1. Tội trộm cắp tài sản nhận hình phạt thế nào?
Thưa luật sư, xin hỏi: Hai người sinh viên có hành vi trộm cắp của bạn 1 máy tính 1 máy điện thoại có trị giá 14 triệu đồng. Ngay ngày hôm đó, 2 anh ta bị công an quận bắt giữ thu hồi tang vật và trả lại cho người bị hại. Mà 2 anh mới phạm tội lần đầu, vậy xin hỏi các luật sư 2 sinh viên đó phải nhận hình phạt như thế nào?
Kính mong các luật sư nhanh chóng cho em lời giải đáp. Em xin cảm ơn!
Trả lời:
Khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định như sau:
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
Theo như nội dung bạn trình bày thì giá trị tài sản mà hai bạn sinh viên này trộm cắp có giá trị là 14.000.000 đồng. Với giá trị tài sản này, người phạm tội sẽ bị truy cứu theo quy định tại Khoản 1 Điều 173 nêu trên với mức phạt là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Để được áp dụng mức hình phạt thấp nhất thì hai bạn sinh viên này cần có tối thiểu hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
2. Trộm cắp tài sản khi 15 tuổi có bị đi tù?
Thưa luật sư, xin hỏi: Bản ẹm đã lén lút trộm cắp 1 chiếc xe và theo như em dc biết thì là tài sản 7 triệu đồng. Khi thực hiện hành vi trộm cắp bạn em 15 tuổi thì có bị đi tù không?
Trả lời:
Khoản 1 Điều 173. Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
Theo quy định trên thì hành vi của bạn bạn có thể bị truy tố theo quy định tại Khoản 1 Điều 173 về Tội trộm cắp tài sản và mức hình phạt cao nhất là 03 năm tù. Tuy nhiên, tại thời điểm phạm tôi, bạn của bạn mới 15 tưởi. Bởi vậy, trong trường hợp này ta cần tìm hiểu thêm về phân loại tội phạm và tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về phân loại tội phạm và tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
Điều 9. Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2 Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Như vậy, theo các quy định trên thì hành vi trộm cắp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 173 được xác định là Tội phạm ít nghiêm trọng và đối với loại tội phạm này thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, hành vi của bạn bạn là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bởi vậy để đảm bảo phòng ngừa và giáo dục hiệu quả. Bạn của bạn có thể bị áp dụng biện pháp giáo dưỡng tại trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 96. Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
Điều 96. Giáo dục tại trường giáo dưỡng
1. Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.
2. Người được giáo dục tại trường giáo dưỡng phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
3. Bị người khác vụ khống thì xử lý thế nào?
Xin chào luật sư, em có vấn đề cần luật sư giúp đỡ như sau: Anh của em (tên N) có chơi thân với một người (tên B). Lúc anh N phải đi cai nghiện thì anh B cũng vài lần giúp đỡ. Khi anh N về được 1 năm thì anh B bị bắt về tội trộm cắp tài sản. Khi anh B bị bắt thì anh N có gửi cho gia đình anh B 1.000.000 đồng để thăm nuôi vì bản thân anh N cũng rất khó khăn. Nhưng một thời gian sau mẹ anh B không đồng ý với số tiền thăm nuôi trên vì trước đó anh N khăn anh B đã giúp đỡ rất nhiều. Mẹ anh B và anh N có lời qua tiếng lại liên quan đến sự việc trên. Nay mẹ anh B doạ tố cáo anh N về tội đồng phạm với anh B khi trộm cắp tài sản. Thưa luật sư, nếu mẹ anh B đến cơ quan chức năng tố cáo như trên thì anh N có bị bắt không ạ và để bảo vệ mình anh N cần làm gì ạ.
Xin cám ơn luật sư. Mong luật sư giúp đỡ.
Trả lời:
Theo như bạn trình bày thì anh N hoàn toàn không liên quan gì trong vụ trộm cắp tài sản của anh B, bởi vậy đối với lời đe doạ của mẹ anh B thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Bởi khi khởi tố và một người, cơ quan chứ năng sẽ tiến hành điều tra, xác minh và thực hiện đúng trình tự theo đúng quy trình tố tụng. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ được thực hiện khi có hành vi vi phạm và kết luận điều tra phải dựa trên các chứng cứ tài liệu cụ thể.
Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ anh B có hành vi vu không và gây ảnh hưởng đến anh N thì anh N hoàn toàn có thể kiện lại mẹ anh B về tội vu khống theo quy định tại Khoản 1 Điều 156. Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra, trường hợp anh N cảm thấy hành vi của mẹ anh B gây thiệt hại do danh dự, nhân phẩm và uy tín bị xâm phạm thì anh N cũng có thể khởi kiện ra Toà yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 592. Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định
4. Đứng canh cho bạn trộm cắp tài sản thì có bị phạt tù không ?
Thưa luật sư, Tôi có chơi chung với 1 người bạn. Trong một lần khi đi chơi chung với tôi thì người bạn đó có thực hiện hành vi trộm cắp tài sản còn tôi chỉ đứng canh. Tôi không hề có ý trộm cắp tài sản nhưng lúc đó tôi không biết làm gì khác. Ngay sau khi bị phát hiện, tôi đã hoàn trả lại xe và bồi thường thiệt hại cho người bị hại và đã thành khẩn khai báo đầy đủ cho công an. Vậy tôi có bị đi tù không thưa luật sư có thể giúp tôi không?
- Tống Ngọc L
Trả lời:
Thứ nhất, về hành vi trộm cắp tài sản của bạn bạn. Hành vi này có thể bị truy tố về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173. Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Thứ hai, về hành vi của bạn: Tuy bạn không phải là người trực tiếp thực hiện hành vi trộm cắp nhưng lại thực hiện canh gác, tạo điều kiện tinh thần để người bạn của bạn an tâm khi tiến hành trộm cắp tài sản. Hành vi này của bạn có thể coi là đồng phạm theo quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015.
Việc quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm được quy định tại Điều 58 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
Điều 58. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Trong trường hợp của bạn, do bạn không nói rõ giá trị tài sản trộm cắp là bao nhiêu nên chúng tôi chưa thể tư vấn cụ thể về mức hình phạt có thể áp dụng trong trường hợp của bạn. Tuy nhiên, việc bạn đã hoàn trả lại tài sản cho người bị hại, khai báo thành khẩn thì có thể coi là các tình tiết giảm nhẹ và điều này sẽ giúp bạn được cân nhắc áp dụng mức hình phạt nhẹ hơn.
5. Trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng có bị xử lý không?
Thưa luật sư, bạn em năm nay 17 tuổi đã ăn trộm vặt nhiều lần trong siêu thị và đã bị phát hiện. Sau khi bị phát hiện, bạn em đã khai ra nhưng không nhớ được hết. Tổng số tiền bạn em đã trả cho siêu thi là 1.700.000 đồng. Tuy nhiên siêu thị vẫn xem lại camera xem bạn ý có khai đúng không. Nếu thiếu thứ gì họ sẽ mời lên công an làm việc. Em muốn hỏi hành vi của bạn em sẽ bị xử lý như thế nào ạ. (Đây là lần đầu bạn em bị phát hiện và chưa bị xử lý gì trước đó).
Trả lời:
Khoản Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) có quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
Theo quy định trên, người nào trộm cắp tài sản từ 2 triệu trở lên hoặc dưới 2 triệu nhưng thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 173 nêu trên thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản.
Trường hợp bạn của bạn đã ăn trộm vặt nhiều lần với tổng giá trị trên 1 triệu nhưng chưa bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản, chưa bị xử lý hình sự về bất kỳ tội danh gì trước đó nên bạn của bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, bạn của bạn sẽ bị xử phạt hành chính, căn cứ vào điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về hành vi trộm cắp tài sản:
Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;....
Như vậy, bạn của bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi trộm cắp tài sản nhưng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.868644 để được giải đáp. Trân trọng./.
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/khung-hinh-phat-doi-voi-toi-trom-cap-tai-san-quy-dinh-the-nao-a22037.html