1. Không được nhận tử thi người bị thi hành án tử hình khi nào?
Thưa luật sư, Tôi được biết là Nhà nước tạo điều kiện cho thân nhân người bị thi hành án tử hình nhận tử thi, hài cốt của họ để về địa phương an táng. Vậy cho tôi hỏi có phải mọi trường hợp đều đương nhiên được nhận lại tử thi của người thân hay không? Nhờ luật sư làm rõ. Xin cảm ơn!
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.868644
Trả lời:
Các trường hợp không được cho nhận tử thi người đã bị thi hành án tử hình được quy định tại Điều 19 Thông tư liên tịch 05/2013/TTLT-BCA-BQP-BYT-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn tổ chức thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc do Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Y tế - Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành như sau:
Điều 19. Các trường hợp không được cho nhận tử thi người đã bị thi hành án tử hình
1. Người đã bị thi hành án tử hình phạm một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh theo quy định của Bộ luật Hình sự.
2. Người đã bị thi hành án tử hình bị bệnh truyền nhiễm theo quy đinh tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
3. Người xin nhận tử thi người đã bị thi hành án tử hình không phải là thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đã bị thi hành án tử hình.
Như vậy, pháp luật cũng quy định rõ không cho nhận tử thi người đã thi hành án tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Người đã bị thi hành án tử hình phạm một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh theo quy định của Bộ luật Hình sự. Nghĩa là người đã bị thi hành án tử hình phạm các tội quy định tại Chương XI, Chương XXIV Bộ luật hình sự.
– Người đã bị thi hành án tử hình bị bệnh truyền nhiễm sau:
+) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê – bô – la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;
+) Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn(Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota);
– Người xin nhận tử thi người đã bị thi hành án tử hình không phải là thân nhân (cha, mẹ, vợ, chồng, con cái) hoặc đại diện hợp pháp của người đã bị thi hành án tử hình.
Tuy nhiên, hiện nay, thông tư liên tịch 05/2013/TTLT-BCA-BQP-BYT-TANDTC-VKSNDTC đã hết hiệu lực, Thông tư 02/2020/TTLT-BCA-BQP-BYT-BNG-TANDTC-VKSNDTC không còn đề cập đến quy định về các trường hợp không cho nhận tử thi nên có thể nói, hiện nay không còn quy định về các trường hợp không cho nhận tử thi người bị thi hành án tử hình.
2. Thời gian nhận tử thi của người bị thi hành án tử hình?
Thưa luật sư. Hiện tại con trai tôi bị thi hành án tử hình về tội giết người. Gia đình chúng tôi muốn nhận lại thi thể của cháu để về quê an táng. Xin hỏi chúng tôi phải làm thủ tục gì và có giới hạn gì về thời gian nhận tử thi không?
Xin cảm ơn Luật sư!
Trả lời:
Thứ nhất, về thủ tục giao nhận tử thi của người bị thi hành án tử hình:
Bước 1: thân nhân hoặc người đại diện của người bị thi hành án tử hình làm đơn xin nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình.
Đơn xin nhận tử thi về mai táng phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận tử thi; quan hệ với người bị thi hành án; cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí. Đơn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú,
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin nhận tử thi về mai táng của thân nhân hoặc người đại diện của người bị thi hành án tử hình, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình phải thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hay không chấp nhận cho nhận tử thi về mai táng. Nếu không chấp nhận cho nhận tử thi về mai táng thì nêu rõ lý do.
Bước 3: Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu biết để giải quyết việc cho nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình về mai táng hoặc tổ chức việc mai táng người đã bị thi hành án tử hình trong thời hạn 3 ngày trước khi thi hành án tử hình.
Như vậy, trước hết gia đình bạn cần làm đơn xin nhận tử thi có xác nhận của xã nơi cư trú của bạn, mẫu đơn bạn có thể tham khảo tại đây.
Thứ hai, về thời gian nhận tử thi:
Theo Khoản 1 Điều 14 Thông tư liên tịch 02/2020/TTLT-BCA-BQP-BYT-BNG-TANDTC-VKSNDTC quy định về giải quyết việc cho nhận tử thi, tro cốt, hài cốt và mai táng người đã bị thi hành án tử hình như sau:
Việc giải quyết cho nhận tử thi, tro cốt, hài cốt và mai táng người đã bị thi hành án tử hình thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 83 của Luật Thi hành án hình sự. Không tổ chức việc giao nhận tử thi, tro cốt, hài cốt của người đã bị thi hành án tử hình vào ban đêm (từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau).
Như vậy, căn cứ quy định trên không được tổ chức việc giao nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình vào ban đêm từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
3. Chế độ bồi dưỡng với người thi hành án tử hình?
Thưa luật sư, Tôi là Tuấn, sĩ quan quân đôi. Tôi đang tìm hiểu về các chế độ đối với những người trực tiếp thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc. Cụ thể chế độ này như thế nào? Mong luật sư giải đáp, xin cảm ơn Luật sư!
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 43/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/4/2020) thì:
1. Người tham gia Đội thi hành án tử hình được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng ba lần mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người và nghỉ dưỡng 10 ngày theo quy định chung về chế độ nghỉ dưỡng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
2. Người tham gia Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ quản giáo, người ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, phiên dịch, thực hiện lăn tay người bị thi hành án tử hình, khâm liệm, mai táng tử thi được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một lần mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người.
3. Người tham gia bảo đảm an ninh, trật tự; đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã; Điều tra viên được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một phần hai mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người.
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Tùy từng đối tượng sẽ có mức bồi dưỡng khác nhau, mời bạn tham khảo quy định trên.
4. Làm sao biết được người nhà của mình sắp bị thi hành án tử hình?
Thưa luật sư, tôi có đứa cháu phạm tội rất nặng, tôi nghe bố mẹ nó nói tội này bị tử hình. Vậy cho tôi hỏi nó ở tù còn chúng tôi ở nhà như thế này thì chúng tôi làm sao biết được khi nào nó bị tử hình để chúng tôi còn xin đưa về địa phương mai táng ạ? Với cho tôi hỏi đơn xin nhận tử thi cần phải có nội dung gì? Xin cảm ơn Luật sư!
Trả lời:
Khoản 1 Điều 83 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về việc giải quyết việc xin nhận tử thi, tro cốt và hài cốt của người bị thi hành án tử hình như sau:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án tử hình, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải thông báo cho thân nhân hoặc người đại diện của người bị thi hành án tử hình biết để làm đơn xin nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, đơn xin nhận tử thi của người bị thi hành án tử hình phải được gửi cho Chánh án Tòa án đã ra thông báo. Đơn xin nhận tử thi về mai táng phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận tử thi; quan hệ với người bị thi hành án; cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí. Đơn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
Như vậy, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án tử hình, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải thông báo cho thân nhân hoặc người đại diện của người bị thi hành án tử hình biết để làm đơn xin nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình. Do đó, gia đình bạn sẽ nhận được thông báo trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tử hình từ Chánh án Tòa án.
Cũng căn cứ quy định nêu trên thì đơn xin nhận tử thi người bị thi hành án tử hình về mai táng phải có những nội dung sau đây:
- Họ, tên, địa chỉ người nhận tử thi;
- Quan hệ với người bị thi hành án;
- Cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí.
Đơn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
5. Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình?
Thưa luật sư, hiện nay việc áp dụng hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc đang được áp dụng, cho tôi hỏi thuốc dùng ở tiêm cho người bị kết án tử hình là những thuốc gì? Xin cảm ơn!
Trả lời:
Theo Điều 4 Nghị định 43/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/4/2020) thì nội dung này được quy định như sau:
1. Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm:
a) Thuốc làm mất tri giác;
b) Thuốc làm liệt hệ vận động;
c) Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
2. Một liều thuốc gồm 03 loại thuốc quy định tại khoản 1 Điều này và dùng cho 01 người.
3. Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ quốc phòng.
4. Bảo quản thuốc theo điều kiện ghi trên nhãn liều thuốc, hướng dẫn của đơn vị cung cấp. Việc bàn giao thuốc phải được lập biên bản giao, nhận; niêm phong, quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm ba loại: Thuốc làm mất tri giác, thuốc làm liệt hệ vận động và thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.
Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động
Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
1. Tổ chức triển khai thi hành pháp luật về thi hành án tử hình.
2. Chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về thi hành án tử hình cho Cơ quan thi hành án hình sự Công an các cấp.
3. Phối hợp với cơ quan y tế tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thi hành án tử hình trong Công an nhân dân.
4. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về công tác thi hành án tử hình theo quy định.
5. Tổng kết công tác thi hành án tử hình của Công an nhân dân.
Việc tổ chức mai táng người đã bị thi hành án tử hình phải đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường, an ninh, trật tự của địa phương và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số: 1900.868644 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/nhung-truong-hop-khong-duoc-nhan-tu-thi-nguoi-bi-thi-hanh-an-tu-hinh-a22062.html