Vợ chồng tôi sinh được hai con trai, cháu lớn đã đi làm, cháu nhỏ năm năm nay 16 tuổi. Vì công việc bận rộn nên vợ chồng tôi cũng không có nhiều thời gian quan tâm đến cháu. Cháu không thi đỗ cấp 3, nghiện game và đã có vài lần lấy trộm tiền của bố mẹ bỏ nhà đi bụi. Mỗi lần như thế, vợ chồng tôi lại phải tạm dừng công việc để đi tìm, có lần hết tiền thì nó về. Nhiều lần tôi không kiềm chế được tức giận nên đã đánh cháu. Tôi thấy rất bất lực khi nó vẫn chứng nào tật ấy.
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
Nghị định 111/2013/NĐ-CP
Chào bạn,
Qua thư, tôi phần nào hiểu được bạn đã rất mệt mỏi và lo lắng vì những hành vi không mong muốn của con. Theo quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ chồng bạn có các quyền và nghĩa vụ đối với con như sau:
"Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội."
Theo đó, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ:
- Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
- Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Từ trách nhiệm, nghĩa vụ và tình yêu thương dành cho con banh hãy thử tìm hiểu xem nguyên nhân khiến con bạn bỏ nhà đi như vậy là gì nhé! Qua những gì bạn chia sẻ có thể thấy con bạn đang ở tuổi 16, độ tuổi dậy thì nên có nhiều thay đổi mạnh mẽ về tâm – sinh lý, ở độ tuổi này trẻ thường có xu hướng muốn thể hiện bản thân, muốn được người lớn chú ý, công nhận về những việc làm mà trẻ đã làm, bởi vậy cha mẹ cũng cần quan tâm, lưu ý nhiều hơn.
Tiếp theo, vợ chồng bạn không có điều kiện quan tâm, chia sẻ cùng cháu, hơn nữa cháu cũng đã nghỉ học nên sẽ ít có cơ hội gặp gỡ bạn bè. Điều này có thể khiến cháu cô đơn, lạc lõng trong gia đình. Việc cháu bỏ nhà đi khiến bố mẹ phải ngừng công việc để đi tìm cháu. Nếu đây thực sự là một cách để thu hút sự chú ý của bố mẹ thì chứng tỏ cháu đang mong muốn, cần nhận được sự quan tâm từ vợ chồng bạn. Cần nhận được sự quan tâm, lo lắng, chia sẽ, động viên, khích lệ, cổ vũ, công nhận từ bố mẹ.
Ngoài ra hãy thử suy nghĩ xem có còn nguyên nhân nào khác không ? Mối quan hệ hàng ngày giữa vợ chồng bạn với con là như thế nào ? Không khí trong gia đình như thế nào ? Cách giáo dục con có điểm nào chưa phù hợp không ?
Tôi hiểu là bạn cũng chỉ lo lắng cho con nhưng khi cháu có hành vi không mong muốn, đừng nên vội vàng đánh mắng cháu, có thể đằng sau những hành vi nổi loạn ấy là một khao khát được yêu thương. Hãy thử đặt mình vào vị trí của một đứa trẻ 16 tuổi như con bạn để hiểu con hơn nhé ! Đòn roi nhiều chỉ khiến trẻ ngày càng trở nên lì lợm và chống đối. Hãy dành thời gian quan tâm, trò chuyện cùng con nhiều hơn. Tôi tin rằng bằng cách thể hiện tình yêu thương nhiều hơn, con bạn sẽ dần hiểu được gia đình là một mái ấm hạnh phúc và không còn muốn rời đi!
Trường hợp con của bạn, căn cứ vào từng mức độ có thể áp dụng một trong các biện pháp xử lý vi phạm hành chính sau:
Đây là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp giáo dục tại cộng đồng, biện pháp quản lý tại gia đình.
Căn cứ quy định tại Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 trường hợp con bạn vi phạm pháp luật, tuỳ vào mức độ mà có thể áp dụng biện pháp cảnh cáo, cụ thể như sau:
- Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.
- Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
- Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng.
Theo Điều 90 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bao gồm:
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.
5. Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
- Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 06 tháng đến 24 tháng.
Căn cứ quy định tại Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng gồm:
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
Theo quy định tại Điều 105 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và Khoản 1 Điều 6 Nghị định 111/2013/NĐ-CP:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm:
-Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Căn cứ quy định tại Điều 106 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính cụ thể như sau:
Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Chúc bạn và gia đình mọi điều tốt lành !
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là ý kiến tư vấn chính thức cuối cùng của chuyên gia tâm lý. Nếu có điều gì cần chia sẻ, trợ giúp về tâm lý quý khách hãy gọi đến tổng đài tư vấn tâm lý : 1900.868644hoặc địa chỉ email [email protected] chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng bạn tháo gỡ khó khăn !
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/bo-me-nen-lam-gi-khi-con-hay-bo-nha-di-a21276.html