xử hay chưa.(25)
6. Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng xem có ai yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay không. (26)
IV. Phần tranh tụng tại phiên tòa:
1. Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng/quyết định truy tố và trình bày ý kiến bổ sung (nếu có):
2. Hỏi và trả lời tại phiên tòa:(27)
3. Tranh luận tại phiên tòa:(28)
4. Lời nói sau cùng của bị cáo (nếu có):
Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án.
Hội đồng xét xử vào phòng xử án và tuyên án(29)
Những sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng:(30)
Phiên tòa kết thúc vào hồi...... giờ...... phút ngày...... tháng....... năm....
THƯ KÝ GHI BIÊN BẢN PHIÊN TÒA (Ký tên, ghi rõ họ tên) | THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/bien-ban-phien-toa-hinh-su-la-gi-quy-dinh-va-mau-bien-ban-phien-toa-hinh-su-a21133.html