Phân chia di sản thừa kế là tiền bảo hiểm như thế nào?

Kính gửi: Luật Hòa Nhựt, Tôi muốn hỏi Luật Hòa Nhựt về việc Phân chia thừa kế tiền bảo hiểm. Chồng tôi mua bảo hiểm ABC năm 2017 nhưng đến năm 2019 chúng tôi mới kết hôn.

Nghĩa là 2 năm chưa kết hôn là tiền anh ấy đóng, 2 năm khi kết hôn là tiền 2 vợ chồng tôi. Vì chồng tôi mua bảo hiểm khi anh ấy chưa kết hôn nên anh ghi ở mục người thụ hưởng là bản thân anh ấy. Đến ngày 30/01/2021, anh ấy bị tai nạn qua đời và đã được công ty bảo hiểm ký quyết định chi trả tiền bồi thường cho người nhà. Hiện tại chúng tôi có 1 đứa con gái còn nhỏ và bố mẹ a ấy Vậy cho tôi hỏi, số tiền được đền bù sẽ được phân chia ra sao ạ? Hiện nay, tôi muốn tìm hiểu quy định đề xác định được quyền lợi của mình

Mong nhận được sự giải đáp của văn phòng luật sư. Cảm ơn Luật Hòa Nhựt. Trân trọng!

Luật sư tư vấn:

1. Cơ sở pháp lý phân chia di sản thừa kế

- Bộ luật dân sự 2015;

- Luật hôn nhân và gia đình 2014;

- Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi 2010 (Gọi tắt: Luật kinh doanh bảo hiểm);

- Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật hôn nhân và gia đình;

- Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành quy định của luật hôn nhân và gia đình do Chánh án tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ tư pháp ban hành và các văn bản pháp luật khác có thể phân tích như sau:

2. Quy định phân chia di sản thừa kế là tiền bảo hiểm

Để giải đáp vướng mắc của Qúy khách, Luật Minh Khuê sẽ làm rõ hai nội dung: Bảo hiểm mà chồng Qúy khách mua có phải là tài sản chung của hai vợ chồng không và phân chia di sản thừa kế như thế nào?

Thứ nhất, bảo hiểm xã hội mà chồng Qúy khách mua có được xác định là tài sản chung không?

Theo quy định tại Khoản 12 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.

Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:

- Bảo hiểm trọn đời;

- Bảo hiểm sinh kỳ;

- Bảo hiểm tử kỳ;

- Bảo hiểm hỗn hợp;

- Bảo hiểm trả tiền định kỳ;

- Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác do Chính phủ quy định.

2.Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:

- Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người;

- Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;

- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đườngkhông;

- Bảo hiểm hàng không;

- Bảo hiểm xe cơ giới;

 - Bảo hiểm cháy, nổ;

- Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu;

- Bảo hiểm trách nhiệm chung;

- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;

- Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;

- Bảo hiểm nông nghiệp;

- Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy định.

Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.

Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm,điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.

Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm.

Tráchnhiệm bảo hiểm phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết hoặc khi cóbằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đãđóng phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Theo quy định này, tài sản chung của vợ chồng gồm:

Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng như sau:

“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Theo quy định này, tài sản có trước khi kết hôn được coi là tài sản riêng của vợ, chồng. Như vậy, nếu vợ chồng không có thỏa thuận nào khác (thỏa thuận này phải chứng minh được như: bằng văn bản/ghi âm/ghi hình hoặc các hình thức khác) về việc xác định tiền đóng bảo hiểm là tài sản chung của hai vợ chồng thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ do người chồng đóng sẽ được xác định là tài sản riêng của người chồng.

Thứ hai, phân chia di sản thừa kế:

Theo điểm a Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 di sản - tiền bảo hiểm nhân thọ của chồng Qúy khách được chia theo pháp luật. (áp dụng trong trường hợp chồng Qúy khách không để lại di chúc).

 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật như sau:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Theo quy định này, trong tình huống của Qúy khách hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: bố mẹ chồng Qúy khách, con gái và Qúy khách. Những người này được hưởng phần di sản bằng nhau.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về “Tư vấn về chia thừa kế tiền bảo hiểm”. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và hồ sơ do quý khách cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để quý khách tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số: 1900.868644 để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/phan-chia-di-san-thua-ke-la-tien-bao-hiem-nhu-the-nao-a21995.html