Người bị kết án tù chung thân liệu có phải ngồi tù suốt đời?

Hình phạt tù chung thân là một trong những hình phạt nghiêm khắc và cần thiết trong hệ thống hình phạt của Việt Nam. Vậy người bị kết án tù chung khi nào được ra tù, giảm án

1. Một số thông tin cần biết về tù chung thân

Tù chung thân giống tù có thời hạn ở chỗ hình phạt này đều tước tự do của người bị kết án, cách ly họ khỏi xã hội để cải tạo, giáo dục và phòng ngừa tội phạm. Nhưng khác với tù có thời hạn, tù chung thân không có thời hạn, nghĩa là nó có khả năng tước tự do của người bị kết án đến hết đời.

Với tính chất là một hình phạt nặng hơn tù có thời hạn và nhẹ hơn hình phạt tử hình, tù chung thân giúp cho việc thực hiện đường lối xử lý tội phạm được sát hợp với thực tế phức tạp và đa dạng của tình hình tội phạm. Thông thường trong thực tiễn, hình phạt tù chung thân được áp dụng đối với những trường hợp mà nếu áp dụng tù có thời hanh (dù ở mức tối đa - hai mươi năm) vẫn còn nhẹ nhưng nếu phạt tử hình thì chưa thật cần thiết.

Về mặt luật định, giữa hình phạt tù chung thân và tử hình không có ranh giới rõ ràng về điều kiện áp dụng. Điều 39 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2018 quy định điều kiện áp dụng tù chung thân dưới một dạng tổng quát là: “…được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình”. Đối với đa số các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, Bộ luật Hình sự thường quy định cả tù chung thân và tử hình trong cùng chế tài để Toà án lựa chọn áp dụng vào những trường hợp phạm tội cụ thể.

Vì vậy, việc áp dụng đúng đắn hình phạt tù chung thân đòi hỏi Toà án phải phân tích vụ án một cách cụ thể, vận dụng đường lối xử lý phù hợp với chính sách hình sự của Nhà nước, đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung.

Do tính chất nghiêm khắc của hình phạt tù chung thân, Bộ luật Hình sự Việt Nam không cho phép áp dụng hình phạt này đối với người chưa thành niên phạm tội (đoạn 2 Điều 39, khoản 5 Điều 91 Bộ luật Hình sự).

2. Người bị kết án tù chung thân khi nào được ra tù, giảm án?

Căn cứ theo quy định tại Điều 63 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về người bị kết án tù chung thân nếu như đang chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật và có nhiều tiến bộ, người bị kết án tù chung thân đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền có thể ra quyết định giảm thời gian chấp hành hình phạt cho người bị kết án tù chung thân. Có thể thấy, người bị kết án tù chung thân sẽ không phải ngồi tù suốt đời nếu như đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên. Tuy nhiên cần phải lưu ý một số nội dung sau:

- Một người có thể được giảm án nhiều lần nhưng phải đảm bảo chấp hành được 1/2 mức hình phạt đã tuyên bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Người bị kết án tù chung thân lần đầu sẽ được giảm xuống 30 năm tù theo quy định của pháp luật và dù được giảm nhiều lần cũng phải đảm bảo thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm;

-  Trường hợp người bị kết án về nhiều tội khác nhau theo quy định của pháp luật trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án chỉ xem xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần đầu xuống 30 năm tù sau khi đã chấp hành được 15 năm tù trên thực tế, và dù được giảm nhiều lần tuy nhiên vẫn phải đảm bảo thời gian thực tế chấp hành là 25 năm;

-  Đối với những người đã được giảm một phần hình phạt theo quy định của pháp luật mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới thuộc loại tội phạm nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ tiến hành hoạt động xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được 2/3 mức hình phạt chung hoặc trường hợp hình phạt chung là tù chung thân thì việc xét giảm án sẽ được thực hiện theo quy định Điều 63 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Như vậy căn cứ theo quy định nêu, người bị tuyên án tù chung thân vẫn có thể được ra tù và giảm án trong trường hợp xét thấy đáp ứng được những điều kiện theo quá trình xét xử và quá trình chấp hành án, nếu cơ quan có thẩm quyền xét thấy có nhiều tiến bộ, đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật. Người và tổ chung thân muốn được giảm án tù cũng phải đảm bảo thời hạn thực tế đã chấp hành hình phạt là 20 năm.

3. Tại sao người bị phạt tù chung thân lại được ra tù?

Chung thân là hình phạt tù không thời hạn, thông thường được hiểu là người bị kết án (phạm nhân) sẽ phải chấp hành án tù (lao động, học tập, cải tạo…) gần như là suốt cả cuộc đời của mình ở trại giam. Hình phạt này chủ yếu được áp dụng cho những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, gây ra nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội, tuy nhiên lại chưa đến mức phải chịu án tử hình (ở những quốc gia còn có hình phạt này) hay dù đã bị kết án tử hình nhưng người đó lại được nguyên thủ quốc gia ân giảm hoặc được khoan hồng đặc biệt trong nhiều trường hợp khác. Tại một số nước khác thì chung thân là hình phạt cao nhất, nghiêm khắc nhất do tại đó không còn án tử hình. Cũng như các hình phạt khác trong luật hình sự, chung thân được áp dụng cho những người phạm tội và đã bị toà án xét xử chính thức tuyên án, bản án đã có hiệu lực pháp luật thì người đó mới phải chấp hành bản án đó.

Quy định tù chung thâm cũng như các hình phạt khác là những hình phạt người thực hiện hành vi phạm tội phải chịu. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho họ được hưởng chính sách khoan hồng của nhà nước thể hiện sự nhân đạo của Nhà nước.

Đặc xá là sự thể hiện nhất quán chính sách hình sự của Nhà nước ta trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm và giáo dục người phạm tội tái hoà nhập cộng đồng. Vì vậy, mục đích đầu tiên của công tác đặc xá là phải góp phần tích cực vào việc giáo dục, cải tạo người phạm tội, đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

 Việc trả lại tự do cho những người đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn và những hình phạt hạn chế quyền tự do khác phải có tác dụng thực sự khuyến khích, động viên những người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc hình phạt hạn chế quyền tự do khác có quyết tâm và động lực cải tạo tốt để được sớm tái hoà nhập cộng đồng, hoàn lương, trở thành những công dân có ích cho xã hội và gia đình họ.

Thực tiễn công tác đặc xá đã chứng minh rằng, không có một biện pháp giáo dục, cải tạo nào có tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến tâm lý của người phạm tội như công tác đặc xá bằng việc những phạm nhân được trực tiếp chứng kiến thực tế việc trả lại tự do cho những phạm nhân khác được hưởng đặc xá. Những phạm nhân đang chấp hành hình phạt thường có tâm lý bi quan, mặc cảm và từ đó tiềm ẩn những nguy cơ dẫn đến việc tự huỷ hoại cuộc sống của bản thân họ hoặc có những hành động tiêu cực khác. Thực hiện đặc xá phải đem lại cho phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù khát vọng được trở về xã hội, tái hoà nhập cộng đồng và làm lại cuộc đời. Từ đó, họ quyết tâm cải tạo, hoàn lương để được hưởng đặc xá. Tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng được hưởng đặc xá mà họ phải đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Luật đặc xá 2018

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Người bị kết án tù chung thân khi nào được ra tù, giảm án?  mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/nguoi-bi-ket-an-tu-chung-than-lieu-co-phai-ngoi-tu-suot-doi-a21167.html