Luật sư hướng dẫn:
Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là các vấn nạn môi trường ngày càng tăng cao. Trong đó, tình trạng ô nhiễm mô trường, suy thoái môi trường cũng như sự cố môi trường đang là vấn đề được quan tâm và nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Những vấn nạn này đều gây ảnh hưởng xấu cho con người và sinh vật và sự thay đổi này chủ yếu do những tác động của con người tới môi trường. Do đó hầu hết mọi người đều nhầm tưởng tất cả đều là ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm môi trường là khái niệm được nhiều ngành khoa học định nghĩa. Dưới góc độ sinh học, khái niệm này chỉ tình trạng của môi trường ttong đó những chỉ số hoá học, lí học của nó bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Dưới góc độ kinh tế học, ô nhiễm môi trường là sự thay đổi không có lọi cho môi trường sống về các tính chất vật lí, hoá học, sinh học mà qua đó có thể gây tác hại tức thời hoặc lâu dài đến sức khoẻ của con người, các loài động thực vật và các điều kiện sống khác. Dưới góc độ pháp lí:
“Ô nhiễm môi trường là sự biến đối của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” (khoản 8 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014).
Có thể thấy điểm chung nhất giữa các định nghĩa nêu trên về ô nhiễm môi trường là chúng đều đề cập sự biến đổi của các thành phần môi trường theo chiều hướng xấu, gây bất lợi cho con người và sinh vật.
Sự biển đổi các thành phần môi trường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm. Chất gây ô nhiễm được các nhà môi trường học định nghĩa là chất hoặc yếu tố vật lí khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. Thông thường chất gây ô nhiễm là các chất thải, tuy nhiên, chúng còn có thể xuất hiện dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu, phế phẩm... và được phân thành các loại sau đây:
+ Chất gây ô nhiễm tích luỹ (chất dẻo, chất thải phóng xạ) và chất ô nhiễm không tích luỹ (tiếng ồn);
+ Chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương (tiếng ồn), trong phạm vi vùng (mưa axít) và ttên phạm vi toàn cầu (chất CFC);
+ Chất gây ô nhiễm từ nguồn có thể xác định (chất thải từ các cơ sở sàn xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm không xác định được nguồn (hoá chất dùng cho nông nghiệp);
+ Chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục (chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm do phát thải không liên tục (dầu tràn do sự cố ttàn dầu).
Tương tự như ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường là khái niệm dùng để chỉ trạng thái môi trường, trong đó có sự thay đổi về chất lượng và số lượng các thành phần môi trường. Theo khoản 9 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 thì:
“Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượngcủa thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.
Một thành phần môi trường bị coi là suy thoái khi có đầy đủ các dấu hiệu:
Thứ nhất, có sự suy giảm đồng thời cả về số lượng và chất lượng thành phần môi trường đó hoặc là sự thay đổi về số lượng sẽ kéo theo sự thay đổi về chất lượng các thành phần môi trường và ngược lại.
Ví dụ: số lượng động vật hoang dã bị suy giảm do săn bắt quá mức hay diện tích rừng bị thu hẹp sẽ kéo theo sự suy giảm về chất lượng của đa dạng sình học;
Thứ hai, gây ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đời sống của con người và sinh vật. Nghĩa là sự thay đổi số lượng và chất lượng các thành phần môi trường phải đến mức gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của con người hoặc gây nên những hiện tượng hạn hán, lũ lụt, xói mòn đất, sạt lở đất... thì mới coi thành phần môi trường đó bị suy thoái.
Số lượng và chất lượng các thành phần môi trường có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân, ttong đó chủ yếu là do hành vi khai thác quá mức các yếu tố môi trường, làm huỷ hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt trong khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật...
Các cấp độ của suy thoái môi trường cũng được chia thành: suy thoái môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng, suy thoái môi trường đặc biệt nghiêm trọng, cấp độ suy thoái môi trường đối với một thành phần môi trường cụ thể thường được xác định dựa vào mức độ khan hiếm của thành phần môi trường đó, cũng như dựa vào sô lượng các thành phần môi trường bị khai thác, bị tiêu huỷ so với trữ lượng của nó.
Mặc dù trạng thái môi trường bị ô nhiễm với môi trường bị suy thoái có mối liên hệ nhất định và có nhiều biểu hiện giống nhau song giữa chúng vẫn có sự khác nhau nhất định. Có thể phân biệt chúng dựa vào một số dấu hiệu sau đây:
- Về nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường: Ô nhiễm môi trường thường là hậu quả của hành vi thải vào môi trường các chất gây ô nhiễm, chất độc hại, làm nhiễm bẩn, làm ô uế các thành phần môi trường . Theo nghĩa tự, ô nhiễm là thuật ngữ thường đùng để chi sự ô uế, nhiễm bẩn, thiếu toong lành. Còn thuật ngữ suy thoái thường được dùng để chỉ sự giảm sút, thoái hoá, sự cạn kiệt, không còn giữ được chất lượng ban đầu.
- Còn suy thoái môi trường thường là hậu quả của hành vi sử dụng, khai thác quá mức các thành phần môi ttường, làm suy giảm, cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Nói cách khác, ô nhiễm môi trường thường bắt nguồn từ hành vi đưa vào môi trường các chất thải loại, các chất độc hại, các chất gây nhiễm bẩn môi trường, còn suy thoái môi trường thường bắt nguồn từ hành vi lấy đi các giá trị sinh thái của các thành phân môi trường, làm suy giảm chất lượng của các nguồn tài nguyên.
Về cấp độ thể hiện: ô nhiễm môi trường thường thể hiện mức độ "cấp tính" cao hơn so với suy thoái môi trường. Ô nhiễm môi trường có thể xảy ra đột ngột, tức thì, trong khoảng thời gian ngắn (phụ thuộc vào số lượng và hàm lượng các chất độc hại đưa vào môi trường). Hiện tượng này có thể gây nên những hậu quả nguy cấp đối với con người và thiên nhiên. Ví dụ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước do nhiễm các chất phống xạ, hoá chất độc hại có thể gây nguy hại cùng một lúc, ngay lập tức đến tính mạng, sức khoẻ của nhiều người. Ngược lại, suy thoái môi trường lại thể hiện mức độ "mãn tính" cao hơn so với ô nhiễm môi trường. Suy thoái môi trường thường là kết quả của một quá trình thoái hoá, cạn kiệt dần giá trị sinh thái của các thành tố môi trường, làm mất đi các chức năng cơ bản của chúng. Do vậy, hiện tượng này thường gây nên những ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đời sống của con người và thiên nhiên.
Về các biện pháp phòng ngừa và khắc phục: Biện pháp chủ yếu để phòng ngừa ô nhiễm môi trường là ngăn chặn hành vi xả thải vào môi trường các chất thải, chất gây ô nhiễm. Còn biện pháp chủ yếu để phòng ngừa suy thoái môi trường là ngăn chặn hành vi khai thác, sử dụng quá mức các thành phần môi trường.
Đe khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường thì biện pháp chính là làm sạch môi trường, như thu gom, xử lí chất thải, làm loãng độ độc hại của chất gây ô nhiễm... Còn biện pháp chính để khắc phục tình trạng suy thoái môi trường là khôi phục (phục hồi) chất lượng và số lượng các thành phần môi trường, như gây nuôi các hệ động, thực vật rừng, nguồn lợi thuỷ sản, cải tạo đất...
Đối với một số thành phần môi trường vừa có thể rơi vào tình trạng bị ô nhiễm đồng thời bị suy thoái như môi trường nước, môi trường đất... thì cần thiết phải áp dụng cả hai biện pháp nêu ttên.
Sự cố môi trường là những tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng.
Sự cố môi trường, với biểu hiện là những tai biến hoặc rủi ro đối với môi trường thường diễn ra dưới tác động của yếu tố tự nhiên hoặc sự tác động của con người hoặc là kết hợp cả hai yếu tố đó. Phân biệt những nguyên nhân gây ra sự cố môi trường có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm pháp lí đối với cá nhân hoặc tổ chức có liên quan. Những sự cố môi trường xảy ra do yếu tố thiên nhiên như cháy rừng do sét đánh, đất nông nghiệp bị ngập mặn do sóng thần gây ra... thường là những sự cố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường trong những trường hợp này sẽ không dẫn đến trách nhiệm pháp lí của bất cứ cá nhân, tổ chức nào. Ngược lại, những sự cố môi trường do con người gây ra đều dẫn đến những trách nhiệm pháp lí nhất địn
Pháp luật nhiều nước định nghĩa sự cố môi trường như là một rủi ro môi trường và quy định những biện pháp, những nguyên tắc để ngăn chặn và khắc phục rủi ro. Pháp luật môi trường Việt Nam định nghĩa sự cố môi trường là “sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biển đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng" (khoản 10 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014).
Có thể kể đến một số sự cố môi trường thường xảy ra và để lại hậu quả nguy hại đối với con người và thiên nhiên như sau:
- Bão, lũ, lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axít, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;
- Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kĩ thuật cùa cơ sở sản xuất, kinh doanh, công ưình kinh tế, khoa học, kĩ thuật, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng gây nguy hại cho môi trường;
- Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, ttàn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hoá dầu và các sở công nghiệp khác;
- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa phóng xạ.
Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/o-nhiem-moi-truong-suy-thoai-moi-truong-va-su-co-moi-truong-la-gi-a21613.html