Thủ tục tố tụng hình sự Malaysia? Hình phạt tử hình ở Malaysia?

Malaysia là một quốc gia theo truyền thống thông luật, vì vậy tố tụng hình sự là mô hình tố tụng tranh tụng. Theo mô hình này thì Công tố viên và Luật sư bào chữa có vai trò chính trong việc làm sáng tỏ vụ án. Thẩm phán chỉ đảm bảo họ thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình

1. Thủ tục tố tụng là gì?

Thủ tục tố tụng là một hoạt động tìm cách kích hoạt quyền lực của tòa án để thi hành một điều luật. Mặc dù thuật ngữ này có thể được định nghĩa rộng hơn hoặc hẹp hơn khi hoàn cảnh yêu cầu, nhưng đã lưu ý rằng "thủ tục tố tụng pháp lý bao gồm các thủ tục tố tụng được đưa ra bởi hoặc theo sự xúi giục của cơ quan công quyền, và kháng cáo quyết định của tòa án hoặc tòa án ". Thủ tục tố tụng nói chung được đặc trưng bởi một quy trình có trật tự, trong đó những người tham gia hoặc đại diện của họ có thể đưa ra bằng chứng ủng hộ cho yêu cầu của họ, và tranh luận để ủng hộ những diễn giải cụ thể của pháp luật, sau đó một thẩm phán, bồi thẩm đoàn hoặc nhân chứng khác đưa ra xác định các vấn đề thực tế và pháp lý.

Các phiên điều trần của Quốc hội thường không được coi là thủ tục tố tụng, vì chúng thường không được hướng tới việc áp dụng hình phạt đối với một cá nhân cụ thể đối với một sai phạm cụ thể. Tuy nhiên, luận tội thủ tục tố tụng thường được thực hiện như thủ tục tố tụng pháp lý, mặc dù các chuyên gia tranh cãi về vấn đề cho dù họ là thủ tục tố tụng chủ yếu quy phạm pháp luật, hoặc chỉ đơn thuần là thủ tục tố tụng chính trị mặc thủ tục pháp lý và ngôn ngữ. Richard Posner, chẳng hạn, đã khẳng định rằng đó là "ý định của những người soạn thảo Hiến pháp rằng một vụ kiện luận tội chủ yếu là một thủ tục tố tụng, giống như một vụ truy tố hình sự, chứ không phải là một truy tố mang tính chính trị".

2. Khái quát về hệ thống pháp luật Malaysia

Malaysia là một quốc gia quân chủ tuyển cử lập hiến liên bang. Hệ thống chính phủ theo mô hình gần với hệ thống nghị viện Westminster, một di sản của chế độ thuộc địa Anh. Nguyên thủ quốc gia là Yang di-Pertuan Agong, thường được gọi là Quốc vương. Quốc vương được bầu theo mỗi nhiệm kỳ 5 năm từ chín quân chủ kế tập của các bang Mã Lai; bốn bang còn lại có nguyên thủ trên danh nghĩa song không tham gia vào việc tuyển lựa. Theo thỏa thuận không chính thức, vị trí Quốc vương sẽ do quân chủ chín bang luân phiên nắm giữ, Vai trò của Quốc vương phần lớn mang tính lễ nghi kể từ sau các thay đổi trong hiến pháp vào năm 1994.

Hệ thống pháp luật Malaysia dựa trên thông luật Anh. Mặc dù cơ quan tư pháp độc lập về lý thuyết, song sự độc lập của chúng bị đặt dấu hỏi và việc bổ nhiệm các thẩm phán thiếu trách nhiệm giải trình và tính minh bạch. Tòa án tối cao trong hệ thống tư pháp là Tòa án Liên bang, sau đó là Tòa thượng tố và hai Tòa cao đẳng, một cho Malaysia bán đảo và một cho Đông Malaysia. Malaysia cũng có một tòa án đặc biệt để xét xử các vụ án do Quốc vương đưa ra hoặc chống lại Quốc vương. Các tòa án Syariah tách biệt với các tòa án dân sự, các tòa này áp dụng luật Sharia trong các vụ án liên quan đến người Hồi giáo Malaysia và vận hành song song với hệ thống tòa án thế tục. Đạo luật An ninh Nội địa cho phép giam giữ không cần xét xử, và án tử hình được áp dụng cho các tội như buôn bán ma túy.

3. Hệ thống tư pháp Malaysia

Toà án cấp cao bao gồm:

– Toà án liên bang là tòa án cao nhất, là cấp xét xử cuối cùng (tương tự như giám đốc thẩm, tái thẩm ở TATC Việt Nam). Toà án liên bang bao gồm: Chánh án Tòa án liên bang, Chánh tòa tòa phúc thẩm, 02 Chánh án Tòa án cao cấp và 7 thẩm phán khác.

– Toà án phúc thẩm: Xét xử các kháng cáo về luật và về hình phạt đối với các bản án của các tòa án cấp thấp (subordinate court), phúc thẩm ở Malaysia tương tự như giám đốc thẩm ở Việt Nam.

– Toà án cao cấp (High court): Có hai toà án theo vùng (Malaysia bị chia làm hai phần qua biển Đông): Xét xử tất cả các tội phạm có mức hình phạt tối đa là tử hình, xét xử phúc thẩm các kháng cáo, khiếu nại từ tòa án cấp thấp.

Toà án cấp thấp bao gồm:

– Sessions court : Có thẩm quyền xét xử tất cả các tội phạm, trừ những tội có hình phạt tử hình.

– Toà án giản lược (magistrate court ): Có thẩm quyền xét xử những tội phạm có hình phạt đến 14 năm tù.

– Toà án trẻ em (court for children ): Xét xử những vụ việc về trẻ em phạm pháp từ 10 đến 18 tuổi. Toà án xét xử các vụ án trẻ em phạm tội, trừ những tội có hình phạt tử hình. Nguyên tắc xét xử lấy giáo dục làm chính, không xét xử công khai .

4. Thủ tục tố tụng hình sự Malaysia

Malaysia là một quốc gia theo truyền thống thông luật, vì vậy tố tụng hình sự là mô hình tố tụng tranh tụng. Theo mô hình này thì Công tố viên và Luật sư bào chữa có vai trò chính trong việc làm sáng tỏ vụ án. Thẩm phán chỉ đảm bảo họ thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, vì vậy, Thẩm phán chỉ xem xét những chứng cứ của họ đưa ra có hợp pháp hay không trên cơ sở những quy định về loại trừ chứng cứ, Thẩm phán không bao giờ yêu cầu cung cấp thêm chứng cứ.

Trong mô hình tố tụng này, thủ tục thoả thuận nhận tội được thừa nhận. Theo đó, Công tố viên và Luật sư sẽ thoả thuận với nhau là bị cáo sẽ bị kết tội về một trong nhiều tội mà họ bị truy tố hoặc sẽ bị kết tội ở mức độ ít nghiêm trọng hơn so với tội bị truy tố. Thẩm phán sẽ ra bản án kết án trên cơ sở thoả thuận này mà không phải mở phiên toà. Ở Malaysia cũng như ở các quốc gia theo mô hình tố tụng tranh tụng, phần lớn các vụ án hình sự được kết thúc ở giai đoạn này.

Trình tự giải quyết một vụ án hình sự ở Malaysia, về cơ bản gồm các bước như sau :

– Bắt giữ nghi phạm : Khi một người phạm tội quả tang, hay bị tố cáo là có hành vi phạm tội, cảnh sát sẽ bắt giữ nghi phạm.

– Ngay sau khi bị bắt giữ, nghi phạm sẽ được đưa ra toà một cách nhanh chóng, tại đây, họ sẽ được thông báo về lời buộc tội đối với họ, về quyền có Luật sư (được quyền thuê Luật sư hoặc có Luật sư chỉ định), có quyền im lặng. Nếu sau khi nghe lời buộc tội (nghe đọc bản cáo trạng), nếu nghi phạm nhận tội, thì Thẩm phán sẽ để Công tố viên và Luật sư bào chữa thoả thuận với nhau. Thẩm phán sẽ mở phiên toà tiếp theo để kết tội bị cáo trên cơ sở thoả thuận đó.

– Nếu nghi phạm không nhận tội, Toà án sẽ mở phiên tòa tiếp theo với sự tham gia của Đại bồi thẩm đoàn (Đại bồi thẩm đoàn chỉ làm nhiệm vụ điều tra ). Tại phiên toà này, Công tố viên và Luật sư sẽ đưa ra và tranh luận về các chứng cứ của vụ án. Thẩm phán và Đại bồi thẩm đoàn sẽ quyết định chấp nhận hay loại bỏ những chứng cứ nào. Đại bồi thẩm đoàn có thể triệu tập nhân chứng riêng của mình hoặc yêu cầu tiếp tục điều tra. Sau đó, Đại bồi thẩm đoàn quyết định xem đã đủ chứng cứ để buộc tội bị cáo hay chưa.

(Lưu ý rằng, trong quá trình này Công tố viên có nghĩa vụ phải chuyển giao tất cả những chứng cứ có lợi cho Luật sư bào chữa).

– Nêu kiến nghị trước phiên toà: Công tố viên và Luật sư có thể kiến nghị đình chỉ vụ án do không có đủ cơ sở nêu trong cáo trạng hoặc do có hành vi sai trái của cơ quan truy tố, yêu cầu được biết chứng cứ của phía bên kia.

– Phiên toà xét xử : Sau khi kết thúc quá trình nêu trên, Tòa án sẽ tiến hành xét xử. Tại phiên toà này, Thẩm phán và đoàn bồi thẩm sẽ nghe trình bày của Công tố viên và Luật sư (lưu ý, đây là những thành viên bồi thẩm khác chứ không phải Đại bồi thẩm đoàn). Công tố viên phải chứng minh ở mức độ “không còn sự nghi ngờ hợp lý” gì nữa về việc phạm tội của bị cáo. Bồi thẩm đoàn sẽ quyết định bị cáo có tội hay không có tội. Nếu bồi thẩm đoàn không thống nhất được để ra quyết định, Thẩm phán sẽ tuyên bố phiên tòa bất thành, đoàn bồi thẩm được giải tán. Công tố viên sẽ quyết định vụ án được xét xử lại hay bị đình chỉ. (Nếu vụ án được xét xử lại thì sẽ thành lập đoàn bồi thẩm khác).

Nếu đoàn bồi thẩm thống nhất là bị cáo có tội, phiên toà xét xử sẽ kết thúc, Thẩm phán ấn định ngày mở phiên toà tuyên án.

– Phiên toà tuyên án: Phiên toà này không còn bồi thẩm đoàn nữa, chỉ có Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư và bị cáo. Thẩm phán sẽ quyết định hình phạt thích hợp cho bị cáo trên cơ sở xem xét các yếu tố như mức độ nghiêm trọng của tội phạm,nhân thân kẻ phạm tội, mức độ hối lỗi của bị cáo.

– Kháng cáo: Bị cáo có thể kháng cáo đề nghị Toà án cấp trên xét xử lại. Nếu Toà án cấp trên thấy có sự vi phạm luật trong việc kết án thì có thể huỷ bản án tuyên bị cáo vô tội hoặc yêu cầu phải xét xử lại .

5. Hình phạt tử hình ở Malaysia

Các tội danh có thể bị xử án tử hình ở Malaysia bao gồm: giết người, buôn ma túy, phản quốc, bắt cóc, cưỡng hiếp, cướp có vũ trang… Các phạm nhân người nước ngoài không được hưởng miễn trừ án tử hình.

Án tử hình dành cho tội danh khủng bố chỉ mới được Malaysia bổ sung gần đây. Bất cứ kẻ khủng bố hoặc bảo trợ khủng bố nào cũng đều có thể đối mặt án tử hình.

Từ tháng 1-2003, án tử hình còn được tuyên trong các trường hợp cưỡng hiếp dẫn đến cái chết hoặc cưỡng hiếp trẻ em.

Một điều luật năm 1961 quy định hành vi bắt cóc có thể bị tuyên án chung thân hoặc tử hình, thay vì chỉ phạt đánh roi như trước đó.

Tại Malaysia, chỉ có các tòa án Thượng thẩm mới có quyền tuyên án tử hình. Các vụ án liên quan người vị thành niên nhưng có khung hình phạt tử hình cũng được xử tại tòa Thượng thẩm thay vì tại tòa án dành cho người vị thành niên.

Quy trình kháng cáo lên Tòa phúc thẩm và Tòa án liên bang là bắt buộc trong mỗi vụ án có tuyên tử hình. Khả năng cuối cùng để phạm nhân thoát án tử hình là xin khoan hồng.

Ban lệnh khoan hồng là đặc quyền người đứng đầu mỗi bang (ở Malaysia gọi là Yang di-Pertua Negeri) ở nơi tội ác xảy ra, hoặc Yang di-Pertuan Agong (hay Nhà vua) nếu tội ác xảy ra trên lãnh thổ liên bang (gồm Kuala Lumpur, Putrajaya và Labuan) hoặc có liên quan đến một thành viên lực lượng vũ trang.

Theo Mục 281 Bộ luật hình sự Malaysia, án tử hình được thực hiện bằng cách treo cổ. Phụ nữ có thai và trẻ em không thể bị kết án tử hình. Trong giai đoạn từ năm 1970 - 2001, cơ quan thực thi pháp luật ở Malaysia đã tiến hành tử hình 359 phạm nhân.

Theo Tổ chức Ân xá quốc tế, cách Malaysia đưa ra án tử hình chưa phù hợp với Quy ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) vì tòa án không cân nhắc hoàn cảnh riêng của bị cáo hay hoàn cảnh dẫn đến tội ác trong lúc xét xử.

Chẳng hạn với một số án giết người bị tuyên tử hình, tòa sẽ không xét việc bị cáo có ý định giết nạn nhân thật sự hay chỉ vô ý, trong khi theo quy ước ICCPR, vô ý giết người không được định nghĩa là “tội ác nghiêm trọng”.

Hệ thống luật của Malaysia được xây dựng dựa trên Hệ thống luật của Anh thời kỳ thuộc địa. Riêng Luật Hồi giáo được áp dụng đối với người Hồi giáo trong các vấn đề gia đình và tôn giáo. Theo Điều 5(1) của Hiến pháp Malaysia, án tử hình không bị cấm.

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/thu-tuc-to-tung-hinh-su-malaysia-hinh-phat-tu-hinh-o-malaysia-a22047.html