Người cố ý làm hư hỏng tài sản tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục có bị phạt tù không ?

Người có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của tổ chức, cá nhân khác tùy theo giá trị của tài sản bị hủy hoại mà sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự. Vậy người cố ý làm hư hỏng tài sản tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục có bị phạt tù không ?

1. Tội cố ý làm hư hỏng, hủy hoại tài sản đối diện mức án nào?

Tội hủy hoại tài sản, cố ý làm hư hỏng tài sản là nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu tài sản như các tội cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và một số tội khác về bảo vệ quyền sở hữu tài sản tại chương các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu tài sản.

Dưới góc độ pháp lý, hình phạt với tội danh này được quy định tại điều 178, chương XVI, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó, với tội danh này, đối tượng vi phạm có thể đối diện với mức xử lý hành chính về tiền cao nhất lên tới 100 triệu đồng; trường hợp đủ yếu tố xác định tội hình sự có thể phải đối diện với mức xử phạt cao nhất lên tới 20 năm tù giam.

2. Người cố ý làm hư hỏng tài sản tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục có bị phạt tù không?

Người cố ý làm hư hỏng tài sản tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục có thể bị phạt tù trong những trường hợp thuộc Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) như sau:

- Người nào làm hư hỏng tài sản của người khác từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã từng bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án chưa được xóa án tích… thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù 6 tháng đến 3 năm. Trong trường hợp phạm tội có tổ chức hoặc gây thiệt hại từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng… thì bị phạt tù 2 năm đến 7 năm; trường hợp gây thiệt hại tài sản có giá trị trên 500 triệu đồng thì mức phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Theo quy định pháp luật nêu trên, hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017). Tùy thuộc vào giá trị tài sản bị hư hỏng, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người phạm tội có thể bị phạt tù hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự bởi các khung hình phạt khác nhau.

3. Trách nhiệm bồi thường dân sự khi cố ý làm hư hỏng tài sản tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục

Căn cứ theo quy định tại Điều 589 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm như sau:

- Người có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục phải đền bù lại tài sản cùng loại với tài sản đã bị làm hủy hoại hoặc hư hỏng.

- Người có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục phải đền bù phần lợi ích chính đáng gắn với việc sử dụng, khai thác bị mất hoặc bị giảm sút khi tài sản bị hủy hoại, hỏng hóc.

- Người có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục phải đền bù chi phi mà ben bị hại phải bỏ ra để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, chẳng hạn như chi phí để dập lửa khi bị cháy rừng, rồi chi phí để trồng lại số cây trên rừng đã bị cháy đó.

-  Người có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục phải đềm bù các chi phí với những thiệt hại thực tế khác.

Đối với trách nhiệm dân sự về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, người từ đủ 18 tuổi trở lên thì sẽ phải tự chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hai do mình gây ra. Trường hợp thiệt hại là do người chưa đủ 15 tuổi gây ra thì cha, mẹ họ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản của cha mẹ không đủ mà người đó có tài sản riêng thì phải bỏ tài sản riêng ra để bồi thường phần còn thiếu. Nếu người gây ra thiệt hại là người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu còn thiếu thì cha, mẹ họ phải bổ sung.

Nếu người gây ra thiệt hại về tài sản tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục mà bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện của họ sẽ dùng phần tài sản của người được giám hộ để đền bù, nếu không đủ thì sẽ dùng đến tài sản của người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ chứng minh được đó không phải lỗi của mình.

4. Đối tượng tác động của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Mỗi nhóm tội phạm xâm hại đến khách thể loại khác nhau nên đối tượng tác động cũng khác nhau. Đối với các tội xâm phạm sở hữu trong đó có tội huỷ hoại tài sản, đối tượng tác động của tội phạm là tài sản. Tuy nhiên không phải mọi tài sản đều là đối tượng của tội huỷ hoại tài sản, bởi:

- Tài sản trong tội huỷ hoại tài sản phải có giá trị. Tài sản không có giá trị sẽ không phải là đối tượng tác động của tội phạm này.

- Tài sản là đối tượng tác động của tội huỷ hoại tài sản là vật có giá trị, nhưng toàn bộ hay một phần giá trị đó đã được đầu tư sức lao động của con người, là thước đo giá trị lao động con người được kết tinh, đồng thời phải thỏa mãn được các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người.

- Tài sản là đối tượng của các tội xâm phạm sở hữu trong đó có tội hủy hoại tài sản phải có chủ sở hữu cụ thể với các quy định có tính pháp lý thể hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản đó. Theo đó, tài sản là đối tượng tác động tội huỷ hoại tài sản phải chưa bị chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu.

Hiện nay, việc xác định tính chất của đối tượng tác động của tội huỷ hoại tài sản còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến việc định tội danh sai, ví dụ như sau:

- Cần xác định hành vi xâm phạm tài sản thuộc các công trình, phương tiện quan trọng như: Đường dây tải điện 110 KV, đường cao tốc.. có thuộc đối tượng của tội huỷ hoại tài sản hay tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia theo quy định tại Điều 303 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) hay không? Vấn đề này hiện nay vẫn chưa có sự thông nhất bởi các cơ quan tiến hành tố tụng không có tiêu chí cụ thể để xác định đâu là công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chỉ có một số lĩnh vực cụ thể có văn bản hướng dẫn để xác định nhưng cũng chưa bao quát hết tất cả công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia. Mặc dù hành vi này gây ảnh hưởng đến an ninh vì khi đường dây cáp điện hạ thế bị cắt sẽ làm mất điện cả khu vực chứ không chỉ ảnh hưởng đến 01 hộ gia đình hay cá nhân.

- Việc liên quan đến xác định trị giá của đối tượng tác động còn chưa có hướng dẫn cụ thể về cách tính trị giá của tài sản phụ thuộc vào đặc tính của vật theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như: Tài sản là vật chính hay vật phụ, vật chia được hay không chia được; vật đồng bộ. Bởi phụ thuộc vào đặc tính của vật mà giá trị của vật sẽ khác nhau.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Người cố ý làm hư hỏng tài sản tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục có bị phạt tù không ? mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email:[email protected]để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/nguoi-co-y-lam-hu-hong-tai-san-tai-co-so-giao-duc-nghe-nghiep-tu-thuc-co-bi-phat-tu-khong-a22048.html