Các bước chia thừa kế theo đúng quy định của pháp luật?

Câu hỏi: Thưa luật sư, gia đình tôi có 4 người con, năm nay bố tôi đã 70 tuổi. Dạo gần đây, sức khỏe bố tôi yếu. Tôi có nguyện vọng lập di chúc để chia tài sản cho các con. Mong luật sư tư vấn giúp tôi các quy định về chia thừa kế theo di chúc đúng pháp luật.

1. Cách chia thừa kế theo di chúc

Về nguyên tắc, khi một cá nhân có di chúc hợp lệ qua đời, di sản của cá nhân này sẽ được chia theo như ý nguyện của họ tại di chúc. Trong trường hợp di chúc chỉ nêu những người được hưởng di sản nhưng không nói rõ phần được hưởng là bao nhiêu (ví dụ như bố mất chỉ nói trong di chúc là để lại căn nhà cho 02 con) thì di sản sẽ được chia đều cho những người thừa kế này, trừ trường hợp những người thừa kế này có thỏa thuận khác.

Trường hợp di chúc nêu rõ là để lại di sản là hiện vật (ví dụ nhà đất, xe cộ, v.v.) cho người thừa kế thì người này đổng thời cũng sẽ được hưởng các hoa lợi, lợi tức của di sản đó (chẳng hạn như tiền cho thuê nhà). Tuy nhiên, trong trường hợp các di sản này bị sụt giảm giá trị tính đến thời điểm phân chia di sản thì họ phải gánh chịu thiệt thòi này. Trong trường hợp các di sản này bị hủy hoại, hư hỏng do lỗi của người khác thì người thừa kế này có quyển yêu cầu người làm hư hỏng bồi thường thiệt hại. Trường hợp di chúc không chia di sản theo từng hiện vật mà chia theo tỷ lệ trên tổng giá trị di sản (chẳng hạn như di chúc nói là chia cho người con cả 20% tổng di sản và chia cho con út 15% tổng di sản) thì tỷ lệ này sẽ được tính trên giá trị khối di sản đang còn tại thời điểm tiến hành phân chia di sản.

Một điểm mà bạn cần lưu ý là việc chia di chúc sẽ không phải hoàn toàn dựa trên nội dung di chúc trong mọi trường hợp. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, những cá nhân sau sẽ được hưởng di chúc không phụ thuộc vào nội dung di chúc, gồm: con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động, cha, mẹ, vợ, chồng của người chết. Như vậy, những người này sẽ đương nhiên được hưởng di sản thừa kế cho dù di chúc không chia thừa kế cho họ và mức di sản tối thiểu mà họ được hưởng sẽ bằng hai phẩn ba suất của một người thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp họ từ chối nhận di sản thừa kế hoặc thuộc các đối tượng sau thì họ sẽ không được hưởng thừa kế theo diện không phụ thuộc vào di chúc nêu trên:

- Họ bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

- Họ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

- Họ bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; hoặc

- Họ có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Bên trên là một số nguyên tắc mà bạn cần nắm khi chia thừa kế theo di chúc. Sau khi đã xác định được những người nào được hưởng thừa kế và phần thừa kế được hưởng là bao nhiêu, bạn thực hiện theo các bước tại Mục bên dưới để phần chia và nhận di sản thừa kế nhé.

2. Các bước thực hiện để chia thừa kế theo di chúc

Bước 1: Công bố di chúc của người đã chết.

Ngay sau khi người lập di chúc chết, người có trách nhiệm công bố di chúc (như nêu bên dưới) sẽ sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc.

Trong trường hợp di chúc đã có chỉ định người công bố di chúc thì người này sẽ đứng ra công bố di chúc khi người lập di chúc chết. Nếu di chúc không chỉ định ai là người công bố di chúc nhưng người lập di chúc trước đó đã gửi cho công chứng viên lưu giữ thì công chứng viên sẽ có trách nhiệm công bố di chúc. Nếu di chúc không chỉ định người công bố (hoặc người được chỉ định từ chối công bố) và di chúc cũng không được gửi cho văn phòng công chứng lưu giữ thì những người thừa kế còn lại sẽ thỏa thuận với nhau để cử người công bố di chúc.

Bước 2: Họp mặt những người thừa kế.

Sau khi di chúc được công bố, nếu di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người hoặc những người hưởng thừa kế muốn thỏa thuận lại về cách phân chia di sản thừa kế, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận về những nội dung liên quan đến việc phân chia di sản, bao gồm:

- Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản (nếu có), xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

- Cách thức phân chia di sản:

Những người thừa kế có thể yêu cầu thực hiện theo đúng như cách thức phân chia di sản trong di chúc hoặc thỏa thuận để thực hiện khác đi (trừ trường hợp của người được hưởng thừa kết không phụ thuộc vào di chúc như nêu bên trên). Những người thừa kế có quyển yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

- Soạn thảo nội dung thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Những người thừa kế sẽ ghi nhận lại những thỏa thuận của các bên về việc phần chia di sản và lập thành thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Một điểm mà bạn cần lưu ý là những người thừa kế chỉ có quyền thỏa thuận phần chia di sản thừa kế đối với phần di sản thừa kế mà họ được hưởng. Như vậy, trong trường hợp có người được hưởng di sản thừa kế không tham gia họp và thỏa thuận thì những người họp không được thỏa thuận phần chia về phần tài sản thừa kế của người không họp này.

- Công chứng việc thỏa thuận phân chia di sản.

Những người thừa kế sẽ cùng nhau ra phòng công chứng để công chứng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại Bước 2 bên trên. Những người thừa kế cần chuẩn bị các tài liệu sau:

+ Giấy CMND, Hộ khẩu, Giấy khai sinh của những người khai nhận di sản thừa kế;

+ Văn bản thỏa thuận phần chia di sản thừa kế;

+ Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;

+ Trong trường hợp di sản thừa kế có quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyển sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyển sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó;

+ Bản sao Di chúc hợp pháp; và

+ Giấy ủy quyền (nếu có ủy quyền) và văn bản từ chối hưởng di sản thừa kế (nếu có từ chối hưởng di sản).

Văn phòng công chứng sẽ kiểm tra các hồ sơ và nếu các hồ sơ đã đầy đủ và phù hợp với quy định pháp luật, văn phòng công chứng sẽ niêm yết hồ sơ thỏa thuận phân chia di sản tại trụ sở UBND cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản và nơi có bất động sản do người chết để lại. Sau 15 ngày niêm yết, nếu không có ai khiếu nại, tố cáo gì liên quan đến việc nhận tài sản thừa kế này, văn phòng công chứng sẽ công chứng thỏa thuận phân chia tài sản của những người thừa kế.

Bước 3: Khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng.

Trong trường hợp những người thừa kế không lập thỏa thuận phân chia di sản thừa kế như tại các Bước 2 nêu trên hoặc bạn là người thừa kế nhưng không tham gia vào thỏa thuận này, bạn có thể tự mình ra văn phòng công chứng để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo như nội dung tại di chúc. Để làm thủ tục công chứng, bạn cũng sẽ cần chuẩn bị các tài liệu như nêu tại Bước 2 bên trên (ngoại trừ thỏa thuận phân chia di sản thừa kế).

Văn phòng công chứng sẽ nghiên cứu các tài liệu do bạn cung cấp và thực hiện việc niêm yết thông báo khai nhận di sản thừa kế của bạn tại UBND cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản và nơi có bất động sản do người chết để lại. Sau 15 ngày niêm yết, nếu không có ai khiếu nại, tố cáo gì liên quan đến việc khai nhận tài sản thừa kế này, văn phòng công chứng sẽ lập và công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế của bạn.

Bước 4: Đăng ký chuyển quyển sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản.

Đối với những tài sản phải đăng ký quyền sử dụng hoặc quyển sở hữu (ví dụ như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, V.V.), văn bản thỏa thuận phân chia di sản/ văn bản khai nhận di sản được công chứng sẽ là một trong các căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản. Việc đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, quyển sở hữu tài sản này sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về đất đai hoặc tài sản khác.

3. Chia thừa kế và nhận di sản theo pháp luật thực hiện như thế nào?

Bạn biết đấy, không phải trường hợp nào di sản của người chết cũng có thể chia theo di chúc. Trong thực tế, có nhiều người qua đời nhưng họ không để lại di chúc hoặc có lập di chúc nhưng di chúc không hợp pháp, hoặc vì những lý do khác nhau khác nữa mà một phẩn hoặc toàn bộ tài sản của người chết không thể chia theo di chúc được (chẳng hạn như người được chỉ định thừa kế trong di chúc lại chết trước khi người để lại di sản chết hoặc họ từ chối nhận di sản hoặc không có quyền hưởng di sản theo quy định pháp luật). Trong những trường hợp như vậy, di sản của người chết sẽ được phân chia theo cách thức do Bộ luật Dân sự quy định và để phân biệt với trường hợp chia thừa kế theo di chúc bên trên, pháp luật gọi đây là trường hợp “chia thừa kế theo pháp luật”.

Căn cứ Điều 650 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp thừa kế theo pháp luật:

"Điều 650. Thừa kế thao pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

4. Cách thức chia di sản theo pháp luật

Về nguyên tắc, việc chia thừa kế theo pháp luật sẽ được thực hiện theo hàng thừa kế. Cụ thể, di sản sẽ chia đều cho các người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Chỉ trong trường hợp không có ai trong hàng thừa kế thứ nhất thì di sản mới được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ hai. Trong trường hợp hàng thừa kế thứ hai cũng không có ai thì di sản mới được chia đều cho những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba.

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gổm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Sau khi đã xác định được những người được hưởng di sản thừa kế, bạn thực hiện theo các bước bên dưới để khai nhận di sản thừa kế.

5. Các bước thực hiện để phân chia và khai nhận di sản khi thừa kế theo pháp luật

Về cơ bản, các bước này cũng tương tự như trường hợp phân chia di sản khi thừa kế theo di chúc. Cụ thể:

Bước 1: Họp mặt những người thừa kế.

Trong trường hợp những người thừa kế theo pháp luật đểu có ý muốn hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề thừa kế, bạn có thể đề xuất các đổng thừa kế này họp mặt để thỏa thuận vể việc chia thừa kế theo pháp luật. Để thỏa thuận của các bên đều phù hợp với quy định pháp luật, tránh trường hợp thỏa thuận bị tuyên vô hiệu, gây phiền phức về sau, bạn có thể cân nhắc nhờ luật sư hoặc công chứng viên thuộc các văn phòng công chứng chủ trì và hướng dẫn các bên thỏa thuận trong cuộc họp này.

- Soạn thảo nội dung thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Những người thừa kế sẽ ghi nhận lại những thỏa thuận của các bên về việc phân chia di sản và lập thành thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Như trường hợp chia thừa kế theo di chúc, những người thừa kế theo pháp luật chỉ có quyển thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đối với phẩn di sản thừa kế mà họ được hưởng. Như vậy, trong trường hợp có người được hưởng di sản thừa kế không tham gia thỏa thuận thì những người dự họp không được thỏa thuận phân chia về phần tài sản thừa kế của người không tham gia thỏa thuận này.

- Công chứng thỏa thuận phân chia di sản.

Những người thừa kế sẽ cùng nhau ra phòng công chứng để công chứng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại Bước la bên trên. Những người thừa kế cần chuẩn bị các tài liệu sau:

+ Phiếu yêu cẩu công chứng (theo mẫu do văn phòng công chứng cung cấp);

+ Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế;

+ Giấy CMND, hộ khẩu, giấy khai sinh của những người thừa kế;

+ Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;

+ Trong trường hợp di sản thừa kế có quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó; và

+ Giấy ủy quyền (nếu có ủy quyển) và văn bản từ chối hưởng di sản thừa kế (nếu có từ chối hưởng di sản).

Văn phòng công chứng sẽ kiểm tra các hồ sơ và nếu các hồ sơ đã đầy đủ và phù hợp với quy định pháp luật, văn phòng công chứng sẽ niêm yết hồ sơ thỏa thuận phân chia di sản tại trụ sở UBND cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản và nơi có bất động sản do người chết để lại. Sau 15 ngày niêm yết, nếu không có ai khiếu nại, tố cáo gì liên quan đến việc nhận tài sản thừa kế này, văn phòng công chứng sẽ công chứng thỏa thuận phân chia tài sản của những người thừa kế.

Bước 2: Khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng.

Trong trường hợp những người thừa kế không đồng ý lập thỏa thuận phân chia di sản thừa kế như tại các Bước 1 nêu trên, bạn với tư cách là người hưởng thừa kế theo pháp luật có thể tự mình ra văn phòng công chứng để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật. Để làm thủ tục công chứng, bạn cũng sẽ cẩn chuẩn bị các tài liệu như nêu tại Bước 2 bên trên (trừ văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế).

Văn phòng công chứng sẽ nghiên cứu các tài liệu do bạn cung cấp và thực hiện việc niêm yết thông báo khai nhận di sản thừa kế của bạn tại UBND cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản và nơi có bất động sản do người chết để lại. Sau 15 ngày niêm yết, nếu không có ai khiếu nại, tố cáo gì liên quan đến

việc khai nhận tài sản thừa kế này, văn phòng công chứng sẽ lập và công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế của bạn.

Bước 3: Đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản. Đối với những tài sản phải đăng ký quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu (ví dụ như quyền sử dụng đất, quyển sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, V.V.), văn bản thỏa thuận phân chia di sản/ văn bản khai nhận di sản được công chứng sẽ là một trong các căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản. Việc đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, quyển sở hữu tài sản này sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về đất đai hoặc tài sản khác.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến việc chia thừa kế, Hãy gọi ngay: 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến. 

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/cac-buoc-chia-thua-ke-theo-dung-quy-dinh-cua-phap-luat-a21989.html