Luật sư tư vấn luật Hôn nhân trực tuyến, gọi:1900.868644
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn (Luật hôn nhân và gia đình năm 2014)
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, bạn có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương khi mà người chồng đang chơi bời và không lo làm ăn. Bạn chuẩn bị hồ sơ như sau:
Như vậy, khi nộp đơn ly hôn tại Tòa án bạn phải chứng minh về việc cuộc hôn nhân của vợ chồng bạn không hạnh phúc và không thể kéo dài được nữa.
Về thủ tục ly hôn đơn phương, bạn chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Đơn khởi kiện ly hôn.
- Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
- Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của con chung (nếu có con chung).
- Bản sao có chứng thực CMND, sổ hộ khẩu của cả 2 vợ chồng.
-Giấy tờ chứng minh tài sản chung;
Hồ sơ này bạn nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện/quận nơi chồng bạn đang cư trú, làm việc để giải quyết ly hôn. Sau khi nhận được quyết định ly hôn thì bạn mới được kết hôn lần thứ hai.
Quyền nuôi con:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, nếu bạn muốn nuôi con thì bạn cần chứng minh được điều kiện về kinh tế, khả năng giáo dục con, chăm sóc con, tư cách đạo đức của bạn để Tòa án xem xét điều kiện mỗi bên để giao con cho một bên trực tiếp nuôi.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.868644 để được giải đáp.
Thưa luật sư! Có thể giúp tôi hiểu rõ tôi có hôn nhân không hạnh phúc,tình trạng hôn nhân hiện tại của tôi không hạnh phúc đã 4 năm hơn khi phải sống chung với người vợ không thật thà khi cưới nhau được 4 năm thì phát hiện vợ tôi trộm cắp giấy tờ nhà của Mẹ tôi đang ở hiện nay để đem đi cầm.Rồi vợ tôi bỏ trốn đi 4 năm nay.
Chính vì vậy tôi đã làm đơn li hôn nộp bên tòa án mà không giải quyết được cho tôi.Trong khi đó tôi có đầy đủ giấy tờ là CMND và Hộ Khẩu photo của vợ tôi, giấy đăng ký kết hôn. Vậy xin hỏi luật sư tôi phải làm gì để được ly hôn ?
Tôi xin cảm ơn
Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân về ly hôn đơn phương trực tuyến, gọi: 1900.868644
Trả lời:
Dựa vào thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi , Hiện bạn có biết vợ mình đang cư trú hay tạm trú ở đâu hay không và việc bạn nộp đơn tại Tòa án nào thì chúng tôi mới nhận định rằng việc nộp đơn của bạn có hợp lệ hay không.
Nếu bạn nắm rõ hiện vợ bạn có hộ khẩu thường trú tại đâu thì bạn có quyền nộp đơn yêu cầu tòa án giải quyết đơn ly hôn của mình khi cảm thấy cuộc sống hôn nhân không thể kéo dài theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau :
" 1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hônnếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được."
- Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:
+ Đơn ly hôn đơn phương
+ Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
+ Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng
+ Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng
+ Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…
+ Bản sao giấy khai sinh của con.
Thẩm quyền giải quyết của Tòa án : Tại điểm a, khoản 1, Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011 quy định thẩm quyền xét xử về hôn nhân (không có yếu tố nước ngoài) thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, nên trường hợp này bạn nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn của mình tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ bạn cư trú.
Luật sư tư vấn luật hôn nhân về quyền nuôi con sau khi ly hôn, gọi:1900.868644
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội thì:
"Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi."
Theo quy định trên, vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu nhận thấy cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, đời sống hôn nhân không thể kéo dài... vợ bạn có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương mà không cần có sự đồng ý của bạn. Tại khoản 3 Điều luật trên pháp luật chỉ cấm việc chồng không có quyền ly hôn khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, mà không cấm vợ có quyền ly hôn khi đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Vì vậy, nếu vợ bạn gửi hồ sơ yêu cầu Tòa án giải quyết, nếu có một trong những căn cứ cho ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn.
Những điều cần lưu ý: Vì vợ bạn là người có yêu cầu Tòa án giái quyết ly hôn nên vợ bạn có
trách nhiệm phải chứng minh mâu thuẫn gia đình, đời sống hôn nhân không thể kéo dài...
4. Ly hôn đơn phương có cần chữ kí của chồng không ?
Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến gọi:1900.868644
Trả lời:
Trường hợp của bạn là ly hôn đơn phương được quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 :
"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."
Do là ly hôn đơn phương nên khi viết đơn bạn cần thể hiện được các nội dung dẫn đến yêu cầu của mình theo Điều 56 LHNGĐ ngoài ra bạn không cần phải xin chữ ký của chồng. Tham khảo: Mẫu đơn ly hôn đơn phương và Hướng dẫn cách viết đơn ly hôn đơn phương ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi:1900.868644
Trả lời:
Điều 39 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết của tòa án theo lãnh thổ như sau:
Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Như vậy trong trường hợp của bạn nếu là ly hôn đơn phương thì bạn phải gửi đơn đến Tòa án cấp huyện nơi chồng bạn cư trú.
Nơi cư trú của một người theo luật cư trú thì được xác định theo luật cư trú như sau:
Điều 4. Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.
Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở do thuê, mượn hoặc ở nhờ tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh phải bảo đảm diện tích tối thiểu là 5 m2 sàn/01 người.
2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn.
Như vậy nếu chồng bạn không đăng kí tạm trú thì bạn sẽ nộp đến nơi đăng kí thường trú của chồng. Xem thêm: Tòa án nào có quyền giải quyết ly hôn theo luật mới ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi: 1900.868644
Trả lời:
Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được..."
Việc chị muốn ly hôn chồng có thể hiểu là chị đơn phương ly hôn, như vậy lý do ly hôn chị cần đưa ra tòa để tòa chấp nhận.
Nếu như tình trạng vợ chồng thực sự trầm trọng như hướng dẫn trên, bạn có quyền giải quyết yêu cầu ly hôn
Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/chong-khong-chiu-ky-ten-co-ly-hon-duoc-khong-a21785.html