Hướng dẫn khởi kiện hành vi ngược đãi bố mẹ chi tiết nhất

Hành vi ngược đãi bố mẹ được quy định trong pháp luật như thế nào? Khởi kiện hành vi ngược đãi bố mẹ cần thực hiện những thủ tục như thế nào? Cùng Luật Hòa Nhựt tìm hiểu nhé

1. Ngược đãi cha mẹ có vi phạm pháp luật hay không?

Theo quy định tại Điều 70Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của con, nội dung về quyền và nghĩa vụ của con cái có thể được hiểu như sau:

- Được đối xử với tình yêu thương, được yêu thương và tôn trọng từ cha mẹ, việc này bao gồm việc tuân theo các quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến bản thân và tài sản theo quy định của pháp luật. Đồng thời, được tiếp nhận giáo dục và hỗ trợ phát triển toàn diện về cả thể chất, trí tuệ và đạo đức.

- Có trách nhiệm yêu quý, tôn trọng, biết ơn và tôn vinh, cũng như chăm sóc cha mẹ; bảo vệ danh dự và giữ gìn những giá trị tốt đẹp và truyền thống gia đình.

- Nếu là người chưa thành niên hoặc đã trưởng thành nhưng mất khả năng hành động dân sự hoặc không thể tự nuôi mình vì mất khả năng lao động và tài sản, có quyền sống chung với cha mẹ và được hỗ trợ, chăm sóc từ họ. Đối với người chưa thành niên, việc tham gia các công việc gia đình phù hợp với độ tuổi và không vi phạm quy định bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là quyền của họ.

- Người đã trưởng thành có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, và cơ hội nâng cao kiến thức văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Họ cũng có thể tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo ý muốn và khả năng của mình. Trong trường hợp sống cùng cha mẹ, việc tham gia vào công việc gia đình, lao động và tạo nguồn thu nhập nhằm duy trì cuộc sống gia đình là trách nhiệm của họ, góp phần đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu cần thiết của gia đình theo khả năng của mình.

- Được hưởng quyền liên quan đến tài sản phù hợp với việc họ đóng góp vào tài sản của gia đình là một quyền lợi xứng đáng mà họ được hưởng.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, nội dung này được hiểu như sau:

- Cha mẹ đều có trách nhiệm và quyền lợi đồng đều, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng con khi họ chưa đủ tuổi hoặc khi con đã trưởng thành nhưng mất khả năng hành động dân sự, không thể lao động và không có khả năng tự nuôi mình.

- Con cũng có trách nhiệm và quyền lợi trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất khả năng hành động dân sự, bị ốm đau, già yếu, hoặc khuyết tật. Trong trường hợp gia đình có nhiều con, tất cả các con đều cần cùng nhau chịu trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Như vậy, con cái có nghĩa vụ có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Ngoài ra con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Nên hành vi ngược đãi cha mẹ là hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ con cái, là hành vi vi phạm pháp luật.

 

2. Hành vi ngược đãi cha mẹ bị xử lý như thế nào?

2.1. Truy cứu trách nhiệm hành chính 

Theo quy định Điều 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt về hành vi ngược đãi cha mẹ:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

- Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

 

2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình: 

- Trường hợp người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với  thuộc một trong những trường hợp sau đây:

+ Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

- Bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm với trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

+ Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

 

3. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện hành vi ngược đãi cha, mẹ

Trong đơn tố cáo (khởi kiện) hành vi ngược đãi bố mẹ phải có những nội dung sau:

– Ngày, tháng, năm tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ;

– Cơ quan nhận đơn tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ: theo quy định tại Điều 145 củaBộ luật tố tụng hình sự 2015 thì cơ quan nhận đơn tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

– Thông tin của người tố cáo, bao gồm những thông tin sau:

+ Đầy đủ họ tên của người tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ;

+ Giấy tờ chứng minh nhân dân/căn cước công dân của người tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ;

+ Địa chỉ của người tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ;

+ Số điện thoại của người tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ;

+ Địa chỉ email (nếu có) của người tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ.

– Thông tin của người bị tố cáo có hành vi ngược đãi bố mẹ: các thông tin tương tự với người tố cáo đã nêu trên.

– Nêu rõ tên hành vi vi phạm. Ví dụ, anh Nguyễn Văn A đã có hành vi ngược đãi bố mẹ.

+ Nội dung cụ thể của sự việc mà người bị tố cáo ngược đãi bố mẹ đã thực hiện

+ Nêu căn cứ pháp lý xác định hành vi.

 

4. Nộp hồ sơ tố cáo (khởi kiện) hành vi ngược đãi bố mẹ:

Người tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ thực hiện nộp hồ sơ đã chuẩn bị nêu trên đến cơ quan chức năng có thẩm quyền bằng một trong các phương thức nộp hồ sau:

– Nộp hồ sơ tố cáo (khởi kiện) hành vi ngược đãi bố mẹ trực tiếp đến cơ quan chức năng có thẩm quyền

– Nộp hồ sơ tố cáo (khởi kiện) hành vi ngược đãi bố mẹ qua đường bưu điện.

Cơ quan chức năng có thẩm quyền nhận đơn tố cáo (khởi kiện) hành vi ngược đãi bố mẹ bao gồm những cơ quan sau:

– Cơ quan công an các cấp;

– Viện kiểm sát nhân dân các cấp;

– Tòa án;

– Cơ quan báo chí,…

+ Chứng minh thiệt hại xảy ra

+ Ghi rõ tài liệu, chứng cứ kèm theo

+ Người tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo).

Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:

– Trường hợp kết luận người bị tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ không vi phạm pháp luật thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo.

– Trường hợp kết luận người bị tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ vi phạm pháp luật thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp hành vi hành vi ngược đãi bố mẹ của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật (Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền).

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý thì cơ quan, tổ chức, cá nhân pháp luật quy định có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo hành vi ngược đãi bố mẹ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.868644 để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/huong-dan-khoi-kien-hanh-vi-nguoc-dai-bo-me-chi-tiet-nhat-a21790.html