Học sinh bị đưa vào trường giáo dưỡng có được nhận tiền từ người nhà hay không?

Thưa luật sư, tôi có đứa cháu do vi phạm pháp luật nên đã bị đưa vào trường giáo dưỡng. tôi không biết sinh hoạt các cháu ở trường giáo dưỡng diễn ra như thế nào? Gia đình tôi có được gửi tiền vào đó cho cháu hay không? Xin cảm ơn Luật sư!

1. Bị đưa vào trường giáo dưỡng có được nhận tiền từ người nhà?

Thưa luật sư, tôi có đứa cháu do vi phạm pháp luật nên đã bị đưa vào trường giáo dưỡng. tôi không biết sinh hoạt các cháu ở trường giáo dưỡng diễn ra như thế nào? Gia đình tôi có được gửi tiền vào đó cho cháu hay không? Xin cảm ơn Luật sư!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.868644

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 153, Luật thi hành án hình sự năm 2019 về chế độ gặp thân nhân, liên lạc, nhận quà của học sinh trường giáo dưỡng thì:

1. Học sinh được gặp thân nhân tại nơi tiếp đón của trường giáo dưỡng và phải chấp hành đúng quy định về thăm gặp.

2. Học sinh được gửi và nhận thư, nhận quà là tiền, đồ vật, trừ rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích khác, đồ vật và các loại văn hóa phẩm thuộc danh mục cấm. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm kiểm tra thư, quà trước khi học sinh gửi hoặc nhận. Học sinh có tiền hoặc giấy tờ có giá thì phải gửi trường giáo dưỡng để quản lý và sử dụng theo quy định của trường giáo dưỡng.

Như vậy, cháu của bạn tại trường giáo dưỡng vẫn có thể nhận tiền từ gia đình, Tuy nhiên số tiền này cháu bạn sẽ không được tự ý sử dụng mà phải gửi trường giáo dưỡng để quản lý và sử dụng theo quy định của trường giáo dưỡng.

2. Chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng?

Thưa luật sư, con tôi đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, tôi muốn hỏi tôi muốn làm đơn xin miễn thời hạn chấp hành ở trường giáo dưỡng còn lại cho cháu thì cần đáp ứng những điều kiện nào? Xin cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 154 Luật THAHS 2019:

Học sinh đã chấp hành được một phần hai thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, tích cực học tập, tu dưỡng và chấp hành tốt nội quy của trường thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường xem xét, quyết định chấm dứt trước thời hạn việc chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. Tòa án đã ra quyết định chấm dứt trước thời hạn phải gửi quyết định đó cho học sinh, trường giáo dưỡng, Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, người đại diện của học sinh. Ngay sau khi nhận được quyết định, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải làm thủ tục cho học sinh ra trường.

Như vậy, con bạn cần đáp ứng về thời gian chấp hành là đã chấp hành được 1/2 thời hạn chấp biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. Cùng với đó trong quá trình học tập tại đó, con bạn tích cực, chăm chỉ học tập và chấp hành tốt nội quy của trường. Khi đáp ứng những điều kiện này thì Hiệu trưởng trường mới có căn cứ để đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường xem xét, quyết định chấm dứt trước thời hạn việc chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng cho con bạn.

3. Học sinh trường giáo dưỡng bỏ trốn thì giải quyết như thế nào?

Thưa luật sư, em tôi đang ở trại giáo dưỡng Hải Phòng, do nó nghịch ngợm nên đêm hôm đã bỏ trốn, cho tôi hỏi trường hợp của em tôi bị xử lý như thế nào? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 144 Luật THAHS 2019, học sinh phải chịu sự giám sát, quản lý của cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của nhà trường.

Trường hợp học sinh bỏ trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ra quyết định và tổ chức truy tìm. Thời gian học sinh bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. Khi bắt giữ mà học sinh có hành vi chống đối thì được áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân và cơ quan công an các cấp có trách nhiệm phối hợp trong việc truy tìm, bắt giữ học sinh bỏ trốn. Khi phát hiện người bị truy tìm, người phát hiện có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất hoặc bắt giữ và đưa đến các cơ quan này.

Khi bắt được người bỏ trốn hoặc nhận bàn giao người đó, cơ quan công an phải lập biên bản, lấy lời khai, lưu giữ và quản lý người bỏ trốn, thông báo ngay cho trường giáo dưỡng đã ra quyết định truy tìm. Khi nhận được thông báo, trường giáo dưỡng đã ra quyết định truy tìm phải cử người đến ngay để nhận và đưa học sinh bỏ trốn về trường giáo dưỡng. Việc giao, nhận học sinh bỏ trốn phải lập biên bản. Thời gian lưu giữ được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.

Như vậy, với trường hợp của em bạn thì sẽ bị áp dụng biện pháp đưa về trường giáo dưỡng, đồng thời sẽ bị lập biên bản, lấy lời khai, lưu giữ tại sổ lưu giữ. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Hiệu trưởng quyết định xử lý bằng một trong các hình thức sau đây:

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Giáo dục cá biệt tại phòng riêng không quá 05 ngày;

4. Quy định của pháp luật về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh tại trường giáo dưỡng.

4.1. Khen thưởng

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 155 Luật THAHS 2019:

1. Học sinh chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy của trường giáo dưỡng, có kết quả học tập đạt từ loại khá trở lên hoặc lập công thì được Hiệu trưởng quyết định khen thưởng bằng một hoặc một số hình thức sau đây:

a) Biểu dương, tặng giấy khen, tặng quà;

b) Cho đi tham quan do trường giáo dưỡng tổ chức.

Theo đó, lập công là có hành động giúp trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra và xử lý tội phạm; cứu được tính mạng của người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản có giá trị từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng trở lên) của Nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn; có những phát minh, sáng kiến có giá trị lớn hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc khác được trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận

4.2. Xử lý kỷ luật.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 155 Luật THAHS 2019, học sinh vi phạm kỷ luật học tập, lao động hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy của trường giáo dưỡng, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Hiệu trưởng quyết định xử lý bằng một trong các hình thức sau đây:

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Giáo dục cá biệt tại phòng riêng không quá 05 ngày;

Học sinh bị giáo dục cá biệt phải làm bản kiểm điểm và tự kiểm điểm trước tổ hoặc lớp.

5. Thủ tục cho học sinh ra trường giáo dưỡng

Thưa luật sư, xin hỏi thủ tục cho học sinh ra trường được quy định như thế nào? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Thủ tục cho học sinh ra trường được quy định tại Điều 156 Luật THAHS như sau:

Hai tháng trước khi học sinh hết thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải thông báo bằng văn bản cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú và gia đình họ biết ngày ra trường. Vào ngày cuối cùng của thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng cho học sinh ra trường và gửi giấy chứng nhận này cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng và ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú.

Học sinh khi ra trường phải trả lại đồ dùng được trường cho mượn; được nhận lại tiền, giấy tờ có giá, tài sản và đồ vật gửi trường quản lý, các chứng chỉ học văn hóa, học nghề; được cấp tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường trở về nơi cư trú.

Trường hợp hết thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng mà học sinh vẫn chưa tiến bộ thì Hiệu trưởng phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp giáo dục tiếp theo gửi ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó về cư trú (chưa tiến bộ thể hiện ở việc chấp hành chưa tốt Nội quy trường giáo dưỡng; chưa tích cực học tập, lao động cải tạo và chưa có đủ kỳ xếp loại từ khá hở lên theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự)

Đối với học sinh đã chấp hành xong biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng mà không rõ cha, mẹ, nơi cư trú thì trường có trách nhiệm liên hệ với ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trường để đề nghị giúp đỡ, sắp xếp chỗ ăn, ở và tạo việc làm, học tập. Đối với học sinh dưới 16 tuổi hoặc bị ốm đau, bệnh tật đến ngày được ra trường mà không có thân nhân đến đón thì trường giáo dưỡng phải cử người đưa về giao cho gia đình hoặc ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú. Không có thân nhân có thể là không có vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột của học sinh.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra trường, học sinh đã chấp hành xong biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng phải trình báo ủy ban nhân dân cấp xã nơi về cư trú.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.868644 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/hoc-sinh-bi-dua-vao-truong-giao-duong-co-duoc-nhan-tien-tu-nguoi-nha-hay-khong-a22071.html