Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có đề cập đến khái niệm quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
- Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là quỹ đất dành cho xây dựng các công trình giao thông đường bộ được xác định tại quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định và quản lý quỹ đất dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 42 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định: quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định tại quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định và quản lý quỹ đất dành cho dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Tỷ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị phải bảo đảm từ 16% đến 26%. Chính phủ quy định cụ thể tỷ lệ quỹ đất phù hợp với loại đô thị.
- Đối với đô thị xây dựng mới, tỷ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị phải bảo đảm theo loại đô thị như sau:
+ Đô thị loại đặc biệt: 24% đến 26%;
+ Đô thị loại I: 23% đến 25%;
+ Đô thị loại II: 21% đến 23%;
+ Đô thị loại III: 18% đến 20%;
+ Đô thị loại IV, loại V: 16% đến 18%.
Quỹ đất dành cho giao thông đô thị là diện tích đất dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, không bao gồm diện tích sông, ngòi, ao, hồ và các công trình giao thông xây dựng ngầm.
Chuẩn bị điều kiện khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển đường bộ được quy định tại Điều 45 Nghị định 10/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
- Khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển đường bộ là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định mở rộng phạm vi thu hồi đất ngoài phần diện tích phục vụ dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng đường bộ nhằm tạo quỹ đất để tạo nguồn vốn phát triển đường bộ.
- Việc khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển đường bộ áp dụng bắt buộc đối với các Dự án đầu tư xây dựng mới, mở rộng đường bộ theo quy hoạch phát triển đô thị hoặc quy hoạch khu dân cư nông thôn.
Đối với Dự án nâng cấp đường bộ hoặc Dự án đầu tư xây dựng mới, mở rộng đường bộ khác; căn cứ tình hình thực tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này quyết định việc khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển đường bộ.
- Định kỳ hàng năm, căn cứ quy hoạch, kế hoạch triển khai thực hiện các Dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng đường bộ:
+ Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan lập Danh mục Dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng đường bộ áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển đường bộ (sau đây gọi chung là Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn); trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (đối với dự án thuộc trung ương quản lý);
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập và phê duyệt Danh mục dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn sau khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua (đối với dự án thuộc địa phương quản lý).
- Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn quy định tại Khoản 3 Điều này gồm những nội dung chủ yếu sau:
+ Tên, địa điểm thực hiện Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn.
+ Phạm vi thu hồi đất phục vụ Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn.
+ Tổng diện tích đất dự kiến thu hồi. Trong đó diện tích đất thực hiện Dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng đường bộ; Diện tích quỹ đất dự kiến để tạo vốn.
+ Tổng mức vốn thực hiện Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn dự kiến.
Trong đó bao gồm vốn đầu tư thực hiện Dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng đường bộ; Kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với quỹ đất để tạo vốn.
+ Mục đích sử dụng đất theo quy hoạch đối với quỹ đất để tạo vốn.
+ Các nội dung khác có liên quan.
- Danh mục Dự án áp dụng cơ chế khai thác quỹ đất để tạo vốn sau khi được phê duyệt phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Theo Điều 43 Luật Giao thông đường bộ 2008, phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.
Trong phạm vi đất được giao làm đường bộ, không được phép xây dựng công trình nào ngoài cơ sở hạ tầng thiết yếu không thể xây dựng ở nơi khác. Những cấu trúc thiết yếu này cần có sự cho phép rõ ràng từ các cơ quan có liên quan. Chúng có thể bao gồm các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, quản lý đường bộ, viễn thông, cung cấp điện, đường ống dẫn nước, thoát nước, nhiên liệu và khí đốt.
Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ.
Đối với đất hành lang an toàn đường bộ: Chủ đầu tư tiến hành cắm mốc giới hạn để bàn giao cho địa phương và cơ quan quản lý đường bộ quản lý theo quy định như đối với hành lang đường bộ đang khai thác. Trường hợp công trình và các tài sản khác nằm trong hành lang an toàn đường bộ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ thì chủ đầu tư tiến hành xác định mức độ ảnh hưởng, phối hợp cùng cơ quan quản lý đất đai của địa phương lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai
Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.
Trong hành lang an toàn dành cho đường bộ, ngoài việc tuân thủ các quy định tại Điều 43 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, được phép sử dụng tạm thời vào nông nghiệp và hạn chế quảng cáo. Tuy nhiên, những hoạt động này không được ảnh hưởng đến sự an toàn của cơ sở hạ tầng đường bộ hoặc giao thông. Bắt buộc phải có sự đồng ý trước bằng văn bản của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền để đặt quảng cáo trong hành lang an toàn.
Cá nhân được pháp luật công nhận là người sử dụng đất hợp pháp trong phạm vi hành lang an toàn được phép tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được chỉ định mà không cản trở việc bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ. Nếu việc sử dụng đất của họ gây ra mối đe dọa đối với an toàn đường bộ, chủ sở hữu cơ sở hạ tầng và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục. Nếu không thực hiện có thể bị nhà nước thu hồi đất, bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định cụ thể phạm vi đất được giao cho đường bộ, việc sử dụng và khai thác hành lang an toàn cũng như xây dựng các công trình thiết yếu trong phạm vi đất đường bộ được chỉ định.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì? mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected]để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/quy-dat-danh-cho-ket-cau-ha-tang-giao-thong-duong-bo-la-gi-a21623.html